24/02/2025 10:58 GMT+7

Thổn thức Đêm thiên nga và nỗi lòng nghệ sĩ về chiều

Tối 22-2, trong buổi diễn kỷ niệm 15 năm thành lập Sân khấu Hoàng Thái Thanh, nghệ sĩ Thành Hội - Ái Như lại tiếp tục khiến khán giả thổn thức với trích đoạn kịch Đêm thiên nga.

Thổn thức Đêm thiên nga và nỗi lòng nghệ sĩ về chiều - Ảnh 1.

Nghệ sĩ Thành Hội (trái, vai Pierre) và Ái Như (vai Boris) trong trích đoạn kịch Đêm thiên nga - Ảnh: L.ĐOAN

Đêm thiên nga (đạo diễn: Ái Như) do Hoàng Thái Thanh chuyển thể từ tác phẩm Khúc hát thiên nga của Anton Chekhov. Vở đã được dàn dựng từ những ngày đầu thành lập sân khấu và bao nhiêu năm trôi qua nhưng nỗi niềm trăn trở của người nghệ sĩ sân khấu trong Đêm thiên nga cứ khiến người xem day dứt mãi.

Đêm dài của những nghệ sĩ già

Đêm thiên nga lấy bối cảnh một nhà hát hoang phế. Mấy chục năm trước nơi đây là thánh đường, khán giả nườm nượp, nghệ sĩ nào bước vào là cả một niềm vinh dự, hãnh diện. Con đường đi ngang nhà hát ấy cũng được "ăn ké" với tên gọi Đại lộ sân khấu.

Thế nhưng mấy chục năm sau, thời hoàng kim đã lụi tàn. Nhà hát tan hoang chờ đập để xây trường đua ngựa. Vậy mà có hai kẻ vẫn bám víu vào đó, nhập nhoạng, rệu rã, lay lắt với giấc mơ nghệ thuật.

Đó là nghệ sĩ lừng danh một thời Pierre (Thành Hội) và gã nhắc tuồng Boris (Ái Như).

Một vở diễn chỉ có hai diễn viên chính trong bối cảnh đêm dài nhiều khắc khoải vậy mà cứ dẫn dắt người xem đi qua nhiều triền cảm xúc của đời nghệ sĩ tuổi xế chiều.

Thành Hội, Ái Như đã chứng tỏ khả năng bậc thầy của mình trong nhiều vở kịch nhưng ở Đêm thiên nga dường như họ không chỉ là nhân vật mà đang bày tỏ nỗi lòng của chính mình, nỗi lòng của những nghệ sĩ đam mê, sống chết với sàn diễn.

Vì thế vở diễn có chiều sâu và tác động mạnh mẽ đến tâm cảm của người xem.

Hai con người, dù ở vị trí khác nhau nhưng khiến người xem cứ nghèn nghẹn vì sự trân trọng thánh đường sân khấu.

Dù thời đại đã đổi khác, nhà hát bị lãng quên, bị đập phá nhường chỗ cho những công trình đem lại lợi ích kinh tế hơn nhưng cái cách mà hai con người già của sân khấu cứ nắm níu, nâng niu những giá trị của nghệ thuật khiến bất cứ ai có lòng với nghệ thuật đều cảm thấy đau đáu.

Thổn thức Đêm thiên nga và nỗi lòng nghệ sĩ về chiều - Ảnh 2.

Nghệ sĩ Thành Hội và Ái Như trong trích đoạn kịch Đêm thiên nga - Ảnh: LINH ĐOAN

15 năm của Hoàng Thái Thanh

Phát biểu sau tiết mục Đêm thiên nga, nghệ sĩ Ái Như xúc động cho biết dù chị và nghệ sĩ Thành Hội mới già... vừa vừa nhưng rất đồng cảm với trăn trở của những nghệ sĩ già trong vở.

Những tâm sự của nhân vật trong kịch cũng chính là tiêu chí mà Thành Hội, Ái Như hướng tới, giữ gìn để lèo lái con thuyền Hoàng Thái Thanh đi qua chặng đường 15 năm trời.

Trong quãng đường đó, hai thuyền trưởng cũng có lúc chùn tay tưởng như sắp buông nhưng đam mê ánh đèn sân khấu mãnh liệt cứ thế thắp sáng dẫn lối họ đi.

Hoàng Thái Thanh đã tạo nên "thương hiệu" kịch rất riêng, đi sâu vào những bi kịch, khai thác thân phận người, đem đến cho người xem những tác phẩm đẹp, thẩm mỹ và có tác dụng chữa lành rất cao.

Chưa thấy Hoàng Thái Thanh chịu "thỏa hiệp" và tập thể nghệ sĩ ấy vẫn cứ bền lòng xây dựng, biểu diễn những tác phẩm theo con đường nghệ thuật mà họ đã kiên trì, cứ thế lặng lẽ gìn giữ những tri âm và từng chút một tìm kiếm thêm những khán giả mới.

15 năm qua, Hoàng Thái Thanh đã âm thầm lan tỏa những bi kịch đẹp góp phần xây dựng bức tranh đa dạng của sân khấu kịch TP.HCM. Những nỗ lực của họ xứng đáng được ghi nhận và trân trọng.

Thổn thức Đêm thiên nga và nỗi lòng nghệ sĩ về chiều - Ảnh 3.

Nghệ sĩ Ái Như và Thành Hội (giữa) bên cạnh hai học trò xuất thân từ người mẫu, phim ảnh tìm đến Hoàng Thái Thanh để được học nghề là Đoàn Minh Tài (bìa trái) và Trịnh Xuân Nhản - Ảnh: LINH ĐOAN

Để kỷ niệm sinh nhật lần thứ 15, Sân khấu Hoàng Thái Thanh đã tổ chức hai buổi diễn đặc biệt vào ngày 22 và 23-2 mang tên Hành trình của yêu thương.

Ngoài trích đoạn kịch Đêm thiên nga, chương trình còn có những trích đoạn kịch nổi tiếng của Hoàng Thái Thanh như Nửa đời ngơ ngác, Bạch Hải Đường, Rau răm ở lại...

Ái Như trở lại với 'Bàn tay của trời'

TTO - Sau hơn 1 tháng nghỉ dưỡng do bị té khi đang diễn dẫn đến chấn thương cột sống, nghệ sĩ Ái Như bắt đầu trở lại sân khấu với những buổi làm việc chuẩn bị cho sự ra mắt của vở kịch Bàn tay của trời vào ngày 20-9, tại sân khấu Hoàng Thái Thanh.


Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Xem lại nghệ sĩ Kim Cương duyên dáng vai Điêu Thuyền cùng nghệ sĩ Thanh Tòng và Bảo Quốc

Mới đây, trên mạng xã hội đưa lại clip nghệ sĩ Kim Cương thể hiện nhân vật Điêu Thuyền cùng các nghệ sĩ Thanh Tòng, Bảo Quốc, Thanh Thanh Tâm…

Xem lại nghệ sĩ Kim Cương duyên dáng vai Điêu Thuyền cùng nghệ sĩ Thanh Tòng và Bảo Quốc

Mối cánh rừng Trường Sơn: Món đại ngàn ngon nức nở

Tháng 5, khi những cơn mưa dông đầu mùa rải đều lên tán rừng rậm rạp miền Tây Quảng Nam, cũng là lúc núi rừng Trường Sơn như cựa mình thức dậy sau giấc ngủ dài mùa nắng.

Mối cánh rừng Trường Sơn: Món đại ngàn ngon nức nở

Bông sen vàng, sách về thời niên thiếu của Bác Hồ gặp lại độc giả

Cuốn sách Bông sen vàng của nhà văn Sơn Tùng cho người đọc thấy được nét đẹp dung dị và tâm hồn cao cả của vị lãnh tụ vĩ đại từ khi còn là một cậu bé.

Bông sen vàng, sách về thời niên thiếu của Bác Hồ gặp lại độc giả

Đại lễ Phật đản: Đoàn kết, hòa ái, tích cực kiến tạo thế giới hòa bình

Đại lễ Phật đản Phật lịch 2569 - dương lịch 2025 diễn ra trong không khí trang nghiêm, thanh tịnh tại Việt Nam Quốc Tự.

Đại lễ Phật đản: Đoàn kết, hòa ái, tích cực kiến tạo thế giới hòa bình

Trinh thám Edogawa Ranpo

Cộng đồng mê truyện trinh thám vừa đón nhận một tiểu thuyết trinh thám đặc sắc nhất của bậc thầy truyện trinh thám Nhật Bản Edogawa Ranpo (1894-1965) - tập Âm thú.

Trinh thám Edogawa Ranpo

PGS Bùi Hiền, người nổi tiếng với đề xuất cải tiến chữ Quốc ngữ, qua đời

PGS.TS Bùi Hiền, người 'nổi tiếng' với đề xuất cải tiến chữ Quốc ngữ gây tranh cãi gần chục năm trước, vừa qua đời chiều 11-5 tại nhà ở TP Việt Trì, Phú Thọ.

PGS Bùi Hiền, người nổi tiếng với đề xuất cải tiến chữ Quốc ngữ, qua đời
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar