23/11/2004 09:11 GMT+7

Thời tiết chuyển mùa: trẻ bị viêm đường hô hấp gia tăng

LÊ THANH HÀ thực hiện
LÊ THANH HÀ thực hiện

TT - Trả lời phỏng vấn của Tuổi Trẻ, bác sĩ Trần Anh Tuấn - trưởng khoa hô hấp BV Nhi Đồng 1 - cho biết:

- Trời lạnh sẽ tạo thuận lợi cho một số siêu vi gây bệnh đường hô hấp phát triển mạnh. Tác nhân gây bệnh thường do siêu vi trùng rhinovirus, RSV, parainfluenza virus, virus cúm...

Khi bị nhiễm các loại siêu vi này, nếu nhẹ trẻ sẽ bị viêm mũi họng, viêm hô hấp trên. Trẻ bị viêm đường hô hấp trên thể nhẹ đa số là bệnh lành tính, tự khỏi sau 7-10 ngày nếu được chăm sóc tốt, không gây biến chứng gì và không cần nhập viện.

Phóng to

Theo số liệu của BV Nhi Đồng 2, ngày 18-11 có 94 ca nhập viện, ngày 19: 99 ca, ngày 20: 111 ca và ngày 21: 132 ca.

Riêng bệnh nhân đến khám chữa bệnh ngoại trú trong 21 ngày đầu tháng 11-2004 cũng rất cao: viêm họng 2.924 ca, viêm phế quản 2.232 ca, viêm hô hấp trên 2.121 ca, viêm phổi 202 ca, viêm tiểu phế quản 112 ca...

Tại khoa hô hấp BV Nhi Đồng 1 trong ngày 22-11 có 104 bệnh nhi đang điều trị nội trú, trong đó có khoảng 16 ca suyễn, còn lại là viêm phế quản, viêm tiểu phế quản... Trong khi tuần trước trung bình mỗi ngày có khoảng 75-80 ca điều trị nội trú.

Trong ảnh: trẻ em đang được chăm sóc tại khoa hô hấp BV Nhi Đồng 1 chiều 22-11-2004 - Ảnh: T.T.D.

Với trẻ bị viêm đường hô hấp dưới (viêm thanh quản, tiểu phế quản, viêm phổi), trong một số trường hợp có thể làm cho bệnh nhi suy hô hấp, hoặc có một số biến chứng nặng khác cần can thiệp (viêm phổi, ápxe phổi - ít gặp).

Riêng với trẻ có cơ địa bị suyễn khi bị nhiễm siêu vi hô hấp sẽ gây kích hoạt phản ứng co thắt phế quản làm bệnh nhi bị lên cơn suyễn.

* Trẻ bị bệnh có những triệu chứng ra sao, và cách chăm sóc trẻ tại nhà như thế nào?

- Triệu chứng hàng đầu là ho, kèm theo sổ mũi hoặc không, có thể kèm theo sốt. Một số trường hợp xuất hiện triệu chứng thở nhanh, nặng hơn thì thở co kéo lồng ngực, nặng hơn nữa thì bú kém, bỏ bú, tím tái.

Việc chăm sóc cho trẻ rất quan trọng. Điều cần chú ý là phát hiện được những dấu hiệu trở nặng và đưa trẻ đi BV ngay: thở khó (thở nhanh, co rút lồng ngực), trẻ nhỏ bỏ bú, bú ít, trẻ lớn không uống nước được. Có thể theo dõi nhịp thở của trẻ để biết diễn tiến bệnh nặng, nhẹ.

Đặc biệt, cần lưu ý một số trẻ dưới sáu tháng có thể kèm theo nghẹt mũi, sổ mũi cũng làm cho trẻ bỏ bú, thở khó khăn hơn, do đó nên thông mũi cho trẻ.

Khi phải dùng thuốc ho cho trẻ tốt nhất là nên hỏi ý kiến bác sĩ, tránh tự ý dùng thuốc ho có những chất không an toàn, có tác dụng phụ, độc tính cho trẻ.

Trong trường hợp trẻ bị ho, sổ mũi trên bảy ngày vẫn không bớt thì phải đưa trẻ đi khám bác sĩ. Nếu sốt cao trên 390C từ ba ngày trở lên phải đưa trẻ đến BV khám bệnh.

* Có thể phòng ngừa bệnh được không, thưa bác sĩ ?

- Giữ cho trẻ đủ ấm khi trời lạnh, giữ thoáng khi trời ấm, nóng. Nhà cửa nên sắp xếp, dọn dẹp sạch sẽ, thông thoáng. Biện pháp phòng bệnh lâu dài là dinh dưỡng đủ chất cho trẻ, chích ngừa bệnh đầy đủ, uống vitamin A, cho trẻ bú sữa mẹ; tránh nơi ô nhiễm, khói bụi.

* Xin cảm ơn bác sĩ.

LÊ THANH HÀ thực hiện

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Bé gái 2 tháng tuổi mắc bệnh teo đại tràng bẩm sinh hiếm gặp

Một bé gái 2 tháng tuổi, bụng thường bị căng trướng, không đi tiêu nhiều ngày, nôn ói. Các bác sĩ Bệnh viện Nhi đồng Cần Thơ thăm khám phát hiện bé bị teo đại tràng bẩm sinh hiếm gặp.

Bé gái 2 tháng tuổi mắc bệnh teo đại tràng bẩm sinh hiếm gặp

Nhiều trẻ gù vẹo cột sống phát hiện muộn

Gù vẹo cột sống là bệnh lý phổ biến ở trẻ với tỉ lệ mắc 0,5 - 1% dân số. Nhiều trường hợp không rõ nguyên nhân hoặc xuất phát từ yếu tố bẩm sinh, bệnh lý thần kinh - cơ hoặc thói quen sinh hoạt sai tư thế kéo dài.

Nhiều trẻ gù vẹo cột sống phát hiện muộn

'Phép màu' của cặp vợ chồng hai lần mất con vì cùng mang gene bệnh thalassemia

Cùng mang gene bệnh thalassemia (tan máu bẩm sinh thể lặn), cặp vợ chồng ở Hòa Bình đã hai lần mất con vì 'tiên lượng xấu'.

'Phép màu' của cặp vợ chồng hai lần mất con vì cùng mang gene bệnh thalassemia

Trẻ sơ sinh tím tái, thở yếu, người nhà tố kíp trực ca sinh tắc trách

Bác sĩ khoa sản tại Bệnh viện Đa khoa Đông Hưng (Thái Bình) bị tố tắc trách khiến một trẻ sơ sinh nguy hiểm tính mạng.

Trẻ sơ sinh tím tái, thở yếu, người nhà tố kíp trực ca sinh tắc trách

Cứu thai nhi tràn dịch màng phổi từ trong bụng mẹ

Lần đầu tiên các bác sĩ thành công đặt shunt dẫn lưu màng phổi cho thai nhi 30 tuần tuổi, hút dịch phổi cho thai nhi từ bụng mẹ.

Cứu thai nhi tràn dịch màng phổi từ trong bụng mẹ

Bệnh lý di truyền đơn gene, nguyên nhân khiến nhiều cha mẹ mất con

Mỗi năm Việt Nam có khoảng 40.000 trẻ dị tật bẩm sinh chào đời, đáng chú ý là tới 80% số trẻ em mắc rối loạn di truyền được sinh ra bởi cha mẹ khỏe mạnh.

Bệnh lý di truyền đơn gene, nguyên nhân khiến nhiều cha mẹ mất con
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar