14/06/2017 09:18 GMT+7

Thiên hạ ăn sạch thì mình sản xuất dơ

TRẦN PHI TUẤN
TRẦN PHI TUẤN

TTO - “Sau giải cứu heo đến giải cứu gì?”. Câu hỏi này được các đại biểu Quốc hội nhắc đi nhắc lại khi chất vấn “tư lệnh ngành” nông nghiệp, Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Nguyễn Xuân Cường hôm qua 13-6.

Điển hình là đại biểu Trần Dương Tuấn (Bến Tre): “Trong thời gian tới còn có thể xảy ra các kêu gọi giải cứu nào? Nếu có thì đó là ngành gì để người dân chuẩn bị?”.

Bộ trưởng Nguyễn Xuân Cường bỏ sót câu trả lời, nhưng đại biểu Nguyễn Xuân Hồng (Bình Dương) trong phần tranh luận của mình kịp nói: “Cao su bây giờ cần được giải cứu. Sắp tới tôi nghĩ sẽ phải giải cứu cả trái cây vì ở nơi tôi làm đại biểu dân đang chặt cây cao su để trồng cam, quýt…”.

Trở lại câu chuyện từ hội nghị với các nông dân sản xuất giỏi của Đồng Tháp mới đây, Bí thư Tỉnh ủy Lê Minh Hoan kể rằng trong một lần đi thăm Thái Lan, đoàn của ông đến một khu vườn trồng thanh long “nhìn thấy vườn gì mà trồng trái nhỏ xíu”. Ông bèn “chê dở ẹc”, bảo “qua đây tui dẫn đi Bình Thuận mà coi”.

Người nông dân Thái cười: “Vợ tôi người Long An, lấy giống về đây trồng. Chúng tôi xuất khẩu, nhưng khách hàng chê trái to quá. Họ chỉ cần loại trái mà một người ăn hết. Vậy là, tôi phải nhờ giới khoa học nghiên cứu cho trái thanh long nhỏ lại”.

Đến thăm một vườn khóm (dứa), ông Hoan ăn thử, thấy chua, lại chê: “Chua quá. Sao không qua Việt Nam học trồng khóm ngọt?”. Người nông dân Thái lại nhẹ nhàng: “Giống này tôi cũng lấy từ Việt Nam qua, trồng và xuất khẩu. Nhưng khách hàng bảo ăn ngọt quá, sợ bị tiểu đường. Vậy là, tôi nhờ người ta lai giống cho chua đi”.

“Chúng ta cứ nghĩ rằng mình cứ làm thật tốt sản phẩm là được nhưng thực ra đang mắc vào cái bẫy: sản phẩm đối với chúng ta thấy tốt, nhưng thị trường lại đang cần cái khác”, ông nói. “Thiên hạ ăn ít thì mình sản xuất nhiều, thiên hạ ăn sạch thì mình sản xuất dơ, thiên hạ ăn sản phẩm có thương hiệu thì mình đấu trộn gạo”, ông Hoan nói với các nông dân về ba nghịch lý của thị trường.

Trước Quốc hội hôm qua, Bộ trưởng Nguyễn Xuân Cường ví von về đoàn tàu chuỗi cung ứng nông nghiệp sản xuất - chế biến - thị trường “mới chỉ làm tốt khoang đầu, hai khoang sau rất kém”. Điều đó cho thấy một thực tế: sản xuất không gắn liền với thị trường thì đoàn tàu sẽ ì ạch.

Nhưng ngay cả khi tổ chức sản xuất tốt và thị trường sẵn sàng mà khâu chế biến và phân phối bị tắc thì đường đi của nông sản hay bất kỳ sản phẩm nào khác cũng sẽ chẳng thể thông.

Con heo chẳng hạn, phụ thuộc quá nhiều vào thị trường Trung Quốc, lại giao thương tiểu ngạch, vì thế khi nước này đóng cửa, heo bị dư thừa.

Nay nếu phía Trung Quốc mở cửa trở lại theo lối chính ngạch, nhưng các khâu chế biến như giết mổ, cấp đông, vốn đòi hỏi đầu tư lớn, dài lâu, vẫn chưa sẵn sàng thì bài toán ùn ứ vẫn xảy đến, và giải cứu lại là từ được viện đến và kêu gọi.

Chế biến nông sản chính là yêu cầu của các thị trường nông sản, nhưng vẫn chỉ “đếm trên đầu ngón tay”.

Dường như chiếc bẫy thị trường đó ai cũng biết do chúng ta giăng ra, biết rằng sẽ sa vào đó, vậy mà giải pháp vẫn cứ là ta “giải cứu” ta mà thôi.

TRẦN PHI TUẤN

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Nhân rộng tinh thần của anh Trần Văn Nghĩa

Hai ngày nay, cộng đồng mạng cứ trầm trồ ngợi khen anh Trần Văn Nghĩa đã nhanh trí, dũng cảm sử dụng drone phun thuốc trừ sâu để giải cứu hai em nhỏ mắc kẹt giữa dòng nước sông Ba đang chảy xiết.

Nhân rộng tinh thần của anh Trần Văn Nghĩa

Cơ hội để Việt Nam tái cấu trúc kinh tế

Trong cuộc điện đàm tối 2-7, Tổng thống Mỹ Donald Trump khẳng định với Tổng Bí thư Tô Lâm việc Mỹ sẽ cắt giảm đáng kể thuế đối ứng cho nhiều hàng hóa của Việt Nam, tiếp tục hợp tác giải quyết các vướng mắc trong quan hệ hai nước.

Cơ hội để Việt Nam tái cấu trúc kinh tế

Người dân hài lòng, bắt đầu từ cán bộ phường

Bộ máy chính quyền địa phương hai cấp đã vận hành với gần 94% thủ tục hành chính được giải quyết ngay tại cấp phường, xã.

Người dân hài lòng, bắt đầu từ cán bộ phường

Chính quyền gần dân

Sáp nhập tỉnh thành, thực hiện chính quyền địa phương hai cấp là sự thay đổi mang tính chiến lược với đích đến cuối cùng là nhằm tạo ra một chính quyền gần dân hơn, đất nước phát triển hơn.

Chính quyền gần dân

Thời khắc lịch sử

Từ ngày 1-7-2025, nước ta chính thức chuyển sang một giai đoạn phát triển mới khi cả nước còn 34 tỉnh, thành.

Thời khắc lịch sử

Lan tỏa giao thông công cộng văn minh

Tôi đã gắn với nghề "cầm vô lăng" suốt nhiều năm qua từ lái xe taxi, xe công nghệ... rồi đến xe buýt.

Lan tỏa giao thông công cộng văn minh
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar