19/02/2025 16:20 GMT+7

Thông tin 'Hàn Quốc ăn cắp văn hóa' lại tràn ngập mạng xã hội Trung Quốc

Gần đây mạng xã hội Xiaohongshu (Tiểu Hồng Thư) của Trung Quốc bỗng tràn ngập các bài đăng nói Hàn Quốc đang 'ăn cắp' văn hóa của Trung Quốc.

Thông tin 'Hàn Quốc ăn cắp văn hóa' lại tràn ngập mạng xã hội Trung Quốc - Ảnh 1.

Ngày càng nhiều bài đăng, video trên ứng dụng Xiaohongshu cho rằng Hàn Quốc đang đánh cắp văn hóa của Trung Quốc, trong đó có món kim chi - Ảnh: SBS NEWS

Theo truyền thông Hàn Quốc, kể từ khi những người dùng TikTok ở Mỹ chuyển sang dùng ứng dụng mạng xã hội Xiaohongshu (Tiểu Hồng Thư hay RedNote) của Trung Quốc, những thông tin nói Hàn Quốc “ăn cắp” văn hóa của Trung Quốc bỗng xuất hiện ngày càng nhiều.

Vào giữa tháng 1, nhiều người dùng TikTok ở Mỹ đã chuyển sang dùng Xiaohongshu trước thềm TikTok bị đóng cửa tại Mỹ. Theo báo Guardian, hơn 50.000 người từ Mỹ và Trung Quốc đã tham gia một live chat có tên "Người tị nạn TikTok" trên Xiaohongshu.

Xiaohongshu là một trong những mạng xã hội được sử dụng nhiều nhất ở Trung Quốc, với khoảng 300 triệu người dùng.

Giáo sư Seo Kyung Deok của Đại học Nữ sinh Sungshin (Seoul) cho biết hôm 19-2, một số người dùng Xiaohongshu ở Trung Quốc và Mỹ đã thông báo với bà về các bài đăng tố Hàn Quốc đang “ăn cắp” văn hóa của Trung Quốc xuất hiện nhan nhản trên ứng dụng của Trung Quốc.

“Một số người đang đưa ra những lời tuyên bố vô căn cứ như 'Hàn Quốc là quốc gia ăn cắp văn hóa’. Tình hình hiện nay rất nghiêm trọng bởi trên mạng xã hội này đầy những bài viết và video có nội dung như ‘Đừng tin Hàn Quốc’ hay ‘Nguồn gốc của kim chi xuất phát từ Trung Quốc’”, bà Seo nói với Hãng thông tấn Yonhap.

Bài đăng nói Hàn Quốc ‘ăn cắp’ văn hóa Trung Quốc tràn ngập trên Xiaohongshu - Ảnh 2.

Ảnh chụp màn hình một đoạn video nói rằng Hàn Quốc đang "ăn cắp" văn hóa của Trung Quốc trên ứng dụng Xiaohongshu - Ảnh: YONHAP

“Hiện ứng dụng Xiaohongshu chủ yếu được sử dụng ở Trung Quốc và hầu hết người dùng cũng là người Trung Quốc. Tuy nhiên các thông tin như thế này có thể làm lệch lạc quan điểm về Hàn Quốc của một lượng lớn người dùng Mỹ mới đổ xô sử dụng ứng dụng này trong thời gian gần đây”, nữ giáo sư nói thêm.

Nhiều năm qua một số mạng xã hội Trung Quốc xuất hiện thông tin cho rằng Hanbok (trang phục truyền thống của Hàn Quốc) và kim chi - món “quốc hồn quốc túy” của Hàn Quốc - đều có nguồn gốc từ Trung Quốc.

Những tuyên bố này đã khiến dư luận Hàn Quốc dậy sóng suốt thời gian dài.

Trả lời 'kim chi có nguồn gốc từ Trung Quốc', tình báo Hàn Quốc cảnh báo nguy cơ từ DeepSeek

Cơ quan Tình báo quốc gia Hàn Quốc (NIS) cảnh báo nguy cơ toàn bộ dữ liệu của người dùng DeepSeek bị thu thập không giới hạn, đồng thời sự lươn lẹo của nó trong cách trả lời là một vấn đề rất đáng lo ngại.

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Ông Zelensky không hề mua 51% cổ phần công ty bạch kim ở Nam Phi

Đoạn video lan truyền trên mạng xã hội gần đây khiến dư luận xôn xao khi tuyên bố Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky đã bỏ ra 1,6 tỉ USD mua lại cổ phần của công ty khai thác bạch kim lớn ở Nam Phi.

Ông Zelensky không hề mua 51% cổ phần công ty bạch kim ở Nam Phi

Công an lên tiếng về thông tin bắt khẩn cấp một cán bộ cấp cao ở Trà Ôn, Vĩnh Long

Những ngày qua trên mạng xã hội TikTok xuất hiện đoạn video với nội dung bắt khẩn cấp một cán bộ cấp cao có liên quan đến vụ án người đàn ông dùng súng tự chế bắn người khác rồi tự sát xảy ra tại xã Vĩnh Xuân, huyện Trà Ôn.

Công an lên tiếng về thông tin bắt khẩn cấp một cán bộ cấp cao ở Trà Ôn, Vĩnh Long

Tòa án tối cao Mỹ chưa từng phủ nhận hiệu quả của vắc xin COVID-19

Mạng xã hội tại Anh lan truyền tin Tòa án tối cao Mỹ ra phán quyết vắc xin COVID-19 không phải vắc xin, trong khi các tổ chức xác minh đây là tin giả.

Tòa án tối cao Mỹ chưa từng phủ nhận hiệu quả của vắc xin COVID-19

Mùa tuyển sinh nhiều chiêu lừa đảo, Sở Giáo dục TP.HCM ra thông báo khẩn

Chiều 16-5, Sở Giáo dục và Đào tạo TP.HCM đã gửi thông báo khẩn về chiêu lừa đảo mạo danh cán bộ tuyển sinh.

Mùa tuyển sinh nhiều chiêu lừa đảo, Sở Giáo dục TP.HCM ra thông báo khẩn

Khi đoạn clip trong video game biến thành cảnh máy bay Ấn Độ bị bắn rơi

Đoạn video từ trò chơi lan truyền với thông tin sai lệch, khiến nhiều người lầm tưởng là cảnh thực tế trong xung đột gần đây giữa Ấn Độ và Pakistan.

Khi đoạn clip trong video game biến thành cảnh máy bay Ấn Độ bị bắn rơi

Nữ sinh mất gần 3 tỉ sau cuộc gọi với người tự xưng công an

Sau khi nghe cuộc gọi tự xưng cán bộ công an, thông báo có liên quan đường dây tội phạm, nữ sinh viên chuyển gần 3 tỉ đồng cho kẻ lừa đảo.

Nữ sinh mất gần 3 tỉ sau cuộc gọi với người tự xưng công an
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar