11/04/2020 10:31 GMT+7

Thỏa thuận giá dầu bị bỏ lửng

NGUYÊN HẠNH
NGUYÊN HẠNH

TTO - Sau nhiều tuần kèn cựa nhau, Saudi Arabia và Nga đã cùng bỏ qua bất đồng để chấm dứt cuộc chiến giá dầu, tìm kiếm giải pháp để ổn định thị trường dầu mỏ thế giới.

Thỏa thuận giá dầu bị bỏ lửng - Ảnh 1.

Bảng giá tại một trạm xăng ở Louisville, Kentucky (Mỹ) ngày 2-4 khi giá xăng trung bình tại Mỹ giảm dưới 2 USD/gallon - Ảnh: AFP

Cuộc họp trực tuyến kéo dài 9 tiếng diễn ra ngày 9-4 giữa Tổ chức Các nước xuất khẩu dầu lửa (OPEC) và đồng minh, hay còn gọi là OPEC+, đã khép lại bằng thỏa thuận cắt giảm khoảng 10% sản lượng.

Giá dầu ngày 10-4 đã giảm mạnh trong khi chờ đợi một thỏa thuận chính thức của các nước OPEC+. Theo đó, giá dầu thô ngọt nhẹ West Texas Intermediate (WTI) giảm 9,3%, còn 22,76 USD/thùng, trong khi giá dầu Brent giảm 4,1%, còn 31,48 USD/thùng.

Cả Saudi Arabia và Nga dù thế nào cũng sẽ cắt giảm và việc này giúp họ ghi điểm chính trị.

Amrita Sen, chuyên gia trưởng về phân tích dầu mỏ của Hãng tư vấn Energy Aspects, nhận định.

Còn chờ... Mexico

Theo Reuters, thỏa thuận mới đề ra cam kết cắt giảm 10 triệu thùng/ngày từ tháng 5 đến tháng 6-2020 cho toàn OPEC+. Saudi Arabia và Nga, hai nhà sản xuất lớn nhất của OPEC+, mỗi bên sẽ cắt giảm khoảng 2,5 triệu thùng/ngày, trong khi Iraq cắt giảm hơn 1 triệu thùng/ngày. Các thành viên còn lại đồng ý giảm 23% sản lượng. 

Sau đó, mức cắt giảm sẽ được hạ xuống còn 8 triệu thùng/ngày từ tháng 7 đến tháng 12-2020 và 6 triệu thùng/ngày từ tháng 1-2021 đến tháng 4-2022.

Thỏa thuận mới của OPEC+ được đưa ra trong bối cảnh nhu cầu dầu mỏ sụt giảm do tác động của hàng loạt giới hạn đi lại, nhằm hạn chế dịch bệnh từ virus corona chủng mới (COVID-19) lây lan.

Saudi Arabia và Nga không đi đến điểm đồng thuận dễ dàng. Mỹ và cụ thể là Tổng thống Donald Trump đã liên tục can thiệp và khích lệ hai bên cùng dẹp bỏ bất đồng và ngồi lại với nhau, vì chính ngành dầu mỏ của Mỹ cùng chịu tác động nặng nề từ COVID-19 cũng như cuộc chiến giá dầu kéo dài. Những nỗ lực đó đã đem tới mức thỏa thuận cắt giảm thấp nhất trong gần 2 thập kỷ qua.

Tuy nhiên, thỏa thuận lịch sử này đang đối mặt với nguy cơ đổ vỡ khi vấp phải sự phản đối từ Mexico. Đây là khúc mắc khiến giới quan sát tỏ ra nghi ngờ hiệu quả những nỗ lực khôi phục thị trường dầu mỏ đang lao đao vì COVID-19. 

Bộ trưởng năng lượng Mexico ngày 9-4 cho biết trong quá trình đàm phán, Mexico đã đề xuất mức tự cắt giảm 100.000 thùng/ngày trong vòng hai tháng tới. Trong khi đó, nước này được yêu cầu cắt giảm 400.000 thùng/ngày.

Công bố xong nội dung thỏa thuận chung, OPEC+ tuyên bố quyết định cuối cùng vẫn phụ thuộc vào việc liệu Mexico có chấp nhận đặt bút ký hay không. 

"Tôi hi vọng (Mexico) sẽ nhận ra lợi ích từ thỏa thuận này không chỉ dành cho Mexico mà còn cho toàn thế giới. Toàn bộ thỏa thuận đang phụ thuộc vào sự đồng thuận từ Mexico" - Thái tử Saudi Arabia Abdulaziz bin Salman trả lời Reuters qua điện thoại.

Khủng hoảng thừa cung

Tuy vấp phải "vật cản" bất ngờ, nhu cầu cấp bách dành cho thỏa thuận cắt giảm sản lượng giữa OPEC và các nước đồng minh vẫn không hề thay đổi. 

Bloomberg nhận định giá dầu giảm sâu "ngoạn mục" trong năm nay đã đe dọa sự ổn định của các quốc gia phụ thuộc vào dầu mỏ, ép những hãng sản xuất lớn như Exxon Mobil (Mỹ) phải kiềm chế chi tiêu, đồng thời đe dọa sự tồn tại của những công ty nhỏ.

Trong khi thỏa thuận cắt giảm của OPEC+ tương đương 10% sản lượng toàn cầu, con số này chỉ bằng một phần của nhu cầu sụt giảm. Theo Hãng tin Reuters, nhu cầu nhiên liệu trên thế giới đã giảm khoảng 30 triệu thùng/ngày, tương đương 30% nguồn cung toàn cầu hiện nay.

Giá dầu đã biến động liên tục trong nửa đầu năm 2020 vì cả đại dịch lẫn chiến tranh giá dầu. "COVID-19 là một con quái vật vô hình sẵn sàng tàn phá tất cả những thứ nó quét qua", tổng thư ký OPEC Mohammed Barkindo tuyên bố trong cuộc họp trực tuyến ngày 9-4. Theo ông, tình trạng thừa cung trong quý 2-2020 sẽ "vượt quá những gì chúng ta từng chứng kiến".

Hãng phân tích dữ liệu OilX thống kê vào đầu năm 2020, có khoảng 650 triệu thùng dầu thô đang được cất tại các kho chứa trên cạn và 100 triệu thùng khác trên các tàu chở dầu ngoài khơi. Thế nhưng kể từ đó đến nay, nhu cầu đối với mặt hàng này đã giảm sâu hơn vì dịch bệnh.

Vấn đề đặt ra là mức cắt giảm từ OPEC+ vẫn không thể giải quyết bài toán về khủng hoảng kho chứa khi chưa cân bằng với nhu cầu. 

"Vẫn còn một chút ánh sáng nơi chân trời. Trung Quốc dự kiến sắp tới sẽ trở lại bình thường. Các hãng lọc dầu đã mạnh tay cắt giảm đầu vào vì các lệnh phong tỏa trước đó nay có thể lại mua vào", chuyên gia của trang OilPrice Irina Slav viết. Dù vậy, bà Slav cũng cảnh báo còn quá sớm để kỳ vọng vào điều này.

Chờ kết quả họp với G20

OPEC không tiếp tục nhóm họp trong ngày 10-4. Thay vì thế, tổ chức này sẽ tập trung vào các cuộc đối thoại thuộc khuôn khổ nhóm 20 nền kinh tế lớn nhất thế giới (G20) diễn ra cùng ngày.

Theo Hãng tin Bloomberg, mọi sự quan tâm đã đổ dồn về cuộc họp của các bộ trưởng năng lượng G20. Tại đây, các quốc gia ngoài OPEC+, bao gồm Mỹ và Canada, có thể đóng góp bằng cách cắt giảm khoảng 5 triệu thùng/ngày cho mức cắt giảm sản lượng chung của toàn cầu.

Nga, Saudi Arabia đồng ý giảm sản lượng, giá dầu sắp tăng

TTO - Saudi Arabia và Nga, hai nước khơi mào cuộc chiến giá dầu, đã đồng ý cắt giảm sản lượng để kéo giá dầu đang rớt thê thảm lên cao với điều kiện Mỹ và các nước khác cũng phải nhập cuộc.

NGUYÊN HẠNH

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Thủ tướng mong không xảy ra chiến tranh thương mại sau đàm phán Mỹ - Trung Quốc

Việt Nam mong muốn không xảy ra chiến tranh thương mại, nhất là giữa các nền kinh tế lớn như Mỹ, Trung Quốc; thúc đẩy quan hệ hợp tác dựa trên luật lệ, thực hiện cam kết quốc tế với các thỏa thuận có lợi.

Thủ tướng mong không xảy ra chiến tranh thương mại sau đàm phán Mỹ - Trung Quốc

Khánh thành bến cảng container gần 7.000 tỉ đồng

Ngày 13-5, tại Hải Phòng, Chủ tịch nước Lương Cường cùng các vị lãnh đạo Trung ương và TP đã đến dự lễ khánh thành bến cảng container quốc tế số 3 và 4 Lạch Huyện - cảng Hải Phòng.

Khánh thành bến cảng container gần 7.000 tỉ đồng

Bamboo Capital lại có tổng giám đốc mới

Hội đồng quản trị Tập đoàn Bamboo Capital vừa bổ nhiệm ông Phạm Hữu Quốc giữ chức vụ tổng giám đốc, thay thế ông Hồ Viết Thùy vừa từ nhiệm chỉ sau hơn 2 tháng đảm nhiệm vị trí này.

Bamboo Capital lại có tổng giám đốc mới

Cắt giảm lãi suất, thị trường bất động sản Trung Quốc vẫn đối mặt tương lai bất định

Lãi suất thấp hơn cho các khoản vay quỹ dự phòng nhà ở là một phần trong nỗ lực lớn hơn nhằm khôi phục sự quan tâm của người mua và thúc đẩy các dự án bị đình trệ.

Cắt giảm lãi suất, thị trường bất động sản Trung Quốc vẫn đối mặt tương lai bất định

Doanh nghiệp nhà nước sẽ được đầu tư ngoài ngành, đại biểu lo rủi ro từ 'món béo bở'

Sáng 13-5, Quốc hội thảo luận về một số nội dung còn ý kiến khác nhau của dự thảo Luật Quản lý và đầu tư vốn nhà nước tại doanh nghiệp.

Doanh nghiệp nhà nước sẽ được đầu tư ngoài ngành, đại biểu lo rủi ro từ 'món béo bở'

Đánh thuế thu nhập mua bán nhà đất: Không thể lỗ vẫn phải đóng thuế

Việc Bộ Tài chính nghiên cứu cách tính thuế, trong đó có phương án tính thuế 20% trên lợi nhuận từ chuyển nhượng bất động sản đã làm dấy lên tranh luận.

Đánh thuế thu nhập mua bán nhà đất: Không thể lỗ vẫn phải đóng thuế
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar