01/12/2013 06:04 GMT+7

Thiên thần ở Tacloban

TRẦN PHƯƠNG (Theo Mirror)
TRẦN PHƯƠNG (Theo Mirror)

TT - Sau khi cơn bão tử thần Haiyan quét qua miền trung Philippines, nhiều tình nguyện viên từ khắp thế giới đã cấp tốc đến giúp đỡ. Nữ bác sĩ người Anh Natalie Roberts là một trong số những người đã giúp giành giật nhiều mạng sống từ địa ngục Tacloban.

Phóng to
Bác sĩ Natalie Roberts đứng trước bệnh viện trung tâm của Tacloban - Ảnh: Mirror

Trước khi đến Tacloban, nữ bác sĩ 34 tuổi Roberts đã làm việc một năm tại chiến địa Syria và trước đó là Pakistan. Đã đi qua cái ác liệt của bạo lực, tưởng như chẳng còn điều gì có thể khiến cô bị sốc.

Nhưng Roberts cho biết cô đã bàng hoàng trước cảnh tượng ở Tacloban. “Thật khó tưởng tượng trước khi đặt chân đến đây. Một thành phố lớn trở nên hoang tàn chỉ trong vài giờ - Roberts kể với tờ Mirror - Đây là điều tồi tệ nhất tôi từng thấy”. Cô nhanh chóng nhận ra vấn đề nguy cấp nhất chính là vệ sinh dịch tễ. “Mùi tử thi là thứ mà bạn sẽ không thể nào quên được, nó cứ bám dính vào cổ họng” - cô nói.

Đến Tacloban vào tuần thứ hai sau bão, Roberts và các đồng nghiệp thuộc Tổ chức Thầy thuốc không biên giới (MSF) tất bật bắt tay ngay vào làm việc. Roberts là người chịu trách nhiệm chính ở bệnh viện dã chiến Tacloban. “70 giường của bệnh viện và thiết bị phẫu thuật hoàn toàn bị phá hủy” - điều phối viên Federica Nogarotto nói.

Trong những ngày đầu, nhóm y tế chỉ hơn 10 người của Roberts phải vật lộn với tất cả công việc từ cấp cứu, phẫu thuật, hậu phẫu, đỡ đẻ, điều trị tâm lý... Họ cũng kiêm luôn các công việc quản lý, điều hành ngân hàng máu, máy chụp X-quang và các khu bệnh cách ly. Vô số bệnh nhân đổ về trong căn lều hơi dựng bên ngoài sân của Bệnh viện Bethany, nơi Roberts chữa bệnh cho các nạn nhân của bão Haiyan trong điều kiện hết sức ngặt nghèo, thiếu thốn.

Bà mẹ trẻ Cathy Balitos, 19 tuổi, cho biết cơn bão không chỉ phá tan cuộc đời cô mà còn lấy mất thuốc suyễn của con gái cô. Khi đến bệnh viện, tình trạng của bé vô cùng nguy cấp, buộc bác sĩ Roberts phải nhanh chóng kê thuốc điều trị để cứu sống đứa trẻ. Và cũng nhờ những nhân viên y tế như Roberts, những “đứa bé diệu kỳ” đã ra đời an toàn giữa đống hoang tàn của Tacloban, đem lại tia hi vọng hồi sinh cho vùng đất này.

Dù đau đầu với sự thiếu thốn thuốc men, thiết bị, nữ bác sĩ Roberts vẫn nhận ra điểm chung của nhiều bệnh nhân là họ luôn giữ nụ cười trên môi, luôn sẵn sàng giúp đỡ người khác, bất chấp hoàn cảnh của mình cũng bi đát không kém. Tinh thần lạc quan của họ khiến Roberts ngạc nhiên và khâm phục, dù chỉ mới hai tuần sau khi bão Haiyan san bằng miền trung Philippines và cướp đi sinh mạng của hơn 5.200 người. Đây sẽ là tinh thần mà họ cần để khôi phục cuộc sống sau thảm họa.

Roberts tham gia MSF năm 2011 sau khi từ bỏ công việc tại một bệnh viện lớn ở Anh. Trước khi đến Philippines, cô là một nhân viên y tế kỳ cựu ở Syria, giúp thành lập bệnh viện MSF ở phía đông Aleppo trong năm 2013. Nữ bác sĩ kể rằng nỗi ám ảnh và là mục đích đấu tranh của cô ở Syria là giúp đỡ những đứa trẻ bị thương trong chiến tranh. Trường hợp đau lòng nhất mà cô gặp là một bé gái bị phỏng nhẹ, nhưng không được chữa trị vì cả gia đình bé bị kẹt giữa hai làn đạn. Sau ba tháng, vết thương trầm trọng đến nỗi đứa bé không thể đi được và tử vong vài ngày sau khi đến được bệnh viện.

“Tôi thấy rất hạnh phúc khi giúp đỡ người khác, nhưng tôi nghĩ cha tôi có lẽ luôn muốn tôi theo đuổi một nghề nghiệp bình thường nào đó” - Roberts tâm sự. Tuy nhiên trong mắt những bệnh nhân của Roberts, cô thật sự là một thiên thần. “Chúng tôi vô cùng cảm kích hành động nhân hậu và sự nhiệt huyết của cô” - một người Philippines chia sẻ về Roberts.

TRẦN PHƯƠNG (Theo Mirror)

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Vợ chồng cùng vượt sóng thất nghiệp

Thất nghiệp, khi rớt trúng ở độ tuổi trung niên, không chỉ là cú sốc nghề nghiệp mà còn tiềm ẩn nguy cơ rạn nứt trong đời sống hôn nhân.

Vợ chồng cùng vượt sóng thất nghiệp

Yêu là phải biết ghen?

Tôi có một chị bạn nhắn tin nhờ tôi nghe tâm sự xem chị hành xử như vậy đúng hay sai. Khi chồng đi công tác xa về, chị ngửi thấy mùi nước hoa phụ nữ trên quần áo của anh.

Yêu là phải biết ghen?

Những bà mẹ nhà quê

Mạ tôi, má bạn hay bất kỳ người phụ nữ lam lũ nào lớn lên, xoay xở, vun vén giữa một thời khốn khó bủa vây đều xây nếp nhà từ sự cần kiệm đến mức khắc kỷ.

Những bà mẹ nhà quê

Đám cưới ngày lụt: Cô dâu bật khóc và niềm vui bất ngờ

Nước lũ dâng cao tại Huế, Quảng Trị… khiến nhiều cô dâu, chú rể ‘méo mặt’ vì sợ khách không đến đám cưới.

Đám cưới ngày lụt: Cô dâu bật khóc và niềm vui bất ngờ

Bao giờ mẹ mới thảnh thơi

Nhìn các cô chú thường xuyên tụ tập ăn sáng, uống cà phê, nhiều lúc tôi lại chạnh lòng nghĩ về mẹ.

Bao giờ mẹ mới thảnh thơi

Có yêu nhau, xin đừng 'sát thương nhau'

Trong một lần nghe chia sẻ bí quyết hạnh phúc của anh chị, tôi nhớ thông điệp tiên quyết này: vợ chồng đừng dùng vũ lực, đừng cố ý sát thương nhau.

Có yêu nhau, xin đừng 'sát thương nhau'
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar