29/03/2020 09:33 GMT+7

Kịch bản nào cho căng thẳng giá dầu?

NHẬT ĐĂNG
NHẬT ĐĂNG

TTO - Tổng thống Mỹ Donald Trump từng nói ông có thể làm trung gian hoặc có cách nào đó can thiệp vào cái gọi là "cuộc chiến giá dầu" giữa Nga và Saudi Arabia khi cần. Sự can thiệp của Mỹ có thể là ẩn số cho tương lai giá dầu sắp tới.

Kịch bản nào cho căng thẳng giá dầu? - Ảnh 1.

Một cơ sở của Công ty dầu quốc doanh Saudi Aramco ở Abqaiq, Saudi Arabia - Ảnh: Reuters

Giá dầu lao dốc tuần thứ 5 liên tiếp khi Nga và Saudi Arabia bất đồng về cắt giảm sản lượng.

Từ ngày 28-3, Việt Nam đã râm ran thông tin giá xăng dầu sẽ giảm mạnh, sau khi có tin Bộ Công thương điều chỉnh theo tình hình thế giới. Kết thúc giao dịch ngày 27-3 (giờ Mỹ), giá dầu WTI rơi xuống mức 22 USD/thùng, trong khi giá dầu Brent cũng giảm gần mốc 28 USD/thùng.

Saudi Arabia không khoan nhượng

Ngày 27-3, Saudi Arabia khẳng định nước này đang không có cuộc đàm phán nào với Nga về việc ổn định giá dầu, bất chấp lời đề nghị từ Matxcơva và áp lực ngày càng tăng của đồng minh Mỹ - nơi các công ty dầu đá phiến cũng đang hứng chịu cú sốc giá dầu hiện nay.

Thỏa thuận về nguồn cung ba năm giữa Tổ chức Các nước xuất khẩu dầu mỏ (OPEC) do Saudi Arabia dẫn đầu và Nga đã bị phá vỡ trong tháng này, sau khi Nga từ chối ủng hộ một kế hoạch cắt giảm sâu hơn của Saudi Arabia.

Đáp lại thái độ của Nga, Saudi Arabia tuyên bố sẽ tăng sản xuất.

Áp lực hai đầu, từ nguồn cung mạnh cho tới nhu cầu thấp, đã khiến giá dầu rơi mạnh, trong đó giá dầu Brent lần đầu tiên sau 17 năm rơi xuống mức 25 USD/thùng.

Người đứng đầu Quỹ đầu tư quốc gia Nga Kirill Dmitriev cho rằng chỉ OPEC và Nga thôi thì không đủ, cần thêm sự hợp tác của các nhà sản xuất khác - một cách gián tiếp nhắc tới Mỹ, nhà sản xuất dầu hàng đầu thế giới nhưng không tham gia việc cắt giảm sản lượng.

Tuy nhiên sau đó, một quan chức của Bộ Năng lượng Saudi Arabia nói: "Chưa có liên lạc giữa bộ trưởng năng lượng Saudi Arabia và Nga về bất kỳ việc gia tăng số lượng thành viên OPEC, cũng như không có thảo luận nào xung quanh một thỏa thuận chung nhằm cân bằng thị trường".

Mỹ hợp tác hay mạnh tay?

Tổng thống Mỹ Donald Trump từng nói rằng ông có thể làm trung gian hoặc có cách nào đó can thiệp vào cái gọi là "cuộc chiến giá dầu" giữa Nga và Saudi Arabia khi cần. Sự can thiệp của Mỹ có thể là ẩn số cho tương lai giá dầu sắp tới.

Ý tưởng Mỹ hợp tác với OPEC từ lâu đã bị xem là phương án không thể thực hiện, ít nhất vì Mỹ cũng vướng các luật chống độc quyền. Bản thân Tổng thống Trump cũng không ít lần thể hiện sự tức giận với OPEC vì các động thái tác động giá dầu.

Tuy nhiên, việc Saudi Arabia tuyên bố bơm thêm dầu đang khiến Mỹ gặp khó vì chi phí sản xuất dầu đá phiến của các công ty Mỹ hiện nay cao hơn ở Saudi Arabia và Nga. Và khi hợp tác là điều khó khăn, một số nghị sĩ Mỹ đã chọn phương án phòng vệ.

Một nhóm 6 thượng nghị sĩ Mỹ mới đây đã viết thư cho Ngoại trưởng Mike Pompeo, nói rằng Saudi Arabia và Nga "đã bắt đầu chiến tranh kinh tế chống lại nước Mỹ" và đã đe dọa "sự thống trị năng lượng" của Mỹ.

Họ cũng kêu gọi Saudi Arabia rời khỏi OPEC, quay lại chính sách tăng nguồn cung, hợp tác với Mỹ trong các dự án năng lượng chiến lược hoặc đổi lại phải gánh chịu hậu quả.

Nhóm nghị sĩ viết: "Từ thuế quan và các biện pháp siết chặt thương mại cho tới các cuộc điều tra, hành động tự vệ, trừng phạt và nhiều thứ khác, người Mỹ không thiếu công cụ".

Trong một dự luật do hai thượng nghị sĩ Mỹ tại hai bang sản xuất dầu đưa ra hôm 27-3 còn có phương án kêu gọi rút quân đội Mỹ khỏi Saudi Arabia.

Tuy vậy trong lần trả lời Bloomberg đầu tuần qua, Bộ trưởng Năng lượng Mỹ Dan Brouillette lại cho rằng việc thúc đẩy một liên minh dầu mỏ Mỹ - Saudi Arabia là "một trong rất nhiều ý tưởng" được giới làm chính sách Mỹ ủng hộ.

"Như muối bỏ biển"

Trong phát biểu mới đây tại một diễn đàn ở Nga, Thứ trưởng Năng lượng Nga Pavel Sorokin dự đoán thị trường dầu mỏ có thể cân bằng trở lại trong ít nhất một năm.

Ông Sorokin dành thời gian dài để nói về lý do Nga không ủng hộ phương án cắt giảm thêm của OPEC+ (gồm OPEC và đối tác).

Quan điểm của Nga là dịch COVID-19 đã giáng đòn mạnh vào nhu cầu dầu trong tháng 2, bất ổn gia tăng khi dịch lan ra ngoài Trung Quốc. Chính vì thế, quan chức năng lượng này lập luận rằng kế hoạch cắt thêm từ 600.000 thùng/ngày tới 1,5 triệu thùng/ngày của OPEC chỉ "như muối bỏ biển".

Giá dầu thế giới chờ... ông Trump

TTO - Bất đồng về chính sách sản lượng dầu mỏ giữa Nga và Saudi Arabia đã tác động lớn tới tình hình giá dầu, hiện rơi xuống mức dưới 30 USD/thùng.

NHẬT ĐĂNG

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Phó thủ tướng Hồ Đức Phớc: Tạo quỹ cho doanh nghiệp vay không có thế chấp chắc chắn thất bại

Chiều 15-5, Phó thủ tướng Hồ Đức Phớc đã cho ý kiến tại tổ dự thảo nghị quyết của Quốc hội về cơ chế, chính sách phát triển kinh tế tư nhân, liên quan tới cơ chế thanh kiểm tra và hỗ trợ doanh nghiệp.

Phó thủ tướng Hồ Đức Phớc: Tạo quỹ cho doanh nghiệp vay không có thế chấp chắc chắn thất bại

Vingroup gửi văn bản cho UBND TP.HCM: Đường sắt đi Cần Giờ sẽ làm bằng nguồn vốn tư nhân

Công ty VinSpeed có trách nhiệm tham gia vào việc đầu tư các dự án đường sắt do Tập đoàn Vingroup đề xuất, trong đó có dự án đường sắt đi Cần Giờ.

Vingroup gửi văn bản cho UBND TP.HCM: Đường sắt đi Cần Giờ sẽ làm bằng nguồn vốn tư nhân

Phát hiện yến sào không rõ nguồn gốc ở cửa hàng tại chợ Bình Tây

Chiều 14-5, Chi cục Quản lý thị trường TP.HCM phát hiện cửa hàng tại chợ Bình Tây kinh doanh hàng chục hộp yến sào tinh chế không rõ nguồn gốc, và một cửa hàng bán bột thực phẩm không rõ xuất xứ tại quận 8.

Phát hiện yến sào không rõ nguồn gốc ở cửa hàng tại chợ Bình Tây

Việt Nam đang tích cực đàm phán thương mại với Mỹ

'Việt Nam đã và đang chủ động tích cực thúc đẩy hợp tác đầu tư thương mại cân bằng, bền vững với Mỹ, trên tinh thần hiệu quả, thẳng thắn, xây dựng, bình đẳng, tôn trọng lẫn nhau và mang lại kết quả lợi ích cho cả hai bên'.

Việt Nam đang tích cực đàm phán thương mại với Mỹ

Dòng tiền bất động sản dịch chuyển về đô thị vệ tinh đón ‘sóng’ sáp nhập

Mức độ quan tâm và đầu tư bất động sản tại các đô thị vùng thủ đô tăng mạnh từ cuối năm 2024 đến nay, dòng tiền dịch chuyển đón 'sóng' sáp nhập, đưa các đô thị vệ tinh thành tâm điểm thị trường.

Dòng tiền bất động sản dịch chuyển về đô thị vệ tinh đón ‘sóng’ sáp nhập

Ông Trump tiết lộ Ấn Độ đề xuất không áp thuế, Campuchia đàm phán thương mại với Mỹ

Cả Ấn Độ và Campuchia đều đang nỗ lực đàm phán thương mại với Mỹ trong hạn hoãn thuế 90 ngày, khi cả hai lần lượt bị Washington áp thuế đối ứng 26% và 49%.

Ông Trump tiết lộ Ấn Độ đề xuất không áp thuế, Campuchia đàm phán thương mại với Mỹ
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar