09/05/2024 09:31 GMT+7

Thót tim cảnh người dân miền núi liều mình vượt sông Tranh bằng bè tự chế

Tắk Rối, ngôi làng ở huyện miền núi Quảng Nam nằm nép mình bên sông Tranh, người dân hằng ngày qua lại sông bằng chiếc bè tự chế đầy hiểm nguy khiến ai nấy cũng thót tim.

Gần mười người, trong đó có trẻ nhỏ, không ai mặc áo phao ở trên bè tự chế vượt sông Tranh - Ảnh: LÊ TRUNG

Gần mười người, trong đó có trẻ nhỏ, không ai mặc áo phao ở trên bè tự chế vượt sông Tranh - Ảnh: LÊ TRUNG

Gian nan vượt sông bằng bè tự chế

Nếu có dịp ngang qua tuyến quốc lộ 40B địa phận xã Trà Tập, huyện Nam Trà My, Quảng Nam những ngày này sẽ bắt gặp hình ảnh từng tốp người dân ngồi trên bè tự chế bằng những chiếc thùng nhựa, ván gỗ, người dân kéo dây cáp để vượt sông Tranh. Tròng trành, không một chiếc phao cứu sinh, áo phao, trên bè có khi là trẻ nhỏ, học sinh. 

Chứng kiến cảnh dân làng hằng ngày liều mình vượt sông bằng chiếc bè khá đơn giản ấy khiến người đi đường thót tim.

Tắk Rối là ngôi làng có hơn 40 hộ dân với khoảng 200 nhân khẩu nằm bên kia sông Tranh, thuộc thôn 3, xã Trà Tập. Bên này sông là tuyến đường quốc lộ 40B thuộc địa phận xã Trà Mai.

Thót tim cảnh người dân vượt sông Tranh bằng bè tự chế

Do không có cầu bắc qua sông tại khu vực này nên nhiều năm nay người dân là đồng bào Ca Dong đi lại rất khó khăn.

Dân làng phải đóng góp tiền tự làm bè vượt qua sông, việc đi lại như đánh cược chính mạng sống của họ với dòng nước.

Hằng ngày dân làng Tắk Rối dùng bè tự chế qua lại sông Tranh - Ảnh: LÊ TRUNG

Hằng ngày dân làng Tắk Rối dùng bè tự chế qua lại sông Tranh - Ảnh: LÊ TRUNG

Trưa, một tốp gồm mười người với 3 chiếc xe máy, trong đó có hai trẻ nhỏ đứng ngồi trên chiếc bè tự chế vượt sông Tranh từ làng qua quốc lộ 40B. Chiếc bè được dân làm khá thô sơ chỉ với 6 chiếc thùng phuy nhựa, bên trên được buộc với những tấm ván gỗ.

Hai bên bờ sông được cột một sợi dây cáp cố định, rồi cứ thế người dân dùng tay kéo sợi dây cáp để chiếc bè trôi men theo dây qua sông tròng trành, bập bềnh theo dòng nước băng hơn 150m.

Chị Hồ Thị Linh (19 tuổi, dân làng Tắk Rối) bồng đứa con vượt sông trên chiếc bè để ra quốc lộ 40B đến trung tâm huyện. Chị kể những năm qua, do nơi đây chưa có cầu nên vào mùa nắng, nước sông Tranh cạn thì người dân đóng góp tiền làm chiếc bè chở người, xe máy, một ít hàng hóa qua lại sông.

Nhưng về mùa mưa lũ khi nước sông dâng lên cuồn cuộn cuốn trôi bè, người dân buộc phải đi bộ băng đường rừng đi vòng đường khác khá xa, mất rất nhiều thời gian. "Dân làng rất mong muốn có cây cầu bắc qua hai bờ sông để đi lại thuận tiện, không phải đi bè nguy hiểm như thế này" - chị Linh nói.

Người dân dùng tay kéo dây cáp để chiếc bè di chuyển trên mặt nước - Ảnh: LÊ TRUNG

Người dân dùng tay kéo dây cáp để chiếc bè di chuyển trên mặt nước - Ảnh: LÊ TRUNG

Còn bà Hồ Thị Liên (45 tuổi, thôn 4, xã Trà Mai) cho biết gia đình mình có nương rẫy bên phía làng Tắk Rối nên phải hằng ngày qua lại sông bằng bè đi làm.

"Đi cũng sợ lắm, nhất là những lúc nước sông dâng cao chảy xiết. Nhưng cũng phải đi chứ biết sao giờ vì đây là con đường ngắn nhất để qua sông, đi đường vòng rất xa" - bà than thở.

Nhiều năm nay, dân làng Tắk Rối luôn đau đáu việc qua lại sông bằng bè tự chế rất nguy hiểm, nhất là mùa mưa lũ, điều họ mong mỏi là một cây cầu nối đôi bờ sông Tranh để dân đi lại thuận tiện, an toàn.

Sẽ làm cầu treo bắc qua sông Tranh

Ông Trần Văn Mẫn - phó chủ tịch UBND huyện Nam Trà My - cho biết tại khu vực làng Tắk Rối huyện đã phê duyệt dự án xây dựng cầu treo nối làng này với đường quốc lộ 40B với kinh phí khoảng 8 tỉ đồng.

Dự án này đã được đấu thầu lựa chọn nhà thầu để thi công cầu treo này. "Huyện muốn làm cầu sớm chứ bà con qua lại sông bằng bè như vậy thì nguy hiểm quá" - ông Mẫn nói.

Trao đổi với Tuổi Trẻ Online, lãnh đạo Ban Quản lý dự án - Quỹ đất - Đô thị huyện Nam Trà My cho hay dự án cầu treo vừa qua đã được điều chỉnh lại hồ sơ thiết kế. 

Cây cầu treo này có chiều dài hơn 150m, đã lựa chọn nhà thầu, trong tháng 5 này sẽ thi công cầu, dự kiến đến cuối năm sẽ hoàn thành, đưa vào sử dụng phục vụ việc đi lại của bà con.

Người dân vượt sông bằng bè - Ảnh: LÊ TRUNG

Người dân vượt sông bằng bè - Ảnh: LÊ TRUNG

Tuyến dây cáp nối hai bên bờ sông - Ảnh: LÊ TRUNG

Tuyến dây cáp nối hai bên bờ sông - Ảnh: LÊ TRUNG

Một tốp 10 người vượt sông Tranh bằng bè - Ảnh: LÊ TRUNG

Một tốp 10 người vượt sông Tranh bằng bè - Ảnh: LÊ TRUNG

Cả đám ngã xuống sông khi đi bè tự chế

"Vậy là tụi mày bị hỏng hết điện thoại rồi!", chàng trai áo trắng said.

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Dự án đầu tư vào Bình Định được rút ngắn thủ tục cả trăm ngày

Với việc mạnh dạn cải cách thủ tục hành chính, các dự án đầu tư vào Bình Định được rút ngắn thời gian hàng trăm ngày, tiết kiệm rất lớn cho nhà đầu tư, doanh nghiệp.

Dự án đầu tư vào Bình Định được rút ngắn thủ tục cả trăm ngày

Đà Nẵng ưu tiên tuyển sinh con cán bộ Quảng Nam sau sáp nhập

Thành phố Đà Nẵng sẽ ưu tiên tuyển sinh học sinh là con cán bộ, công chức, viên chức của tỉnh Quảng Nam đang công tác tại các cơ quan, đơn vị thuộc diện sáp nhập.

Đà Nẵng ưu tiên tuyển sinh con cán bộ Quảng Nam sau sáp nhập

Đồng Nai: Dông lốc làm nhiều cây gỗ lớn ngã đổ, một phụ nữ bị thương

Mưa lớn kèm dông lốc khiến nhiều nhà dân ở Đồng Nai tốc mái, cây gỗ lớn ngã đổ ra đường đè trúng một phụ nữ bị thương.

Đồng Nai: Dông lốc làm nhiều cây gỗ lớn ngã đổ, một phụ nữ bị thương

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn ký các nghị quyết về công tác cán bộ

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn đã ký ban hành 3 nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về công tác cán bộ.

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn ký các nghị quyết về công tác cán bộ

Vớt gần 20 tấn cá chết, lục bình, rác trên kênh Nhiêu Lộc - Thị Nghè sau mưa đầu mùa

Sau mưa đầu mùa tại TP.HCM, các công nhân môi trường đã thu gom gần 20 tấn gồm cá chết, lục bình và rác trên kênh Nhiêu Lộc - Thị Nghè.

Vớt gần 20 tấn cá chết, lục bình, rác trên kênh Nhiêu Lộc - Thị Nghè sau mưa đầu mùa

Vụ mua bảo hiểm tai nạn điện được 2 tháng thì bị điện giật chết: Chuyển hồ sơ về tòa án TP Mỹ Tho

Mua bảo hiểm tai nạn điện của Công ty bảo hiểm MIC Tiền Giang và sau đó bị điện giật tử vong nhưng sau 2 năm, người nhà vẫn chưa đòi được tiền, hiện hồ sơ vụ án "tranh chấp hợp đồng bảo hiểm" đã được chuyển về Tòa án nhân dân TP Mỹ Tho.

Vụ mua bảo hiểm tai nạn điện được 2 tháng thì bị điện giật chết: Chuyển hồ sơ về tòa án TP Mỹ Tho
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar