27/10/2015 09:15 GMT+7

Thời gian vàng "3 giờ" cứu người đột quỵ não

NGUYÊN LINH, NGUYENLINH@TUOITRE.COM.VN
NGUYÊN LINH, [email protected]

TT - Bệnh viện Trung ương Huế cho biết trên 90% người bị đột quỵ não đến điều trị khi đã quá “thời gian vàng” (được tính là ba giờ).

Ông Nguyễn Văn Lạc (63 tuổi) bị đột quỵ đã được điều trị hồi phục hoàn toàn do người nhà đưa đến bệnh viện cấp cứu sớm - Ảnh: Nguyên Linh

 Đến bệnh viện điều trị muộn, bệnh nhân rất dễ tử vong hoặc bị các di chứng như liệt vận động, sống cuộc sống thực vật...

Theo TS.BS Tôn Thất Trí Dũng, phó trưởng khoa nội, phụ trách đơn vị đột quỵ của Trung tâm điều trị theo yêu cầu quốc tế - Bệnh viện Trung ương Huế, nhiều bệnh nhân đột quỵ não (còn gọi là tai biến mạch máu não) đáng lẽ được cứu sống, nhưng do đến bệnh viện quá muộn hoặc nhầm tưởng bị trúng gió nên để ở nhà châm cứu dẫn đến chết oan uổng.

Sơ cứu... chết người

Ông T.T.H. (55 tuổi, ở huyện Phú Vang, Thừa Thiên - Huế) đang làm ruộng thì bỗng dưng đau đầu, méo miệng, nói không rõ rồi ngất xỉu. Người nhà lầm tưởng ông H. bị trúng gió nên đưa về nhà cạo gió, xoa dầu, châm cứu.

Tuy nhiên, một ngày sau ông H. trở nặng, liệt nửa người và rơi vào hôn mê, lúc này người nhà mới đưa đi Bệnh viện Trung ương Huế cấp cứu. Tại đây, kết quả các xét nghiệm và chụp hình ảnh cho thấy bệnh nhân bị nhồi máu não, giai đoạn muộn. Hậu quả ông H. phải chấp nhận đời sống thực vật.

Hay một bệnh nhân khác là ông P.H.T. (51 tuổi, trú ở Hương Trà, Thừa Thiên - Huế) có tiền sử cao huyết áp. Sau khi đi ăn đám cưới về, ông T. kêu đau nhức đầu, người mệt, tay chân yếu nên người nhà xoa dầu, rồi đắp chăn cho ông nằm ngủ. Người nhà ông T. kể cứ nghĩ ông T. đi đám cưới có uống ít bia rượu nên bị mệt chứ không biết ông bị đột quỵ.

Đến bốn giờ sau, người nhà phát hiện ông T. nằm thiếp li bì, kêu không trả lời, liệt tay chân, sau đó mới đưa ông đi cấp cứu. Khi đến bệnh viện, bác sĩ cho biết ông T. bị xuất huyết não chèn ép các dây thần kinh não gây hôn mê sâu, liệt nửa người. Do đến bệnh viện quá trễ, ông T. đã qua đời sau ba ngày nằm hồi sức cấp cứu.

Những nguy cơ bị đột quỵ não

Bác sĩ Trí Dũng cho biết đột quỵ não có hai loại: nhồi máu não do tắc mạch máu nuôi não (chiếm đến 80%) và xuất huyết não do vỡ mạch máu não (chiếm 20%). Ở Việt Nam đột quỵ não là nguyên nhân tử vong cao nhất, vượt qua cả bệnh ung thư và bệnh lý tim mạch. Mỗi năm cả nước có khoảng 200.000 trường hợp bị đột quỵ não, trong đó 110.000 người tử vong.

Bệnh đột quỵ não thường xảy ra ở người đái tháo đường, cao huyết áp, rối loạn mỡ, béo phì, đặc biệt là người hút nhiều thuốc lá và uống nhiều rượu bia rất dễ vỡ phình mạch máu não...

Bác sĩ Dũng khuyến cáo phải đưa bệnh nhân đến bệnh viện càng nhanh càng tốt vì trong điều trị đột quỵ não, “thời gian là não - time is brain”, nghĩa là bệnh nhân càng được điều trị sớm thì càng có nhiều tế bào não được cứu sống. Bởi một phút trôi qua sẽ có 2 triệu tế bào não của bệnh nhân đột quỵ bị chết.

“Thời gian vàng” là ba giờ sau khi xảy ra cơn đột quỵ phải đưa đến cơ sở y tế để cấp cứu, điều trị, không được tự ý ấn huyệt, châm cứu, cạo gió, cho bệnh nhân ăn uống, hoặc tự ý cho uống thuốc hạ huyết áp.

Theo bác sĩ Dũng, cách tốt nhất hạn chế đột quỵ là mỗi người phải kiểm soát sức khỏe bằng chế độ ăn uống hợp lý (giảm chất béo, tăng rau xanh, trái cây), hạn chế rượu bia, thuốc lá; tích cực tập thể dục. Nếu có bệnh lý liên quan đến cao huyết áp hay đái tháo đường phải kiểm soát điều trị.

Những dấu hiệu nhận biết

TS.BS Tôn Thất Trí Dũng cho biết dấu hiệu giúp người thân nhận biết người bị đột quỵ não được gói gọn trong chữ “FAST” (viết tắt của chữ Face - Arm - Speech - Time).

Face (khuôn mặt): mặt bị lệch, méo miệng, liệt mặt. Arm (tay): tay chân yếu, tê liệt. Speech (lời nói): nói ngọng, nói lắp, nói không rõ.

Time (thời gian): khi gặp ba dấu hiệu trên cần nhanh chóng chuyển bệnh nhân đến cơ sở y tế đủ điều kiện cấp cứu và điều trị đột quỵ gần nhất.

Ngoài ra, đột quỵ còn có một số dấu hiệu như đột ngột mất thị lực, đau đầu dữ dội, chóng mặt, không thể thực hiện vận động theo ý muốn.

Sống được nhờ cấp cứu sớm

Ngày 8-10, ông Nguyễn Văn Lạc (63 tuổi, trú phường Phú Hiệp, TP Huế), đang chở vợ đi thì đột ngột ngất xỉu, hôn mê, liệt nửa người bên trái. Lập tức người nhà đưa ngay ông Lạc vào cấp cứu ở Bệnh viện Trung ương Huế.

Tại đây, bác sĩ chẩn đoán ông Lạc bị đột quỵ (nhồi máu não cấp), liệt nửa người bên trái, hôn mê sâu. Sau khi điều trị kịp thời, ông Lạc hồi tỉnh và chân tay cử động được.

NGUYÊN LINH, [email protected]

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Bác sĩ phụ khoa xâm hại tình dục 9 bệnh nhân ở Pháp, nhận 10 năm tù

Ngày 5-7, tòa án Pháp đã tuyên một bác sĩ phụ khoa 10 năm tù vì xâm hại tình dục 9 bệnh nhân trong quá trình khám bệnh.

Bác sĩ phụ khoa xâm hại tình dục 9 bệnh nhân ở Pháp, nhận 10 năm tù

Ra mắt thiết bị chống giật trọn đời hạn chế hơn 90% tình huống điện giật, rủi ro điện

Trước tình hình hàng loạt tai nạn điện thương tâm liên tục xảy ra, yêu cầu về 1 thiết bị chống giật an toàn cao, hiệu quả, ngăn ngừa tối đa các nguy cơ xảy ra tai nạn điện được đặt ra cấp bách.

Ra mắt thiết bị chống giật trọn đời hạn chế hơn 90% tình huống điện giật, rủi ro điện

Thanh niên 34 tuổi gãy dương vật vì thói quen bẻ ‘cậu nhỏ’ buổi sáng

Bệnh viện Nam học và Hiếm muộn Hà Nội tiếp nhận trường hợp bệnh nhân nam bị gãy dương vật, do thói quen bẻ 'cậu nhỏ' vào buổi sáng khi thức dậy.

Thanh niên 34 tuổi gãy dương vật vì thói quen bẻ ‘cậu nhỏ’ buổi sáng

Siết chặt kê đơn thuốc ngoại trú: Sắp hết thời mua thuốc kháng sinh ‘dễ như mua rau’

Bộ Y tế vừa ban hành thông tư 26 quy định nhiều nội dung mới về việc kê đơn thuốc trong điều trị ngoại trú, hướng đến mục tiêu quản lý minh bạch, hiệu quả và bảo vệ tốt hơn quyền lợi của người bệnh.

Siết chặt kê đơn thuốc ngoại trú: Sắp hết thời mua thuốc kháng sinh ‘dễ như mua rau’

Kịp thời cứu sống nam thanh niên nghi bị 'bạn gái ảo' lừa sang Campuchia

Một nam bệnh nhân tại TP.HCM nghi bị bạn gái quen qua mạng lừa đảo sang Campuchia, trên người có nhiều vết thương, dấu hiệu bị chích điện dẫn đến tổn thương đa cơ quan.

Kịp thời cứu sống nam thanh niên nghi bị 'bạn gái ảo' lừa sang Campuchia

Thói quen mút ngón tay ở trẻ em: Hiểu đúng để phòng ngừa và điều trị

Bạn đã bao giờ bắt gặp hình ảnh bé nhà mình đưa ngón tay cái hoặc thậm chí nhiều ngón tay vào miệng mút? Đừng quá lo lắng và hoang mang, nhưng nếu thói quen này duy trì lâu dài, tần suất liên tục có thể ảnh hưởng tới răng, hàm... của trẻ.

Thói quen mút ngón tay ở trẻ em: Hiểu đúng để phòng ngừa và điều trị
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar