07/01/2025 12:44 GMT+7

Thông tin mới về dự kiến kỳ họp bất thường lần thứ 9 của Quốc hội

Dự kiến kỳ họp bất thường lần thứ 9 của Quốc hội (tháng 2-2025) sẽ xem xét, thông qua các nội dung cấp thiết nhằm thực hiện sắp xếp, tinh gọn bộ máy.

Dự kiến các nội dung chính quyết định ở kỳ họp bất thường lần thứ 9 của Quốc hội - Ảnh 1.

Tổng thư ký Quốc hội Lê Quang Tùng - Ảnh: GIA HÂN

Sáng 7-1, tại phiên họp 41, Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến về việc chuẩn bị kỳ họp bất thường lần thứ 9, Quốc hội khóa XV.

Sửa một số luật phục vụ công tác sắp xếp tổ chức bộ máy

Tổng thư ký Quốc hội Lê Quang Tùng cho biết trên cơ sở chủ trương của cấp có thẩm quyền về việc tiến hành kỳ họp bất thường lần thứ 9 vào cuối tháng 2-2025 để xem xét sửa đổi, ban hành các luật, nghị quyết có liên quan về sắp xếp, tinh gọn tổ chức bộ máy.

Căn cứ đề xuất của các cơ quan và nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, tổng thư ký Quốc hội đề nghị tại kỳ họp bất thường, sẽ tập trung trình Quốc hội xem xét, thông qua đối với 7 nội dung cấp thiết để triển khai, thực hiện sắp xếp tổ chức bộ máy.

Theo đó, Quốc hội dự kiến xem xét 3 luật gồm luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Quốc hội và các luật khác có liên quan đến tổ chức và hoạt động của Quốc hội; Luật Tổ chức Chính phủ (sửa đổi); Luật Tổ chức chính quyền địa phương (sửa đổi).

Bên cạnh đó, 4 dự thảo nghị quyết cũng được trình, gồm nghị quyết của Quốc hội về thành lập một số bộ của Chính phủ khóa XV nhiệm kỳ 2021 - 2026.

Nghị quyết của Quốc hội về cơ cấu số lượng thành viên Chính phủ nhiệm kỳ Quốc hội khóa XVI; nghị quyết của Quốc hội giải quyết các vấn đề phát sinh trong các quy định của pháp luật liên quan đến sắp xếp tổ chức bộ máy.

Ngoài ra, Quốc hội còn xem xét công tác nhân sự thuộc thẩm quyền (nếu có).

Đối với 3 nội dung khác Chính phủ có đề xuất, tổng thư ký Quốc hội báo cáo, xin ý kiến chỉ đạo của Ủy ban Thường vụ Quốc hội.

Gồm dự Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật (sửa đổi); Luật Quản lý và đầu tư vốn nhà nước tại doanh nghiệp và tờ trình báo cáo nghiên cứu tiền khả thi dự án đầu tư tuyến đường sắt Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng.

Tổng thư ký Quốc hội đề nghị Chính phủ làm rõ hơn về tiến độ hoàn thiện hồ sơ, tài liệu, đồng thời, đề nghị các ủy ban liên quan theo lĩnh vực phụ trách cho ý kiến về vấn đề trên.

Đồng thời, sẽ tiếp tục chỉnh lý, hoàn thiện dự kiến chương trình kỳ họp bất thường trên cơ sở ý kiến chỉ đạo và kết luận của Ủy ban Thường vụ Quốc hội.

Quốc hội sẽ họp tập trung khoảng 4,5 ngày, diễn ra theo 2 đợt để các cơ quan có thời gian tiếp thu, chỉnh lý, hoàn thiện dự thảo luật, nghị quyết trước khi trình Quốc hội thông qua.

Kỳ họp dự kiến khai mạc sau Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng và bế mạc vào cuối tháng 2-2025.

Trường hợp trình Quốc hội dự án Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật (sửa đổi); Luật Quản lý và đầu tư vốn nhà nước tại doanh nghiệp; dự án đầu tư tuyến đường sắt Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng… thì thời gian Quốc hội dự kiến họp thêm sẽ khoảng 2 ngày.

Tổng thư ký cho biết, đến nay, toàn bộ các nội dung dự kiến trình Quốc hội tại kỳ họp bất thường đều đang trong quá trình chuẩn bị hồ sơ, tài liệu.

Một số nội dung chưa bổ sung vào chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2025, cơ quan của Quốc hội chưa thẩm tra, Ủy ban Thường vụ Quốc hội chưa cho ý kiến.

Dự kiến các nội dung chính quyết định ở kỳ họp bất thường lần thứ 9 của Quốc hội - Ảnh 3.

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn - Ảnh: GIA HÂN

Tập trung cao chuẩn bị kỳ họp bất thường

Phát biểu bế mạc phiên họp 41, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn lưu ý, thời gian chuẩn bị không còn nhiều, nhất là vào dịp Tết Nguyên đán.

Trong khi các nội dung được xem xét rất quan trọng để phục vụ sắp xếp tổ chức tinh gọn bộ máy, nên các cơ quan khẩn trương chuẩn bị các điều kiện cho kỳ họp bất thường lần thứ 9.

"Hôm nay mới xem xét sơ bộ, tới đây cụ thể là gì phải rõ, làm việc ngày đêm, kể cả thứ bảy, chủ nhật", ông Mẫn nói.

Về nội dung kỳ họp sắp tới, ông cho biết, Quốc hội bên cạnh xem xét sửa một số luật để phục vụ sắp xếp tổ chức bộ máy, còn xem xét sửa Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật.

Do đó, khi Chính phủ đảm bảo điều kiện hồ sơ trình thì Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến để gửi ngay đại biểu Quốc hội.

Cùng với chuẩn bị cho kỳ bất thường, các cơ quan cần tập trung cao để triển khai tổng kết nghị quyết 18, hoàn thiện các văn bản trình hội nghị trung ương giữa tháng 2-2025, nhất là các nhiệm vụ cần hoàn thành trước 15-1.

Phó chủ tịch Quốc hội: Bộ Công an cần phối hợp kiểm tra tín hiệu đèn, không để người dân bị oan

Phó chủ tịch Quốc hội Trần Quang Phương đề nghị Bộ Công an cần phối hợp các cấp, ngành kiểm tra điều kiện kỹ thuật tín hiệu đèn, 'không để người dân bị oan'.

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Đại biểu Quốc hội đề nghị đánh thuế với đất bỏ hoang

Ông Nguyễn Quốc Hận, phó trưởng Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Cà Mau, chỉ ra bất cập khi tồn tại lượng lớn diện tích đất hoang hóa tại các địa phương.

Đại biểu Quốc hội đề nghị đánh thuế với đất bỏ hoang

Ca mắc tay chân miệng, sốt xuất huyết tại TP.HCM tăng mạnh, nguy cơ dịch chồng dịch

Theo thống kê của Trung tâm Kiểm soát bệnh tật TP.HCM, số ca mắc và nhập viện do tay chân miệng đang gia tăng nhanh chóng, cảnh báo nguy cơ dịch.

Ca mắc tay chân miệng, sốt xuất huyết tại TP.HCM tăng mạnh, nguy cơ dịch chồng dịch

Thủ tướng: Nhiều vụ cán bộ bị xử lý kỷ luật có nguyên nhân là cấp trên 'ôm' việc cấp dưới

Bài học từ nhiều vụ việc khiến nhiều cán bộ bị xử lý, kỷ luật, kể cả xử lý hình sự, Thủ tướng cho rằng có nguyên nhân từ việc cấp trên 'ôm' cả những việc cụ thể mà không phân cấp, phân quyền cho cấp dưới.

Thủ tướng: Nhiều vụ cán bộ bị xử lý kỷ luật có nguyên nhân là cấp trên 'ôm' việc cấp dưới

Lễ Quốc tang nguyên Chủ tịch nước Trần Đức Lương ngày 24 và 25-5

Lễ tang nguyên Chủ tịch nước Trần Đức Lương được tổ chức theo nghi thức Quốc tang, diễn ra từ ngày 24 đến 25-5.

Lễ Quốc tang nguyên Chủ tịch nước Trần Đức Lương ngày 24 và 25-5

Đại biểu lo tư tưởng 'tỉnh giàu, tỉnh nghèo' gây thiếu công bằng hỗ trợ miễn học phí

Nhiều đại biểu Quốc hội băn khoăn về chính sách miễn học phí được giao cho HĐND tỉnh thực hiện, sẽ gây thiếu công bằng khi tỉnh chi ít, tỉnh chi nhiều.

Đại biểu lo tư tưởng 'tỉnh giàu, tỉnh nghèo' gây thiếu công bằng hỗ trợ miễn học phí

Công an xã - ‘lá chắn thép’ giữ bình yên cơ sở

Giữa biên giới xa xôi, nơi “phên giậu” Tổ quốc, hình ảnh người chiến sĩ công an lặng lẽ vượt núi, băng suối, cùng dân dựng nhà, tuyên truyền pháp luật, vận động từ bỏ tà đạo đã trở nên thân thuộc.

Công an xã - ‘lá chắn thép’ giữ bình yên cơ sở
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar