06/08/2023 09:23 GMT+7
Trở lại chủ đề

Thiếu, thiếu rồi lại thiếu!

Thật khó hiểu, khi giáo dục luôn được ưu tiên, cả xã hội quan tâm, vậy mà ngoài sách giáo khoa còn có vấn nạn thiếu giáo viên.

Chuyện thiếu giáo viên không mới, vậy mà việc tuyển dụng giáo viên lại bị "đóng băng" - Ảnh minh họa: NHƯ HÙNG

Chuyện thiếu giáo viên không mới, vậy mà việc tuyển dụng giáo viên lại bị "đóng băng" - Ảnh minh họa: NHƯ HÙNG

Tình trạng thiếu giáo viên cấp học mầm non, phổ thông công lập diễn ra trên cả nước.

Kết thúc năm học 2022-2023, cả nước thiếu 118.253 giáo viên, tăng thêm 11.308 người so với năm học trước.

"Làn sóng" giáo viên nghỉ việc vẫn đang ở con số khá cao và vẫn chưa dừng lại.

Cần nhớ năm học 2021-2022 có hơn 16.000 giáo viên nghỉ việc, chuyển việc ra khỏi ngành giáo dục và số này trong năm học vừa qua là hơn 9.000.

Nguyên nhân thì có đủ, nào là công tác quy hoạch, dự báo nhu cầu giáo viên chưa sát; biến động dân số, dịch chuyển lao động giữa các vùng miền mà không theo quy luật...

Thiếu giáo viên: Nguyên nhân nào chỉ nhiêu đó

Chuyện thiếu giáo viên không mới, vậy mà việc tuyển dụng giáo viên lại bị "đóng băng".

Lý do là chính quyền địa phương đã áp dụng một cách máy móc khi thực hiện chủ trương của Chính phủ về tinh giản biên chế 10% trong các cơ quan hành chính, sự nghiệp.

Và trong bối cảnh ấy, những bức xúc do thiếu cơ chế thu hút và giữ giáo viên gắn bó với nghề, lương giáo viên mới được tuyển dụng thấp... càng làm cho tình trạng thiếu giáo viên trở thành "chuyện thường ngày ở huyện", kéo dài năm này qua năm khác.

Mà đâu phải xã hội thiếu giáo viên đâu. Chỉ vì địa phương không được giao chỉ tiêu tuyển dụng nên không thể tuyển dụng. Hệ quả nữa là nhiều sinh viên sư phạm ra trường vẫn không tìm được chỗ dạy.

Thực trạng này cũng để lại những bức xúc với người trong cuộc, còn gọi theo các nhà kinh tế đó là sự lãng phí nguồn lực.

Liệu có phải do cơ chế? Chưa hẳn.

Nghị định 116 quy định chính sách hỗ trợ tiền đóng học phí, chi phí sinh hoạt đối với sinh viên sư phạm, áp dụng từ năm học 2021 - 2022 cho phép đào tạo giáo viên theo phương thức giao nhiệm vụ, đặt hàng hoặc đấu thầu.

Trên thực tế, các trường sư phạm chờ đón "đơn đặt hàng" nhưng nhiều địa phương không màng giải pháp gỡ khó này. Thiếu vẫn hoàn thiếu!

Nơi nào chịu trách nhiệm?

Liên quan đến giao biên chế viên chức, theo Bộ Nội vụ, thực chất bộ này không có thẩm quyền, mà chỉ có nhiệm vụ thẩm định biên chế viên chức hằng năm để các đơn vị căn cứ vào đó, các địa phương thông qua HĐND.

Bộ Nội vụ có nhiệm vụ đề xuất, tham mưu cho Chính phủ bổ sung biên chế viên chức, nhất là viên chức giáo dục, đáp ứng yêu cầu "có học sinh phải có giáo viên" nhưng phải đảm bảo một cách hợp lý, phải đảm bảo theo định mức.

Vậy nơi nào chịu trách nhiệm của tình trạng thiếu giáo viên đã trở thành "kinh niên"? Tất nhiên, cuối cùng vẫn là Bộ Giáo dục và Đào tạo. Và "nạn nhân" vẫn là các học sinh.

Nhưng xét lại vẫn là tổng hợp các nguyên nhân, đủ cả các ngành, từ giáo dục, nội vụ, các địa phương, thậm chí cả ngành tài chính vì có liên quan đến ngân sách...

Mà cứ thế này thì tình trạng thiếu giáo viên cứ dắt dây từ năm này qua năm khác, trong khi chúng ta luôn hô hào phải tuân thủ nguyên tắc "có học sinh phải có giáo viên".

Thật khó hiểu, khi giáo dục luôn được ưu tiên, cả xã hội quan tâm, vậy mà ngoài sách giáo khoa còn có vấn nạn thiếu giáo viên, luôn trong tình trạng "thiếu, thiếu, rồi lại thiếu...". Một thực trạng không hay khi năm học mới sắp bắt đầu.

Giáo viên đã thiếu lại còn nghỉ việc nhiều

Tình trạng thiếu giáo viên các cấp học từ mầm non đến phổ thông công lập diễn ra ở nhiều địa phương trên cả nước. Trong khi việc tuyển dụng mới rất khó khăn, số giáo viên nghỉ việc liên tục tăng.

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Những bước đi nhỏ cho một nền hòa bình lớn

Lịch sử cho thấy ngừng bắn dựa trên dàn xếp của các nước lớn mà bỏ qua lợi ích của những nước nhỏ chưa bao giờ là thỏa thuận bền vững.

Những bước đi nhỏ cho một nền hòa bình lớn

Buổi bình minh của công nghiệp giải trí Việt Nam

Để có một nền công nghiệp giải trí thực sự, chúng ta cần có một chiến lược bài bản về đào tạo con người cho nền công nghiệp đặc thù này.

Buổi bình minh của công nghiệp giải trí Việt Nam

Chống hàng giả, cần điểm ngay từ 'yếu huyệt'

Hàng giả, hàng gian gây bức xúc đã từ lâu, nay nóng lên khi cơ quan chức năng vừa khởi tố nhiều vụ gây chấn động.

Chống hàng giả, cần điểm ngay từ 'yếu huyệt'

Kiểm tra hàng giả, thực phẩm chức năng giả: Cây kim trong bọc

Việc xử lý với nạn làm hàng giả được thực thi nghiêm sau thời gian dài vấn nạn này gây nhiều hệ lụy với xã hội.

Kiểm tra hàng giả, thực phẩm chức năng giả: Cây kim trong bọc

Ban quản trị chung cư không thể là 'tay ngang'

Người tham gia ban quản trị chung cư ngoài nhiệt tình còn phải có chuyên môn, phải chuyên nghiệp để bảo vệ chính mình và quyền lợi của cư dân.

Ban quản trị chung cư không thể là 'tay ngang'

Phim Việt đã 'nhiều trăm tỉ'

Trong nửa đầu năm 2025, điện ảnh Việt Nam đã có chín phim đạt doanh thu trên 100 tỉ đồng. Đặc biệt một phim đã cán mốc 300 tỉ và bốn phim khác vượt qua cột mốc 200 tỉ.

Phim Việt đã 'nhiều trăm tỉ'
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar