19/04/2018 17:07 GMT+7

Thích nghi hạn, mặn

 TS Trần Hữu Hiệp
 TS Trần Hữu Hiệp

Theo Quy hoạch điện VII được Thủ tướng Chính phủ điều chỉnh đầu năm 2016 thì số lượng nhà máy, tổng nguồn phát điện than cả nước giảm, từ 52% xuống còn 42,7%.

Thích nghi hạn, mặn - Ảnh 1.

Giống lúa chịu mặn tốt được canh tác ở Bạc Liêu. Ảnh: CHÍ QUỐC

Đồng thời, tăng tỷ trọng năng lượng tái tạo từ 5,6% đến năm 2020 lên 9,9% và 21% vào năm 2030 trong tổng công suất nguồn phát điện các loại.

Từ xa xưa, các bậc tiền hiền khai phá vùng châu thổ Cửu Long đã phải chống chọi với điều kiện khắc nghiệt của vùng đất mới. Lịch sử hàng trăm năm qua cho thấy, người dân nơi đây đã biết chủ động thích ứng thuận thiên, hợp địa, tôn trọng quy luật tự nhiên theo điều kiện thực tế.

Từ bao đời nay, người dân ven biển đã biết dùng lu, khạp để trữ nước ngọt mùa mưa dùng cho mùa khô. Thực tế, trong một số tiểu vùng bị hạn mặn nghiêm trọng vẫn có nhiều nông dân "né hạn" nhờ chủ động lịch thời vụ, sử dụng giống ngắn ngày, có những rẫy màu chủ động tưới bằng nước ngầm, tránh được thiệt hại. Tư duy thích ứng đó cần được nâng lên thành định hướng "3 chuyển dịch": chuyển lịch thời vụ "né hạn, mặn", sử dụng giống thích ứng hạn, mặn và mạnh dạn chuyển đổi cây trồng, vật nuôi hiệu quả kinh tế hơn cây lúa kèm theo là các giải pháp kỹ thuật, tín dụng, gắn với thị trường tiêu thụ nông sản để đảm bảo sự chuyển đổi thành công, không duy ý chí và hành chính hóa sản xuất.

ĐBSCL đã xuất hiện nhiều mô hình tốt như lúa – tôm ở Bạc Liêu, Sóc Trăng; mô hình nuôi tôm sạch dưới tán rừng ở Cà Mau; cây dừa thích ứng BĐKH ở Bến Tre và các mô hình sinh kế thích ứng trên đất giồng ven biển ở Trà Vinh … Các mô hình đó cần được tiếp tục nghiên cứu để nhân rộng trong phạm vi từng tiểu vùng thích hợp, trên cơ sở tôn trọng giá trị nhân văn, kiến thức bản địa kết hợp với tri thức công nghệ hiện đại và tư duy hệ thống chứ không phải bằng kinh nghiệm đơn thuần.

Để nâng tầm thích ứng của người dân trước thách thức mới, chính quyền các tiểu vùng ven biển với vai trò kiến tạo của mình, cần thay đổi tư duy phát triển, chuyển từ sản xuất nông nghiệp thuần túy sang kinh tế nông nghiệp đa dạng, từ nặng về số lượng sang chất lượng và giá trị. Cần tiếp cận tổng thể, tích hợp chứ không thể chỉ đạo phát triển lẻ mẻ từng mô hình rồi nhân rộng một cách cứng nhắc. Cần lấy tài nguyên đất và nước được ví như đôi chân phát triển đồng bằng làm yếu tố cốt lõi. Khai thác thổ nhưỡng phải gắn với từng tiểu vùng sinh thái.

Bên cạnh nước ngọt, cần xem nước mặn, lợ cũng là tài nguyên phát triển kinh tế biển, ven biển. Tránh ngăn mặn bằng cách can thiệp thô bạo như đã làm. Chú trọng phát triển vùng duyên hải, vùng đặc quyền kinh tế, phát huy vị trí địa – kinh tế, chính trị của đồng bằng.

Thích nghi với hạn, mặn, phát triển kinh tế ven biển, kinh tế biển xanh phù hợp chính là bước chuyển dịch căn bản để vùng đất phù sa vượt qua khỏi cái bóng của nông nghiệp lúa nước truyền thống từ ngàn đời, hướng đến mục tiêu an toàn, thịnh thượng trong tương lai.

 TS Trần Hữu Hiệp

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Ươm mầm sáng tạo, lan tỏa mô hình tốt

Không chỉ lan tỏa thông điệp "cùng xây cuộc sống xanh", “Mekong Xanh” đã kết nối doanh nghiệp, chính quyền, nhà khoa học và nông dân bằng việc phát hiện nhiều mô hình tốt, gợi mở ý tưởng sáng tạo, dự án đầu tư qui mô lớn hơn trong tương lai.

Ươm mầm sáng tạo,  lan tỏa mô hình tốt

Để ĐBSCL thích ứng biến đổi khí hậu

Tháng 11 – 2017, Thủ tướng Chính phủ đã ký ban hành nghị quyết 120 về phát triển bền vững ĐBSCL thích ứng với biến đổi khí hậu. Đây được xem như “đũa thần” cho việc phát triển ĐBSCL bởi đã gỡ được nhiều vướng mắc mà các địa phương đang gặp phải.

Để ĐBSCL thích ứng biến đổi khí hậu

'Con tàu miền Tây' ra khơi

Địa hình Tây Nam Bộ như một con tàu 3 mặt giáp biển với bờ biển dài 750 km, chiếm 23% chiều dài bờ biển cả nước, hơn 360 ngàn km2 vùng ven biển và đặc quyền kinh tế, có gần 200 đảo và quần đảo.

'Con tàu miền Tây' ra khơi

Tàu cá 'đói' lao động

Bảy tỉnh ven biển ĐBSCL (Kiên Giang, Cà Mau, Bạc Liêu, Sóc Trăng, Tiền Giang, Bến Tre, Trà Vinh) với đội tàu hàng chục ngàn chiếc lớn nhỏ.

Tàu cá 'đói' lao động

Đồng bằng vươn ra biển

tto - Kinh tế biển ĐBSCL với tiềm năng dầu khí, hàng hải, du lịch biển và kinh tế hải đảo, các khu kinh tế, đô thị ven biển. Vùng này có bờ biển dài, lãnh hải rộng, giàu tài nguyên hải sản, khoáng sản, dầu khí, cảnh quan biển, đảo.

Đồng bằng vươn ra biển

Bao giờ miền Tây hết lo chạy lở?

Qua thời chạy lũ, một bộ phận dân cư vùng ven sông, biển miền Tây đang phải lo chạy lở.

Bao giờ miền Tây hết lo chạy lở?
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar