05/03/2016 09:07 GMT+7

Thiếu nhân lực tham gia bác sĩ gia đình

L.TH.H. - TIẾN LONG
L.TH.H. - TIẾN LONG

TT - Theo bác sĩ Trần Văn Khanh - giám đốc Bệnh viện Q.2, để nhân rộng mô hình bác sĩ gia đình thì việc đầu tiên phải đào tạo cho đủ nguồn nhân lực.

Bác sĩ Trương Xuân Liễu (chủ tịch Hội Y học TP.HCM):
Góp phần giảm tải tuyến trên

Triển khai được bác sĩ gia đình đến sát người dân sẽ góp phần giảm quá tải cho các bệnh viện tuyến trên.

Khi người dân bị bệnh đến hệ thống bác sĩ gia đình khám, bác sĩ gia đình sẽ khám, sàng lọc trước những bệnh thông thường và điều trị ngay ở phòng khám bác sĩ gia đình.

Trường hợp cần, bác sĩ gia đình sẽ hướng dẫn đến đúng nơi chữa bệnh.

Hiện nay có bệnh gì người dân đều đi thẳng lên bệnh viện tuyến trên, gây ra quá tải cho các bệnh viện này.

Nếu BHYT giải quyết chế độ cho người bệnh thì sẽ thuận lợi và đỡ rất nhiều thứ tốn kém. Đối với việc các bác sĩ phòng mạch tư không mặn mà tham gia hệ thống bác sĩ gia đình, theo tôi, vì chưa có chế độ phù hợp...

Nhưng chúng ta cứ làm thử đi, khi bác sĩ phòng mạch tư thấy có lợi sẽ đăng ký làm và người dân thấy có lợi sẽ đến khám mà không cần lên tuyến trên.

Thiếu nhân lực

Phòng khám y học gia đình, Bệnh viện Q.2 tiếp nhận khoảng 3.000 bệnh nhân đến khám hằng tháng. Bác sĩ Lê Thanh Toàn - phụ trách phòng khám y học gia đình, Bệnh viện Q.2 - cho biết năm đầu thí điểm, một ngày chỉ có 20-30 bệnh nhân đến phòng khám.

Nhưng hiện nay, ngày thường phòng khám tiếp đón 180-240 bệnh nhân, ngày đông lên đến 300-400 bệnh nhân tới khám. Ngày càng có nhiều bệnh nhân tìm đến mô hình này.

Tuy nhiên, để nhân rộng mô hình cũng gặp một số khó khăn. Trên lý thuyết, một bác sĩ phòng khám gia đình sẽ quản lý một số lượng bệnh nhân nhất định, có thể là ở một khu phố. Mỗi trạm y tế phải có 1-2 bác sĩ, điều dưỡng được đào tạo theo chuyên ngành y học gia đình.

Nhưng hiện tại cả Q.2 chỉ có một vài trạm có bác sĩ gia đình. Phòng khám phải quản lý bệnh nhân chung vì thiếu nhân lực. Một bác sĩ lẽ ra chỉ khám 30-50 bệnh nhân thì phải khám gấp hai, ba lần bình thường.

Theo bác sĩ Trần Văn Khanh - giám đốc Bệnh viện Q.2, bệnh viện có tổng cộng 17 bác sĩ tham gia mô hình bác sĩ gia đình, chia nhau một ngày có 3-4 bác sĩ khám. Số bác sĩ này được đào tạo y học gia đình tại ĐH Y dược TP.HCM.

Bệnh viện Q.2 đang khuyến khích các bác sĩ chuyên khoa làm việc lâu năm tại bệnh viện đi học thêm chuyên khoa bác sĩ gia đình. “Để nhân rộng mô hình thì việc đầu tiên phải đào tạo cho đủ nguồn nhân lực” - bác sĩ Khanh nói.

Thế giới: bác sĩ gia đình chăm sóc sức khỏe cho mỗi cá nhân

Theo Tổ chức Bác sĩ gia đình thế giới (Wonca), mục đích của y khoa gia đình là nhằm cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe riêng tư, toàn diện và liên tục cho mỗi cá nhân dựa trên hoàn cảnh gia đình và cộng đồng của họ.

Y khoa gia đình là chuyên ngành y khoa chăm sóc sức khỏe toàn diện cho con người ở mọi lứa tuổi. Bác sĩ được đào tạo trong chuyên khoa này được gọi là bác sĩ gia đình.

Y khoa gia đình và bác sĩ gia đình đóng vai trò rất quan trọng trong hệ thống chăm sóc sức khỏe của một quốc gia.

Tại Mỹ, gần 1/4 số cuộc thăm khám bệnh của người dân là do bác sĩ gia đình đảm nhiệm. Bác sĩ gia đình ở Mỹ phải học xong một bằng đại học y và có thêm ba năm đào tạo bác sĩ nội trú với những kiến thức chuyên biệt trong lĩnh vực y khoa gia đình.

Tại Canada, những người muốn trở thành bác sĩ gia đình phải hoàn thành chương trình đào tạo bác sĩ nội trú chuyên ngành y khoa gia đình của một trường đại học chính thức sau khi có bằng bác sĩ y khoa (M.D degree). 

Theo trang web của Wonca, y khoa gia đình phát triển rất nhanh tại Thổ Nhĩ Kỳ. Với dân số hơn 73 triệu người, Thổ Nhĩ Kỳ hiện có khoảng 111.000 bác sĩ đang làm việc trong lĩnh vực này.

Chương trình đào tạo bác sĩ y khoa của Thổ Nhĩ Kỳ kéo dài sáu năm. Mức lương trung bình của một bác sĩ gia đình tại Thổ Nhĩ Kỳ hiện nay khoảng 1.500 USD/tháng.

Các bác sĩ gia đình ở Thổ Nhĩ Kỳ, nhất là những người ở các khu vực nông thôn, có quan hệ với các bệnh viện nhiều hơn các bác sĩ gia đình tại những khu vực khác của châu Âu.

Hai tổ chức quan trọng đại diện cho lĩnh vực y khoa gia đình ở Thổ Nhĩ Kỳ là TAHUD và TAHEV. TAHUD (viết tắt của Türkiye Aile Hekimleri Uzmanlık Dernegi hay Hiệp hội Bác sĩ gia đình Thổ Nhĩ Kỳ) với khoảng 1.000 thành viên. TAHEV (viết tắt của Türkiye Aile Hekimligi Vakfı hay Quỹ y khoa gia đình Thổ Nhĩ Kỳ).

Đây là hai tổ chức đóng vai trò quan trọng trong việc hỗ trợ các bác sĩ gia đình và thúc đẩy chăm sóc sức khỏe ban đầu.

D.KIM THOA

L.TH.H. - TIẾN LONG

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Những lãnh đạo bệnh viện nhận hối lộ từ Công ty Sơn Lâm sau hợp đồng mua dược liệu

Ông Phạm Văn Cách, cựu chủ tịch HĐQT Công ty cổ phần dược phẩm Sơn Lâm, bị cáo buộc hối lộ hơn 71 tỉ đồng cho nhiều lãnh đạo, cán bộ của 13 bệnh viện, trung tâm y tế trên cả nước để không bị gây khó khăn khi cung cấp thuốc.

Những lãnh đạo bệnh viện nhận hối lộ từ Công ty Sơn Lâm sau hợp đồng mua dược liệu

Đoàn Di Băng lại đăng đàn ‘xin lỗi’ và nói là bên ‘bị ảnh hưởng’

Sau khi có thông tin về việc thu hồi lô kem chống nắng do Công ty VB GROUP phân phối, ngày 17-5 Đoàn Di Băng đã đăng tải trên trang cá nhân về việc thu hồi sản phẩm. Trước đó, cô cũng đăng tải thông báo tương tự khi lô dầu gội bị thu hồi.

Đoàn Di Băng lại đăng đàn ‘xin lỗi’ và nói là bên ‘bị ảnh hưởng’

Đóng cửa, bật điều hòa gây thiếu oxy, mệt mỏi, đau đầu?

'Ngủ trong phòng bật điều hòa đóng kín lâu ngày dẫn đến thiếu oxy, dư CO₂, mệt mỏi, rụng tóc, stress, mất ngủ...'.

Đóng cửa, bật điều hòa gây thiếu oxy, mệt mỏi, đau đầu?

Sản phẩm công ty chồng Đoàn Di Băng: Chỉ số chống nắng bằng 4,8% so với nhãn dán, có phải hàng giả?

Cục Quản lý dược (Bộ Y tế) vừa ra quyết định đình chỉ lưu hành, thu hồi và tiêu hủy toàn quốc lô sản phẩm do công ty chồng Đoàn Di Băng đưa ra thị trường, do chỉ số chống nắng trên nhãn là SPF 50 nhưng kết quả kiểm nghiệm là SPF 2,4.

Sản phẩm công ty chồng Đoàn Di Băng: Chỉ số chống nắng bằng 4,8% so với nhãn dán, có phải hàng giả?

Mỹ phê duyệt xét nghiệm máu đầu tiên chẩn đoán bệnh Alzheimer

Cục Quản lý thực phẩm và dược phẩm Mỹ (FDA) đã phê duyệt xét nghiệm máu đầu tiên chẩn đoán bệnh Alzheimer, bước tiến lớn giúp phát hiện bệnh sớm hơn và điều trị hiệu quả hơn.

Mỹ phê duyệt xét nghiệm máu đầu tiên chẩn đoán bệnh Alzheimer

Giới khoa học bác bỏ tin đồn vắc xin COVID-19 mRNA gây ung thư

Một nghiên cứu tại Đức đang bị xuyên tạc trên mạng xã hội, khi nhiều người phát tán thông tin sai lệch rằng vắc xin mRNA ngừa COVID-19 gây ung thư và hội chứng 'VAIDS' - điều mà chính các tác giả của nghiên cứu đó đã lên tiếng bác bỏ.

Giới khoa học bác bỏ tin đồn vắc xin COVID-19 mRNA gây ung thư
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar