25/12/2015 14:47 GMT+7

​Thiên long bát bộ: Vương Ngữ Yên nào nổi bật nhất?

THỤC NGHI (tổng hợp)
THỤC NGHI (tổng hợp)

TTO - Trần Ngọc Liên, Lý Nhược Đồng, Lưu Diệc Phi và Trương Mông - ai là nữ diễn viên nổi bật nhất trong các phiên bản Thiên long bát bộ?

Trần Ngọc Liên, Lý Nhược Đồng, Lưu Diệc Phi và Trương Mông - ai là nữ diễn viên nổi bật nhất trong các phiên bản Thiên long bát bộ?

Nhân vật Vương Ngữ Yên là tuyến vai nữ được quan tâm nhiều nhất trong tác phẩm Thiên long bát bộ của nhà văn Kim Dung. Trong 3 thập niên qua, tác phẩm này nhiều lần được đưa lên màn ảnh, trong đó có 4 phiên bản tiêu biểu nhất, gồm phiên bản năm 1982 (TVB Hong Kong), 1997 (TVB Hong Kong), 2003 (Trung Quốc) và 2013 (Trung Quốc).

Bộ phim Thiên long bát bộ phiên bản năm 1997 (45 tập) đang phát sóng trên kênh SCTV9 vào lúc 22g hàng đêm. Nhân dịp này, cùng điểm xem 4 phiên bản Vương Ngữ Yên, ai là người nổi bật nhất.  

Lý Nhược Đồng

Vương Ngữ Yên là con gái của Đoàn Chính Thuần và người tình Lý Thanh La, ngoại hình của cô giống như tiên nữ trong thạch động mà Đoàn Dự ngày nhớ đêm mong. Từ nhỏ, Vương Ngữ Yên sống với mẹ ở Mạn Đà sơn trang, chưa từng rời khỏi nơi đây nửa bước. Cô cùng anh họ Mộ Dung Phục là thanh mai trúc mã, vì anh họ đam mê võ công nên cô đã vì anh mà đọc thuộc làu bí kíp võ công của các môn phái, có thể nhìn ra là chiêu thức võ công của môn phái nào, là một nhà lý luận võ học chứ không biết võ công.

Sau này Mộ Dung Phục vì muốn khôi phục nước Yên nên làm phò mã Tây Hạ, Vương Ngữ Yên vì quá đau lòng nhảy vực tự vẫn, may được Đoàn Dự cứu sống. Sau đó Vương Ngữ Yên biết rằng anh họ không hề quan tâm đến việc mình tìm đến cái chết. Trong lúc chán nản cô nhảy xuống giếng, ở dưới đáy giếng cô và Đoàn Dự mới nảy sinh tình cảm. Kết cục, Vương Ngữ Yên và Đoàn Dự trở thành một đôi, cùng nhau trở về Đại Lý.

Thiên long bát bộ của Hãng truyền hình TVB năm 1997

Vương Ngữ Yên phiên bản Trần Ngọc Liên

Sắc đẹp của Vương Ngữ Yên không bút mực nào có thể miêu tả, vẻ đẹp của Trần Ngọc Liên không theo quan niệm thẩm mỹ thông thường, cô không phải mỹ nhân đẹp nghiêng nước nghiêng thành, trái lại khuôn mặt cô có những đường nét khá cứng không mấy bắt mắt.

Nếu so với những nữ diễn viên đóng vai Vương Ngữ Yên sau này, như Lý Nhược Đồng phiên bản Thiên long bát bộ 1997 hoặc Lưu Diệc Phi phiên bản Thiên long bát bộ 2003 thì thế hệ “hậu bối”  đều xinh đẹp và ăn ảnh hơn cô, nhưng Trần Ngọc Liên lại toát lên khí chất tao nhã.

Có thể nói, vẻ đẹp của Trần Ngọc Liên không thể dùng ánh mắt thường để nắm bắt, mà phải dùng tâm hồn để cảm nhận.

Vương Ngữ Yên phiên bản Trần Ngọc Liên

Vương Ngữ Yên phiên bản Lý Nhược Đồng

Lý Nhược Đồng thành danh từ nhân vật Tiểu Long Nữ trong phiên bản Thần điêu đại hiệp 1966, một năm sau cô đóng Thiên long bát bộ, đảm nhận vai Vương Ngữ Yên xinh đẹp thuần khiết.

So về mặt diễn xuất, Lý Nhược Đồng không bằng đàn chị Trần Ngọc Liên, nhưng nhân vật Vương Ngữ Yên của cô có hình tượng trong sáng thoát tục, như tiên nữ không nhuốm bụi trần, không thể nói là quá xuất sắc, nhưng cũng không có điểm nào chê trách.

Vương Ngữ Yên phiên bản Lý Nhược Đồng

Vương Ngữ Yên phiên bản Lưu Diệc Phi

Năm 2003, Lưu Diệc Phi lọt vào mắt xanh của nhà chế tác Trương Kỷ Trung, được giao đảm nhận vai nữ chính Vương Ngữ Yên trong phim Thiên long bát bộ của đài truyền hình Trung ương. Nhân vật Vương Ngữ Yên của Lưu Diệc Phi đã đem vẻ đẹp tuyệt sắc mà Kim Dung mô tả trên mặt giấy biến thành một mỹ nhân có da có thịt hiển hiện trước mắt khán giả, từ đó cô gắn liền với danh hiệu “Thần tiên tỷ tỷ”.

Nhờ biểu hiện xuất sắc trong phim Thiên long bát bộ, Lưu Diệc Phi có thêm cơ hội hợp tác với Trương Kỷ Trung trong phim Thần điêu đại hiệp, đảm nhận vai Tiểu Long Nữ. Với hai bộ phim võ hiệp Kim Dung, Lưu Diệc Phi đã vụt sáng thành Hoa đán nổi tiếng của màn bạc Trung Quốc.

Vương Ngữ Yên phiên bản Lưu Diệc Phi

Vương Ngữ Yên phiên bản Trương Mông

Khí chất thanh thuần thoát tục, không vướng bụi trần của “Thần tiên tỷ tỷ” được công nhận là điều khó thể hiện nhất, kể cả Lý Nhược Đồng, Lưu Diệc Phi khi mới nhận vai cũng từng bị nghi ngờ.

Vương Ngữ Yên phiên bản Trương Mông vừa ra mắt đã bị dân mạng chê bai: “Trương Mông không xấu, nhưng thật sự không thể diễn vai đại mỹ nhân Vương Ngữ Yên, cô ấy hoàn toàn không có khí chất thuần khiết, dáng vẻ mong manh, vẫn còn tỏa ra mùi son phấn dung tục nồng đậm”.

Trước phản ứng của dân mạng, Trương Mông cho rằng trong lòng mỗi người đều có một Vương Ngữ Yên, vì vậy cách nhìn của mỗi người cũng khác nhau.

“Thật ra, phiên bản Thiên long bát bộ 2013 đã cải biên một số điểm của nhân vật Vương Ngữ Yên, cô ấy không còn là “thần tiên” như mọi người tưởng tượng trước đây, bắt đầu nhuộm màu bụi trần. Tôi nhận thấy sự cải biên này là hợp lý, có cảm giác như con gái của nhà hàng xóm, gần gũi với thế hệ khán giả trẻ hơn”, Trương Mông nói.  

Vương Ngữ Yên phiên bản Trương Mông

Lý Nhược Đồng vào danh sách 10 minh tinh cổ trang đẹp nhất

​Theo bạn, Trần Ngọc Liên, Lý Nhược Đồng, Lưu Diệc Phi và Trương Mông - ai là nữ diễn viên nổi bật nhất trong các phiên bản Thiên long bát bộ? Mời bạn để lại ý kiến ở phần Bình luận bên dưới.
THỤC NGHI (tổng hợp)

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Phim tài liệu về Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, dự án ‘Tái thiết Làng Nủ’ được trao giải A

Phim tài liệu Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng - Nhà lãnh đạo kiên trung, trí tuệ và mẫu mực của Điện ảnh Quân đội, dự án Tái thiết Làng Nủ của nhóm kiến trúc sư Hoàng Thúc Hào, sách của ông Nguyễn Thế Kỷ… được trao giải cao nhất.

Phim tài liệu về Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, dự án ‘Tái thiết Làng Nủ’ được trao giải A

Con trai nhạc sĩ Văn Cao kể về bài hát Ca ngợi Hồ Chủ tịch

Ông Văn Thao, con trai nhạc sĩ Văn Cao, kể về 'Ca ngợi Hồ Chủ tịch', một trong những bài hát hay nhất viết về Chủ tịch Hồ Chí Minh trong chương trình 'Người là niềm tin tất thắng'.

Con trai nhạc sĩ Văn Cao kể về bài hát Ca ngợi Hồ Chủ tịch

Lắng đọng chương trình 'Từ Làng Sen đến TP.HCM'

Nhiều chương trình văn hóa, nghệ thuật, thể thao từ Lễ hội Làng Sen toàn quốc dịp kỷ niệm 135 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh để lại ấn tượng sâu sắc.

Lắng đọng chương trình 'Từ Làng Sen đến TP.HCM'

Người con muôn nẻo quê hương về Kim Liên dịp sinh nhật Bác

Dưới hàng cây rợp bóng mát, đi giữa hương sen thơm ngát, người con muôn nẻo quê hương cùng về thăm quê Bác Hồ, Nghệ An trong dịp kỷ niệm 135 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh.

Người con muôn nẻo quê hương về Kim Liên dịp sinh nhật Bác

Trường Sa nhớ ơn Bác qua nhiếp ảnh

70 bức ảnh của bảy tác giả thuộc Hội Nhiếp ảnh TP.HCM được giới thiệu trong Triển lãm Trường Sa nhớ ơn Bác tại Đường sách TP.HCM.

Trường Sa nhớ ơn Bác qua nhiếp ảnh

Bình Dương khởi công khu lưu niệm cụ phó bảng Nguyễn Sinh Sắc

Khu lưu niệm cụ phó bảng Nguyễn Sinh Sắc - thân sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh, được tỉnh Bình Dương đầu tư bài bản.

Bình Dương khởi công khu lưu niệm cụ phó bảng Nguyễn Sinh Sắc
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar