05/08/2023 11:11 GMT+7

Giáo viên đã thiếu lại còn nghỉ việc nhiều

Tình trạng thiếu giáo viên các cấp học từ mầm non đến phổ thông công lập diễn ra ở nhiều địa phương trên cả nước. Trong khi việc tuyển dụng mới rất khó khăn, số giáo viên nghỉ việc liên tục tăng.

Học sinh Trường THPT Bình Phú, quận 6, TP.HCM tặng hoa và quà chúc mừng cô giáo nhân Ngày Nhà giáo Việt Nam 20-11 - Ảnh: NHƯ HÙNG

Học sinh Trường THPT Bình Phú, quận 6, TP.HCM tặng hoa và quà chúc mừng cô giáo nhân Ngày Nhà giáo Việt Nam 20-11 - Ảnh: NHƯ HÙNG

Theo Bộ Giáo dục và Đào tạo, số giáo viên đang thiếu chủ yếu ở bậc mầm non, tiểu học và với một số môn học theo chương trình giáo dục phổ thông mới. Trong đó, Thanh Hóa, Hà Nội, TP.HCM, Nghệ An, Thái Nguyên, Gia Lai... là những địa phương thiếu giáo viên nhiều nhất.

Thiếu giáo viên ngày càng trầm trọng

Tính đến hết năm học 2022-2023, theo thống kê sơ bộ trên cơ sở dữ liệu ngành, tổng số giáo viên mầm non, phổ thông là 1.234.124 người (tăng 71.927 người so với năm học 2021- 2022, trong đó công lập chiếm 88,57%, ngoài công lập 11,43%).

Trong năm học qua, mặc dù các địa phương đã triển khai công tác tuyển dụng giáo viên theo chỉ tiêu biên chế được giao nhưng vẫn không đáp ứng được nhu cầu giảng dạy trong các cơ sở giáo dục.

Tỉ lệ giáo viên/lớp ở các cơ sở giáo dục mầm non, phổ thông công lập trên cả nước (chỉ tính giáo viên trong biên chế) còn thấp hơn so với quy định.

Hiện nay, cả nước còn thiếu 118.253 giáo viên (từ bậc mầm non đến THPT), số giáo viên thiếu tăng thêm 11.308 người so với năm học trước. Bộ Giáo dục và Đào tạo đánh giá cơ cấu đội ngũ nhà giáo còn mất cân đối giữa các môn học trong cùng một cấp học, giữa các vùng miền có điều kiện kinh tế - xã hội khác nhau.

Tình trạng thừa, thiếu giáo viên còn diễn ra phổ biến tại nhiều địa phương, nhất là giáo viên dạy các môn học mới (các môn tiếng Anh, tin học, âm nhạc, mỹ thuật) nhưng chậm được khắc phục. Trong khi đó, chỉ tiêu phân bổ giáo viên cho các địa phương đa số thấp hơn so với nhu cầu thực tế.

Năm học 2022-2023, Hà Nội thiếu 10.265 giáo viên, tuy nhiên số biên chế được bổ sung trong năm học này chỉ có 2.361 biên chế. Theo ông Trần Văn Thức - giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Thanh Hóa, địa phương này là một trong số tỉnh thành có số giáo viên thiếu nhiều nhất cả nước.

"Hiện số giáo viên biên chế ở các cấp là hơn 40.430 người. So với định mức của tỉnh, ngành giáo dục còn thiếu gần 6.900 giáo viên.

Nếu so với định biên của Bộ Giáo dục và Đào tạo, Thanh Hóa thiếu hơn 10.250 giáo viên, trong đó một số môn bắt buộc theo chương trình mới như tin học thiếu 690 người, tiếng Anh 350, mỹ thuật 280. Việc này ảnh hưởng lớn đến chất lượng dạy và học" - ông Thức cho hay.

TP.HCM cũng là một "điểm nóng" của tình trạng thiếu giáo viên. Sở Giáo dục và Đào tạo TP.HCM cho biết năm học 2022-2023 ngành giáo dục thành phố còn thiếu hơn 5.240 giáo viên.

Đồ họa: TẤN ĐẠT

Đồ họa: TẤN ĐẠT

Học sinh tăng, giáo viên nghỉ việc nhiều

Lý giải về tình trạng thiếu giáo viên, tại kỳ họp thứ 4, Quốc hội khóa XV tháng 10-2022, Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Nguyễn Kim Sơn cho rằng nhiều năm về trước giáo viên đã không đủ do nhiều người bỏ việc, giảng viên nhiều năm không tuyển, tuyển nhỏ hơn số nghỉ hưu do thừa, thiếu cục bộ, khó điều tiết và thiếu do tăng dân số tự nhiên.

Theo thống kê của Bộ Giáo dục và Đào tạo, từ tháng 9-2015, tổng số học sinh khi bắt đầu năm học là trên 19 triệu học sinh và con số này là hơn 23 triệu học sinh vào tháng 9-2022.

Trong khi đó, số giáo viên vào tháng 9-2015 có 1.156.000 người cho bậc mầm non đến phổ thông. Đến tháng 9-2022 có 1.227.000 giáo viên. Như vậy, số giáo viên nhiều hơn 100.000 trong khi số học sinh đã tăng trên 3 triệu.

Bộ Giáo dục và Đào tạo nhận định: "Nguyên nhân chính dẫn đến việc số giáo viên mầm non vẫn thiếu nhiều so với năm học trước là do số trẻ đến trường năm học 2022-2023 tăng thêm 132.245 trẻ (tương ứng với việc cần tăng thêm khoảng 5.500 giáo viên).

Bậc tiểu học, tỉ lệ lớp học 2 buổi/ngày năm học 2022-2023 tăng 4,6% so với năm học trước (cần tăng thêm khoảng 3.000 giáo viên). Bậc THPT tăng 669 lớp so với năm học trước (cần thêm khoảng 1.500 giáo viên)".

Một nguyên nhân khác dẫn tới tình trạng thiếu giáo viên trầm trọng hơn được chỉ ra là do chương trình giáo dục phổ thông 2018 quy định bậc tiểu học tổ chức học 2 buổi/ngày; thêm một số môn học mới, bắt buộc, thêm tiết học giáo dục địa phương, hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp...

Trong khi đó, "làn sóng" giáo viên nghỉ việc có vẻ vẫn chưa dừng lại. Tính riêng năm học vừa qua, cả nước có hơn 19.300 giáo viên công lập về hưu và nghỉ việc (10.094 giáo viên nghỉ hưu và 9.295 giáo viên nghỉ việc).

Bên cạnh đó, một số địa phương còn bị động về nguồn tuyển dụng; chưa có chính sách đột phá thu hút giáo viên đến công tác ở những địa bàn khó khăn hơn; còn nhiều bất cập trong việc bố trí giáo viên tiếng Anh, tin học và công nghệ dạy liên trường, liên cấp.

Nhiều nguyên nhân của việc thiếu giáo viên

Nhận định về nguyên nhân chủ yếu của tình trạng thiếu giáo viên, theo Bộ Giáo dục và Đào tạo là do công tác quy hoạch, dự báo nhu cầu giáo viên chưa sát, không theo kịp thực tế; biến động dân số, dịch chuyển lao động giữa các vùng miền với số lượng lớn và không có quy luật. Việc tuyển dụng giáo viên phổ thông ở các địa phương còn bất cập, chưa kịp thời do thiếu nguồn tuyển; thiếu cơ chế thu hút và giữ giáo viên gắn bó với nghề, lương giáo viên mới được tuyển dụng thấp...

Không tuyển dụng được

Theo Cục Nhà giáo và Quản lý giáo dục (Bộ Giáo dục và Đào tạo), đến cuối năm học 2022-2023, cả nước tuyển dụng thêm hơn 17.000 giáo viên công lập. Nhưng vẫn còn hơn 74.000 chỉ tiêu biên chế dù đã giao cho các địa phương nhưng chưa tuyển dụng được.

Bà Y Ngọc - phó chủ tịch UBND tỉnh Kon Tum - cho biết địa phương đang thiếu giáo viên nhưng tuyển dụng lại không dễ. Có những nơi như huyện Tu Mơ Rông, xét tuyển 200 giáo viên nhưng chỉ có 20 - 30 hồ sơ đăng ký. Thậm chí có những người trúng tuyển sau đó tìm cách về miền xuôi hoặc nghỉ việc vì điều kiện làm việc khắc nghiệt, đãi ngộ quá thấp.

Đề xuất bỏ thi thăng hạng giáo viên là có căn cứ

Chiều 4-8, Bộ Giáo dục và Đào tạo giải đáp một số thắc mắc xung quanh việc thi thăng hạng chức danh nghề nghiệp của giáo viên.

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Vòng chung kết Giải Lê Quý Đôn: Học sinh làm 'người lính trẻ'

680 học sinh THCS vào vòng chung kết Giải Lê Quý Đôn tranh tài trong vai trò của những người lính trong chiến dịch Hồ Chí Minh.

Vòng chung kết Giải Lê Quý Đôn: Học sinh làm 'người lính trẻ'

Khuyến khích nghệ sĩ, nghệ nhân, vận động viên tổ chức hoạt động hè cho trẻ em, học sinh

Trong công điện của Thủ tướng Chính phủ vừa ban hành có nội dung chỉ đạo về việc nghỉ hè, hoạt động hè năm 2025 của trẻ em, học sinh.

Khuyến khích nghệ sĩ, nghệ nhân, vận động viên tổ chức hoạt động hè cho trẻ em, học sinh

Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn báo cáo Quốc hội về sách giáo khoa, dạy thêm, học thêm

Trong báo cáo gửi Quốc hội, Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn thông tin nội dung liên quan quản lý dạy thêm, học thêm, sách giáo khoa.

Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn báo cáo Quốc hội về sách giáo khoa, dạy thêm, học thêm

Học sinh Việt Nam 'gặt' vàng tại Olympic vật lý châu Á

Đội tuyển học sinh Việt Nam dự Olympic vật lý châu Á năm 2025 giành 3 huy chương vàng, 3 huy chương bạc và 2 huy chương đồng.

Học sinh Việt Nam 'gặt' vàng tại Olympic vật lý châu Á

Học 2 buổi/ngày không thu phí: Cơ hội thay đổi, khắc phục bất cập

Việc thực hiện dạy học 2 buổi/ngày không thu phí của người học như tinh thần chỉ đạo của Tổng Bí thư Tô Lâm sẽ phải bắt đầu lộ trình thế nào và thay đổi gì so với cách làm hiện thời?

Học 2 buổi/ngày không thu phí: Cơ hội thay đổi, khắc phục bất cập

Lộ đề thi môn toán, hơn 600 học sinh lớp 8 phải kiểm tra lại

Hơn 600 học sinh khối lớp 8 ở Bình Phước phải làm lại bài kiểm tra học kỳ 2 môn toán sau phi phát hiện lộ đề thi.

Lộ đề thi môn toán, hơn 600 học sinh lớp 8 phải kiểm tra lại
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar