04/10/2015 09:53 GMT+7

Thổi ngọn lửa hiếu học “dài hơi”

 TRƯỜNG TRUNG
TRƯỜNG TRUNG

TT - Đó là thông điệp được đưa ra trong buổi lễ trao học bổng "Tiếp sức đến trường" cho tân sinh viên Quảng Nam, Đà Nẵng diễn ra ngày 3-10 tại khu nghỉ dưỡng Palm Garden, Hội An.

122 suất học bổng như một thông điệp khẳng định sự dài hơi của chương trình Tiếp sức đến trường - Ảnh: Trường Trung

Đất Quảng Nam là đất "ngũ phụng tề phi", là đất có truyền thống hiếu học nổi tiếng với nhiều giáo sư, tiến sĩ thành danh. Món quà từ học bổng “Tiếp sức đến trường” hôm nay là sự tiếp sức kịp thời mà suốt đời các em không thể quên trên bước đường học tập của mình

Ông PHAN VIỆT CƯỜNG (phó bí thư thường trực Tỉnh ủy Quảng Nam)

Lá thư đến từ một cựu sinh viên gửi chương trình “Tiếp sức đến trường” kể câu chuyện tình mẹ con rất đẹp khiến nhiều người xúc động.

Thành mẹ nuôi từ chương trình

Chủ nhân lá thư, bạn Nguyễn Thị Nghĩa (27 tuổi, quê ở huyện Đại Lộc, Quảng Nam) viết:

“Con ở với bà nội già 93 tuổi trong căn nhà sụp nát, mưa không chỗ nào không dột, mưa nhỏ nước đã vào nhà. Khi con được 8 tuổi thì nội bị mù, mọi sinh hoạt đều tại chỗ, con phải lo cho nội và làm mọi việc từ làm ruộng, đi củi núi, lượm chai bao ở bãi rác để kiếm sống.

Khi lên 12 tuổi con làm công nhân dán cá đông lạnh kiếm tiền theo học để lo cho người cha tâm thần và bà nội già yếu mù lòa. Mồ côi mẹ, không anh em, nỗi mất mát không gì bù đắp được chính là vết thương lòng không bao giờ lành trong con.

Là nhiều lúc đi làm ngang qua nhà các bạn cùng lớp, thấy bạn vẫn còn say trong giấc ngủ mà nước mắt con tuôn rơi".

Năm 2007, cô sinh viên này thi đậu Trường ĐH Kinh tế Đà Nẵng nhưng vì không có tiền nên hai tháng sau phải nghỉ học. Năm 2008 Nghĩa lại thi đậu Trường ĐH Luật TP.HCM nhưng với chiếc ví trống rỗng.

Năm đó Nghĩa nhận được học bổng “Tiếp sức đến trường” và được bà Kiều Thị Kim Lan, phó chủ nhiệm CLB Tiếp sức đến trường Quảng Nam - Đà Nẵng, nhận làm con nuôi. Đến nay, Nghĩa đã hoàn thành chương trình đại học và tiếp tục vừa làm vừa học lên cao học.

“Chương trình là thành quả của những tấm lòng nhân ái, có ý nghĩa rất lớn đối với chúng con và đối với xã hội. Đúng như ý nghĩa, mỗi suất học bổng đã tiếp sức cho các sinh viên, những bạn đang đứng trên bờ vực phải bỏ học được tiếp tục theo học”- Nghĩa tâm tình trong phần kết bức thư.

Bà Kiều Thị Kim Lan một lần nữa thay mặt các thành viên trong CLB khẳng định sẽ tiếp tục “dài hơi” với chương trình. “Không có niềm vui sướng nào cho chúng tôi hơn là những lá thư như của Nghĩa gửi về chương trình giàu tính nhân văn này”- bà Lan nói.

Tân sinh viên khuyết tật nhận học bổng Tiếp sức đến trường - Ảnh: Đoàn Cường

Nối dài tiếp sức

Câu chuyện giao lưu giữa cô học trò mồ côi mẹ từ nhỏ, mồ côi cha trong ngày đi thi làm hội trường rưng rưng.

Từng một lần đậu đại học nhưng con đường đến trường mãi gập ghềnh vì bao tai ương và bất hạnh, nay tân sinh viên Hồ Thị Tuyết Nhung - Trường ĐH Kinh tế Đà Nẵng - đang khát khao cháy bỏng với con đường tri thức trên ghế giảng đường.

Thầy Nguyễn Hùng, giáo viên chủ nhiệm của Nhung trong ba năm học, chia sẻ: "Tôi khâm phục nghị lực của em nhưng tôi biết nghị lực đó thôi chưa đủ để bước vào đời, nhất là khi em còn quá nhỏ. Chính vì vậy tôi đã lặn lội tìm nhiều nguồn học bổng cho em tiếp tục đến trường. Mong em nhớ rằng thầy cô và những người ở đây luôn dõi theo từng bước chân của em”.

Bạn Diệp Thanh Duyên, cựu sinh viên từng nhận học bổng năm 2010, cũng có mặt trong chương trình. Duyên cùng hai thành viên khác đã thành lập ra ban liên lạc kết nối các thành viên từng nhận học bổng tại miền quê nghèo Quảng Nam với mong muốn có thể cùng đồng hành với các “cánh chim non” quê nhà.

“Tôi muốn nhắn gửi đến các tân sinh viên cố gắng học tập để khi tốt nghiệp ra trường các em có việc làm, giúp mình, giúp gia đình từng bước thoát nghèo, và tiếp tục kế thừa tấm lòng của các cô chú, góp sức mình tiếp sức cho đàn em mai sau” - Duyên chia sẻ.

Tiếp sức 112 tân sinh viên nghèo xứ Quảng

Ngày 3-10, báo Tuổi Trẻ phối hợp cùng Sở GD-ĐT, Tỉnh đoàn Quảng Nam, Thành đoàn Đà Nẵng trao học bổng “Tiếp sức đến trường” cho 112 tân sinh viên vượt khó, học giỏi của Quảng Nam, Đà Nẵng.

Mỗi suất học bổng 7 triệu đồng cùng quà tặng với tổng giá trị hơn 800 triệu đồng do CLB Tiếp sức đến trường Quảng Nam - Đà Nẵng, Công ty CP xây dựng Bắc - Nam 79 tài trợ.

ĐOÀN CƯỜNG

TRƯỜNG TRUNG

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Sôi nổi giải bóng đá gắn kết văn hóa Việt - Nhật 2025

Chiều 5-7, chương trình giao lưu bóng đá Việt - Nhật 2025 diễn ra sôi động tại làng thể thao Tuyên Sơn (TP Đà Nẵng), thu hút đông đảo khán giả đến cổ vũ.

Sôi nổi giải bóng đá gắn kết văn hóa Việt - Nhật 2025

Tâm lý học thể thao: Dám thua sẽ có ngày chiến thắng

Một trong những thách thức lớn nhất đối với các bậc cha mẹ hiện đại là biết chấp nhận để con sai và học từ thất bại.

Tâm lý học thể thao: Dám thua sẽ có ngày chiến thắng

Lần đầu sau hơn 100 năm, người dân Pháp được bơi lội vui nhộn trên sông Seine

Ngày 5-7, người dân thủ đô Paris đã đổ xô xuống tắm trong sông Seine khi chính quyền lần đầu tiên cho công chúng bơi tại đây kể từ năm 1923.

Lần đầu sau hơn 100 năm, người dân Pháp được bơi lội vui nhộn trên sông Seine

Thanh niên bay drone cứu người nhận bằng khen chủ tịch tỉnh Gia Lai: 'Ai cũng sẽ hành động như tôi'

Sau khi nhận bằng khen và tiền thưởng từ UBND tỉnh Gia Lai và báo Tuổi Trẻ, anh Trần Văn Nghĩa đã trích một phần đến làng Bôn Jứ, xã Ia Tul, thăm và trao tặng ba em nhỏ trong vụ việc.

Thanh niên bay drone cứu người nhận bằng khen chủ tịch tỉnh Gia Lai: 'Ai cũng sẽ hành động như tôi'

Trường dạy gì để sinh viên đáp ứng kỳ vọng của doanh nghiệp ngoại?

Doanh nghiệp nước ngoài kỳ vọng vào một thế hệ lao động Việt Nam vừa thạo công nghệ như AI, vừa có tư duy phản biện mạnh mẽ, để làm chủ chuỗi giá trị mới đang hình thành.

Trường dạy gì để sinh viên đáp ứng kỳ vọng của doanh nghiệp ngoại?

Người bơi ra giữa sông tiết lộ lý do em nhỏ thứ 3 không được cứu bằng drone

Trong nhóm 3 đứa trẻ chăn bò bị kẹt lũ giữa sông Ba, có 2 em được cứu bằng drone, còn em thứ 3 vì sao phải chờ xuồng ứng cứu?

Người bơi ra giữa sông tiết lộ lý do em nhỏ thứ 3 không được cứu bằng drone
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar