12/04/2016 14:26 GMT+7

Thiếu tá hải quân Mỹ làm gián điệp cho Trung Quốc vì tình dục?

MỸ LOAN
MỸ LOAN

TTO - Một thiếu tá hải quân Mỹ bị cáo buộc làm gián điệp cho Đài Loan, Trung Quốc. Thiếu tá này đang đối mặt với những cáo buộc làm gián điệp, đổi thông tin mật lấy tình dục.

Edward C. Lin phát biểu trước các bạn đồng liêu trong một buổi lễ năm 2008 ở Honolulu - Ảnh: usni.org

Thiếu tá hải quân Mỹ 39 tuổi Edward C.Lin, người Mỹ gốc Đài Loan, đang đối mặt với những cáo buộc làm gián điệp, đổi thông tin mật lấy tình dục với người của chính quyền lãnh thổ Đài Loan và khả năng là với cả phía Trung Quốc. 

Báo Newsweek đưa tin Lin đã bị các điều tra viên của hải quân Mỹ bí mật bắt giữ cách đây 8 tháng, rồi bị điều đến sở chỉ huy Cục Tuần tra và trinh sát hải quân làm việc.

Đang điều tra

Hôm 8-4, hải quân Mỹ đã xem xét những cáo buộc đối với Lin trong phiên tòa sơ thẩm ở Norfolk (bang Virginia) nhưng chỉ cung cấp trước rất ít thông tin về vụ này.

Ngoài ra, Lin còn bị cáo buộc thuê nhà để quan hệ tình dục với gái mại dâm, ngoại tình và ngụy tạo thông tin về những nơi anh ta đã đến ở nước ngoài.

Thiếu tá Timothy Hawkins cho biết cơ quan chức năng của hải quân Mỹ đang xem xét tình tiết bên trong của vụ việc và sẽ công khai.

Bản cáo buộc dài ba trang do hải quân công bố, nhấn mạnh rằng Lin đang đối mặt với hai tội danh gián điệp và ba tội danh âm mưu làm gián điệp. Lin bị cáo buộc chuyển thông tin mật cho một quốc gia nước ngoài.

Tuy nhiên, một quan chức Mỹ giấu tên đã xác nhận nhân thân của Lin. Cơ quan điều tra hình sự của hải quân Mỹ và Cục Điều tra liên bang Mỹ (FBI) cũng đang điều tra liệu Lin đã chuyển những thông tin mật cho cả Trung Quốc và Đài Loan hay không.

Báo New York Times dẫn lời các quan chức Mỹ giấu tên cho biết các điều tra viên của hải quân Mỹ đang nghi ngờ Lin tuồn thông tin cho một người bạn gái gốc Hoa.

Giới chức tình báo Mỹ đã bắt đầu nghi ngờ Lin khi phát hiện anh ta không thành thật khai báo nơi nghỉ phép ở nước ngoài.

Trong quân đội Mỹ, hành vi này bị xem là vi phạm điều lệnh quân sự là vắng mặt không phép. Trang web thuộc Viện hải quân Mỹ USNI News lần đầu tiên nhận dạng Edward Lin trong bài báo đăng ngày 10-4. Tuy nhiên USNI không tiết lộ người đại diện pháp lý cho Lin trong vụ án này.

Chỉ huy Bộ tư lệnh lực lượng các hạm đội Mỹ, đô đốc Philip S. Davidson, nhấn mạnh sự nghiêm trọng của vụ việc mà hải quân Mỹ đang xử lý này.

Có khả năng đô đốc Davidson sẽ quyết định chuyển trường hợp của Lin cho tòa án quân sự xét xử. Hồ sơ làm việc của Lin cho biết anh đã  gia nhập hải quân Mỹ vào cuối năm 1999 và được phong là sĩ quan bay của hải quân vào tháng 5-2002. Đây là một vị trí chuyên về các hoạt động liên quan đến những thiết bị cảm biến vũ khí dùng trên máy bay.

Vị trí làm việc cuối cùng của Lin trước khi bị bắt là trong đơn vị Special Projects Patrol Squadron 2 tại vịnh Kaneohe, Hawaii từ tháng 2-2014 đến tháng 3-2016.

Đơn vị này điều hành những chuyến bay tuần tra biển của máy bay do thám  P-3C Orion, có nhiệm vụ tìm, phát hiện các tàu ngầm của kẻ thù và do thám cũng như các hoạt động thu thập thông tin tình báo ở khu vực Thái Bình Dương.

Trước khi phục vụ ở đơn vị trên, Lin xin vào làm nhân viên trong hải quân Mỹ ở Washington từ tháng 2-2012 đến tháng 11-2013. Từ tháng 12-2010 đến tháng 2-2012, Lin theo học tại Đại học chiến tranh Hải quân ở Newport, Rhode Island.

Đổi thông tin lấy tình?

Sau khi gia nhập hải quân Mỹ được vài năm, Edward C.Lin đã được chọn nói chuyện với một nhóm người có thể được nhập quốc tịch Mỹ cùng với anh ta tại một buổi lễ ở Honolulu vào năm 2008.

Theo Washington Post, Lin cùng gia đình rời Đài Loan khi mới 14 tuổi, đã lưu lại nhiều quốc gia trước khi đặt chân đến Mỹ. Khi đó, Lin còn phải cần đến phiên dịch để giúp anh ta đăng ký trường học ở Mỹ.

“Tôi luôn mơ về việc đến nước Mỹ, một vùng đất hứa. Tôi đã lớn lên và tin rằng những con đường ở Mỹ đều dẫn đến Disneyland” - một báo cáo của hải quân Mỹ năm 2008 dẫn lời Lin nói.

Kể từ sau khi được nhập quốc tịch Mỹ, Lin từng đi nghỉ ở nhiều nước trên thế giới như Dubai, Trung Quốc, Đài Loan, Jordan và Anh. Tuy nhiên, Lin đã không khai thật với cơ quan chủ quản một số nơi mình đi nghỉ.

Và giờ đây, hơn bảy năm sau thì Lin đang đối mặt với những cáo buộc tội gián điệp, cố ý làm gián điệp và dính đến bê bối gái mại dâm. Lin là một trong những trường hợp hiếm hoi là một thành viên quân đội Mỹ đang tại ngũ bị điều tra vì bị nghi ngờ làm gián điệp cho nước ngoài.  

Các điều tra viên của hải quân Mỹ còn nghi ngờ chính quyền các nước và vùng lãnh thổ mà Lin nhận làm gián điệp đã trả công cho viên thiếu tá này bằng “gái đẹp” cho một lần trao đổi thông tin.

Tờ Daily Beast dẫn lời Daniel Velez, người từng đi cùng với Lin trong kỳ nghỉ sáu ngày ở Đài Loan, cho biết chính quyền lãnh thổ Đài Loan đã đài thọ Lin cùng một nhóm người đến tham quan văn hóa ở Đài Loan hồi năm 2011.

“Nhóm chúng tôi đã được đến thăm và gặp gỡ giới chức ở nhiều cơ quan chính quyền khác nhau của Đài Loan” - Velez kể lại.

Báo Washington Post cho biết việc bị kết án làm gián điệp có thể dẫn đến án tử hình dù chưa có người Mỹ nào bị kết án tử vì tội gián điệp từ năm 1953 đến nay. 

MỸ LOAN

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Tỉ phú Musk nói 'đã đủ' với chính trị, cam kết tiếp tục điều hành Tesla

Về hoạt động chính trị của mình, tỉ phú Musk nói ông sẽ 'giảm bớt' chi tiêu chính trị trong tương lai và đã làm đủ trong lĩnh vực này.

Tỉ phú Musk nói 'đã đủ' với chính trị, cam kết tiếp tục điều hành Tesla

Tổng thống Pháp Macron sắp thăm Việt Nam lần đầu tiên

Chuyến thăm Việt Nam đầu tiên trên cương vị Tổng thống Pháp của ông Macron sẽ diễn ra trong ba ngày, bắt đầu từ ngày 25-5 tới.

Tổng thống Pháp Macron sắp thăm Việt Nam lần đầu tiên

Nga thúc giục Ukraine thảo luận bản ghi nhớ hòa bình

Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky cáo buộc Nga đang câu giờ để có thể tiếp tục cuộc chiến và chiếm đóng lãnh thổ Ukraine.

Nga thúc giục Ukraine thảo luận bản ghi nhớ hòa bình

Bộ trưởng Y tế Mỹ kêu gọi các nước cùng rút khỏi WHO

Theo ông Kennedy, tổ chức này đang sa lầy trong bộ máy quan liêu và việc các nước rút khỏi tổ chức này sẽ là một lời cảnh tỉnh.

Bộ trưởng Y tế Mỹ kêu gọi các nước cùng rút khỏi WHO

Anh áp thêm trừng phạt lên Nga, Matxcơva nói 'không cần' phản hồi

Các lệnh trừng phạt này nhắm vào 'hạm đội bóng tối' gồm các tàu chở dầu và các công ty tài chính của Nga, nhằm hạn chế nguồn lực chiến tranh của Matxcơva.

Anh áp thêm trừng phạt lên Nga, Matxcơva nói 'không cần' phản hồi

Ông Erdogan nắm chặt ngón tay ông Macron trong 13 giây, gây sốt mạng xã hội

Video Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ nắm chặt ngón trỏ Tổng thống Pháp trong suốt 13 giây, bất chấp sự không thoải mái thấy rõ của đối phương, gây sốt mạng xã hội.

Ông Erdogan nắm chặt ngón tay ông Macron trong 13 giây, gây sốt mạng xã hội
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar