27/12/2015 20:18 GMT+7

Thiên long bát bộ: Lương Gia Nhân đóng vai Kiều Phong hay nhất

THỤC NGHI (Theo Sina)
THỤC NGHI (Theo Sina)

TTO - Điểm qua 4 diễn viên từng đóng nhân vật Kiều Phong trong 4 phiên bản Thiên long bát bộ, trang mạng giải trí Sina đánh giá phiên bản Kiều Phong do Lương Gia Nhân đóng được xem là "kinh điển" nhất, hay nhất.

Kiều Phong - nhân vật đặc sắc của Kim Dung

Kiều Phong, còn gọi Tiêu Phong, là người Liêu thời Bắc Tống, vì cơ duyên tình cờ được một đôi vợ chồng người Hán ở chân núi Thiếu Thất nuôi dưỡng khôn lớn. Anh hành hiệp trượng nghĩa, trí dũng song toàn, mạnh mẽ hào sảng, là mẫu đàn ông nam tính hiếm có dưới ngòi bút của Kim Dung.

Kiều Phong là đệ tử của Võ Lâm và Cái Bang, cùng Mộ Dung Phục được xưng tụng là “Bắc Kiều Phong, Nam Mộ Dung”. Là cao thủ trẻ tuổi vang danh khắp giang hồ, Kiều Phong đảm nhận chức bang chủ Cái Bang, sau khi bí mật thân thế bị phanh phui, bị ép phải thoái ngôi bang chủ.

Ở nước Liêu, vì giúp Gia Luật Hồng Cơ dẹp yên phản loạn, được phong làm Nam Viện đại vương, sau vì ngăn cản vua Liêu tấn công nước Tống, tự sát ngoài ải Nhạn Môn, hưởng dương 33 tuổi.

Cuộc đời của Kiều Phong trải qua nhiều chông gai, bi tráng, là một người có trái tim ấm áp đồng thời cũng là một anh hùng trung với nước với dân tộc.

Trong 4 phiên bản phim Thiên long bát bộ được trình chiếu ở châu Á (1982, 1997, 2003 và 2013), mỗi phiên bản có một diễn viên thủ vai nhân vật Kiều Phong. 

Kiều Phong phiên bản Lương Gia Nhân

Trong phiên bản Thiên long bát bộ năm 1982 của TVB Hong Kong, Lương Gia Nhân đóng vai Kiều Phong. Mọi người đều biết, Lương Gia Nhân có khuôn mặt chữ điền sắc nét, mày rậm mũi cao miệng rộng, đôi mắt tuy không lớn nhưng ánh mắt rất có uy, cộng thêm bả vai dày rộng, thân hình rắn chắc nhờ tập võ, chiều cao chỉ thiếu 2 - 3cm là ông đáp ứng hình ảnh “Đại hán phương Bắc” của Kiều Phong dưới ngòi bút Kim Dung.

Về khí chất, Lương Gia Nhân trải qua cuộc sống khắc khe của một võ sư, nên khuôn mặt hằn rõ sự từng trải phong sương.

Kiều Phong phiên bản Huỳnh Nhật Hoa

Kiều Phong phiên bản Huỳnh Nhật Hoa - Phiên bản Thiên long bát bộ năm 1997

Phiên bản Thiên long bát bộ năm 1997 của TVB được công nhận là bộ phim "kinh điển" nhất. Ngày 28-7-1997, bộ phim phát sóng lần đầu tiên tại Hong Kong, đạt tỷ suất bạn xem đài cao nhất. Phim hiện đang được kênh SCTV9 phát lại kể từ ngày 21-12, lúc 22g hàng đêm. 

Trước đó, trong bản phim Thiên long bát bộ năm 1982, Huỳnh Nhật Hoa đóng vai Hư Trúc, đến bản phim năm 1997 anh trở thành Kiều Phong. Tuy diễn xuất của Huỳnh Nhật Hoa rất điêu luyện, tiếc là anh “bê” khí chất của Quách Tĩnh để diễn Kiều Phong, khó tránh khiến người xem cảm thấy khuôn mặt, cốt cách, thân hình đều không phù hợp, điều này dẫn đến anh chỉ dựa vào bộ râu gia tăng khí thế.

Kiều Phong phiên bản Hồ Quân

Hồ Quân có phong cách điển hình của người đàn ông chững chạc, không bảnh bao bắt mắt, nhưng phong cách nam tính mạnh mẽ tỏa ra từ con người anh đã đủ cuốn hút khán giả.

Hồ Quân được nhà chế tác Trương Kỷ Trung chỉ định đóng vai Kiều Phong trong phiên bản Thiên long bát bộ 2003. Tuy nhiên, có những ý kiến trái chiều khi Hồ Quân được giao đảm nhân vai Kiều Phong, vì anh có khuôn mặt dài, khuôn miệng tinh tế, đường nét nhu hòa, đôi mắt một mí gợi cảm, ánh mắt u buồn đầy tâm sự, so với Kiều Phong mà Kim Dung miêu tả hoàn toàn khác biệt.

Kiều Phong phiên bản Chung Hán Lương

Phiên bản Thiên long bát bộ 2013 hứng chịu nhiều lời phàn nàn của dân mạng, trong đó người đầu tiên đứng mũi chịu sào là nam chính thứ nhất Kiều Phong do Chung Hán Lương đảm nhận.

Ngoại hình thư sinh của Chung Hán Lương vốn không thích hợp với vai Kiều Phong, cộng thêm lối tạo hình sắc sảo khiến nhân vật trở nên sống sượng.

Mặc dù trước khi bộ phim bấm máy, Chung Hán Lương đã cố ý phơi nắng để có làn da rám nắng, nhưng vẫn không cách nào che phủ ngoại hình khôi ngô tuấn tú của anh, màu da bánh mật tương phản mạnh mẽ với hàm răng trắng đều tăm tắp, vẻ ngoài điển trai của Chung Hán Lương thích hợp với vai Đoàn Dự hơn, thậm chí là Mộ Dung Phục.  

Điểm qua 4 diễn viên từng đóng nhân vật Kiều Phong trong 4 phiên bản Thiên long bát bộ, trang mạng giải trí Sina đánh giá phiên bản Kiều Phong của Lương Gia Nhân được xem là "kinh điển" nhất, hay nhất.

*Xem clip nhạc phim Thiên long bát bộ năm 1997 (Kinh Khó Niệm - Châu Hoa Kiện):

*

THỤC NGHI (Theo Sina)

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Comic Land Productions, khởi lên giấc mơ truyện tranh Việt Nam

17 năm làm nghiên cứu thị trường, chị Lương Thúy Phương khát khao xây dựng một nơi khởi lên cho những giấc mơ về truyện tranh Việt Nam, đó là Comic Land Productions.

Comic Land Productions, khởi lên giấc mơ truyện tranh Việt Nam

Giáo sư Trần Văn Thọ gặp gỡ độc giả ba miền với Hồi ức đến tương lai

Sách 'Hồi ức đến tương lai' của giáo sư Trần Văn Thọ tập hợp những bài báo chính luận, ghi chép và tùy bút đầy trăn trở, giàu cảm xúc của ông, một trong những trí thức Việt Nam tiêu biểu tại Nhật Bản.

Giáo sư Trần Văn Thọ gặp gỡ độc giả ba miền với Hồi ức đến tương lai

Văn nghệ sĩ TP.HCM hành trình Theo dấu chân cuộc Tổng tiến công và nổi dậy mùa xuân năm 1975

'Theo dấu chân cuộc Tổng tiến công và nổi dậy mùa xuân năm 1975' là chủ đề hành trình về nguồn dành cho văn nghệ sĩ TP.HCM năm 2025.

Văn nghệ sĩ TP.HCM hành trình Theo dấu chân cuộc Tổng tiến công và nổi dậy mùa xuân năm 1975

Kiến trúc sư Võ Trọng Nghĩa nhận giải Văn hóa châu Á Fukuoka

Kiến trúc sư Võ Trọng Nghĩa của Việt Nam được trao giải Văn hóa châu Á Fukuoka năm 2025, hạng mục Nghệ thuật văn hóa.

Kiến trúc sư Võ Trọng Nghĩa nhận giải Văn hóa châu Á Fukuoka

Nơi kết thúc bắt đầu: Chọn quên hết hay nhớ thật nhiều?

Những hoàn cảnh trong vở Nơi kết thúc bắt đầu đều có một lý do để bước vào Cõi lưu luyến. Họ tạm dừng chân ở đây.

Nơi kết thúc bắt đầu: Chọn quên hết hay nhớ thật nhiều?

Điện Kính Thiên là biểu tượng quyền lực tối cao của triều đình Đại Việt

Điện Kính Thiên là biểu tượng quyền lực tối cao của triều đình Đại Việt, trải dài từ thế kỷ XI đến thế kỷ XVIII, là không gian vật chất quan trọng và mang giá trị về tâm linh và triết lý sâu sắc.

Điện Kính Thiên là biểu tượng quyền lực tối cao của triều đình Đại Việt
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar