14/01/2025 18:39 GMT+7

Cơn đau do mắc bệnh thận - tiết niệu biểu hiện ra sao?

Hiện nay, các bệnh liên quan đến thận ngày càng xuất hiện nhiều, gây lo lắng cho người bệnh. Trong đó có một số dấu hiệu bất thường của cơ thể nghi ngờ mắc bệnh thận mà mỗi người có thể nhận biết sớm, từ đó đến cơ sở y tế thăm khám kịp thời.

Cách nhận biết mắc bệnh thận qua các cơn đau - Ảnh 1.

Bệnh nhân suy thận mạn lọc máu tại Bệnh viện Đa khoa Đức Giang - Ảnh: BVCC

Dấu hiệu mắc bệnh lý thận qua các cơn đau

Theo bác sĩ Nguyễn Thị Thủy - phó trưởng khoa thận lọc máu, Bệnh viện Việt Đức, thận được ví như nhà máy lọc và xử lý chất độc cho cơ thể.

Nhiệm vụ chính của thận là sản xuất và bài tiết nước tiểu, giúp loại bỏ các chất độc tồn đọng trong máu và giúp các chất trong hệ tuần hoàn ổn định về nồng độ. Chưa kể thận còn tham gia một số hoạt động nội tiết, ảnh hưởng đến quá trình tạo máu, xương và ổn định huyết áp.

Bệnh thận là thuật ngữ chung dùng để chỉ những trường hợp thận bị tổn thương, hư hỏng và không thể lọc máu theo cách bình thường.

Trong đó đau trong bệnh lý thận - tiết niệu thường là do tăng áp lực trong đường dẫn niệu trên do tắc nghẽn (sỏi tiết niệu), hoặc do nước tiểu quay ngược bàng quang - niệu quản. Hoặc do viêm tấy quanh thận, áp xe thận, thận ứ mủ; tổn thương ở bàng quang, niệu đạo, tuyến tiền liệt.

Một số dấu hiệu bất thường của cơ thể nghi ngờ có bệnh lý thận người dân cần lưu ý

- Cơn đau quặn thận: Là biểu hiện của sự tăng áp lực cấp tính đường dẫn niệu ở trên chỗ tắc nghẽn. Nguyên nhân đa số là do sỏi niệu quản, tuy nhiên có thể gặp tắc nghẽn do cục máu đông.

- Đau hố sườn lưng: Thường là biểu hiện của thận ứ nước, ứ mủ, sỏi đài bể thận, viêm thận bể thận, viêm tấy quanh thận.

- Đau vùng sườn thắt lưng kèm theo sốt cao, rét run, bạch cầu trong máu tăng, có bạch cầu niệu, protein niệu thường là biểu hiện của viêm thận, bể thận cấp hoặc viêm tấy quanh thận.

- Đau bàng quang: Là triệu chứng thường gặp và thường có kèm theo đái dắt, đái buốt, biểu hiện của viêm bàng quang hoặc kích thích bàng quang do sỏi, dị vật.

- Đau tuyến tiền liệt: Đau nhiều vùng quanh hậu môn, lan ra niệu đạo và hai mặt trong đùi. Đau thường kèm có đái ngập ngừng, đái nhỏ giọt, đái khó, tia bé. Thăm trực tràng, ấn vào tuyến tiền liệt cảm giác đau tăng, có khi đau chói. Nguyên nhân do u hoặc viêm, áp xe tuyến tiền liệt.

Đau tinh hoàn, mào tinh hoàn: Tình trạng viêm hoặc xoắn tinh hoàn gây đau cấp tính, lan lên hai bên hố chậu, vùng hạ vị. Khám thấy tinh hoàn và mào tinh hoàn sưng đau, bìu bị phù nề. Có thể kèm theo đái buốt, đái dắt nếu có kết hợp với viêm bàng quang.

Dấu hiệu toàn thân nghi ngờ bệnh lý thận

Theo bác sĩ Thúy, người mắc bệnh lý thận thường có triệu chứng mệt mỏi, suy nhược cơ thể. Chức năng thận suy giảm nghiêm trọng dẫn đến sự tích tụ độc tố cũng như tạp chất trong máu. Điều này khiến lượng oxy và dưỡng chất trong hồng cầu giảm theo, người bị bệnh thận thường kèm theo thiếu máu, khiến cơ thể trở nên mệt mỏi.

Khó ngủ: Khi hoạt động lọc - thải của thận không như bình thường, các độc tố sẽ tích tụ trong máu thay vì được loại bỏ khỏi cơ thể thông qua đường tiểu, đây cũng là một trong những nguyên nhân khiến người bệnh thấy khó ngủ.

Da khô và ngứa: khi thận mất khả năng duy trì cân bằng mật độ khoáng chất và chất dinh dưỡng trong máu, một loạt bệnh lý liên quan đến xương và chất khoáng có thể phát sinh, gây ngứa hoặc khô da.

Chán ăn, buồn nôn: khi thận suy, các độc tố tăng cao, người bệnh thấy chán ăn, buồn nôn, hơi thở có mùi hôi, khó chịu.

Dấu hiệu thiếu máu liên quan đến bệnh thận mạn gây suy thận

Các dấu hiệu dễ nhận thấy như người bệnh có da xanh xao, nhợt nhạt, đặc biệt nếu thiếu máu nặng có thể thấy hụt hơi, hoa mắt, chóng mặt, hạn chế vận động do mệt…

Tăng huyết áp, khi có tăng huyết áp cần kiểm soát tốt, theo dõi định kỳ để phát hiện các biến chứng, trong đó có biến chứng lên thận…

Để có kết luận chính xác, bạn cần đến các cơ sở y tế chuyên khoa để được thăm khám và tiến hành làm các xét nghiệm kiểm tra, từ đó các bác sĩ, chuyên gia y tế sẽ đánh giá chức năng của thận, có những chẩn đoán bệnh và điều trị phù hợp.

Chủ động phòng bệnh

Theo các bác sĩ, để duy trì chức năng thận, phòng tránh các bệnh lý về thận thì cần uống đủ nước, thường xuyên vận động vừa sức, duy trì cân nặng phù hợp, tránh thừa cân béo phì.

Kiểm soát đường huyết, theo dõi huyết áp. Hạn chế sử dụng rượu bia và ngưng hút thuốc lá. Chú ý trong việc sử dụng thuốc không kê đơn. Đồng thời kiểm tra chức năng thận, kiểm tra sức khỏe định kỳ để phát hiện sớm, điều trị sớm.

Những thói quen và bệnh lý khiến bạn bị sỏi thận

Tất cả những ai đã từng bị sỏi thận luôn đặt ra một câu hỏi: Tại sao một viên sỏi nhỏ bé như vậy có thể gây ra những cơn đau đớn quặn thắt như vậy? Vậy nguyên nhân do đâu?


Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Tin tức sáng 11-5: Cả nước dự kiến còn 3.321 đơn vị cấp xã; Số người bị cao huyết áp tăng mạnh

Lộ diện quỹ ngoại bị rút ròng nhiều nhất ở thị trường chứng khoán Việt; Gia tăng người bị cao huyết áp.

Tin tức sáng 11-5: Cả nước dự kiến còn 3.321 đơn vị cấp xã; Số người bị cao huyết áp tăng mạnh

Chủ quan, tin 'mẹo dân gian', nhiều người tàn tật vì lỡ thời gian vàng trị đột quỵ

Nhiều người dù nghi ngờ mình bị đột quỵ nhưng vẫn chần chừ, chờ triệu chứng tự hết hoặc làm theo 'mẹo dân gian', dẫn đến bỏ lỡ thời gian vàng.

Chủ quan, tin 'mẹo dân gian', nhiều người tàn tật vì lỡ thời gian vàng trị đột quỵ

Lại phát hiện ca mắc giun rồng ở Phú Thọ

Người đàn ông 47 tuổi nổi các đường ngoằn ngoèo dưới da, bác sĩ phát hiện nhiễm giun rồng - loại ký sinh trùng hiếm gặp dài hàng mét, được ghi nhận là ca thứ 26 công bố tại Việt Nam.

Lại phát hiện ca mắc giun rồng ở Phú Thọ

Lòng se điếu và chút se lòng

Vụ việc lòng se điếu không phải là hiện tượng cá biệt. Nó chỉ là phần nổi của tảng băng trôi trong công tác quản lý an toàn vệ sinh thực phẩm hiện nay.

Lòng se điếu và chút se lòng

Nhiều trẻ gù vẹo cột sống phát hiện muộn

Gù vẹo cột sống là bệnh lý phổ biến ở trẻ với tỉ lệ mắc 0,5 - 1% dân số. Nhiều trường hợp không rõ nguyên nhân hoặc xuất phát từ yếu tố bẩm sinh, bệnh lý thần kinh - cơ hoặc thói quen sinh hoạt sai tư thế kéo dài.

Nhiều trẻ gù vẹo cột sống phát hiện muộn

Nghịch dây rút quần, bé trai 5 tuổi tự ‘thắt cổ’ mình

Bé trai 5 tuổi (ở huyện Thường Tín, Hà Nội) nghịch dây rút quần rồi tự 'thắt cổ', treo mình trên dây mắc màn.

Nghịch dây rút quần, bé trai 5 tuổi tự ‘thắt cổ’ mình
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar