22/11/2018 20:18 GMT+7

Ươm mầm sáng tạo, lan tỏa mô hình tốt

Trần Hữu Hiệp
Trần Hữu Hiệp

Không chỉ lan tỏa thông điệp "cùng xây cuộc sống xanh", Mekong Xanh đã kết nối doanh nghiệp, chính quyền, nhà khoa học và nông dân bằng việc phát hiện nhiều mô hình tốt, gợi mở ý tưởng sáng tạo, dự án đầu tư quy mô lớn hơn trong tương lai.

Ươm mầm sáng tạo,  lan tỏa mô hình tốt - Ảnh 1.

Nằm trong chuỗi sự kiện của Mekong Xanh, báo Tuổi Trẻ với sự đồng hành của Công ty cổ phần Tôn Đông Á còn tổ chức tọa đàm về ứng phó hạn, mặn tại ĐBSCL vào tháng 4-2018 - Ảnh: CHÍ QUỐC

Không chỉ lan tỏa thông điệp "cùng xây cuộc sống xanh", Mekong Xanh đã kết nối doanh nghiệp, chính quyền, nhà khoa học và nông dân bằng việc phát hiện nhiều mô hình tốt, gợi mở ý tưởng sáng tạo, dự án đầu tư quy mô lớn hơn trong tương lai.

Các mô hình tốt không chỉ trong sản xuất nông nghiệp thích ứng biến đổi khí hậu mà còn được phát hiện ở nhiều lĩnh vực, đại diện nhiều tiểu vùng sinh thái từ Đồng Tháp Mười, tứ giác Long Xuyên, tiểu vùng giữa sông Tiền, sông Hậu đến ven biển phía đông và bán đảo Cà Mau.

Chân dung những nông dân sáng tạo biết "thả thính dụ cá đồng", "nuôi cua đinh rủng rỉnh tiền", "kiếm bạc tỉ nhờ nuôi cá vua", trở thành "ông vua cây giông cơ đồ 40 tỉ", "làm giàu từ cây sâm biển", trồng thanh long không đủ bán, trồng chuối sạch chinh phục thế giới.

Một lớp nông dân trí thức mới cũng được phát hiện qua các mô hình như KTS Lân với công nghệ trồng rau sạch, những "cậu sinh viên ăn ngủ cùng nông dân", "chàng trai 9X làm máy cho tôm ăn tự động", "khởi nghiệp nuôi tôm sạch từ phòng trọ" đến Anh hùng lao động Hồ Quang Cua ở Sóc Trăng - "người đi tìm đẳng cấp gạo Việt".

Chuyện ông Tư Hưng ở Tam Bình, Vĩnh Long hàng chục năm cất công làm "Thư viện Hai Lúa" mang tri thức đến người dân, hay lão nông Chín Nghĩa ở Tân Hồng, Đồng Tháp 20 năm trồng tre giữ cò, làm khu du lịch không chỉ để kinh doanh mà còn tạo chỗ giao lưu giữa người và chim trời.

Việc giữ đa dạng sinh học, bảo vệ môi trường sống gắn với sinh kế đối với người dân tự nhiên như cơm ăn, nước uống. Những con người bình dị như ông Lạc "què" - cựu chiến binh - 2 lần được Thủ tướng tặng bằng khen và CLB 1.000 đồng với nhiều hoạt động nghĩa tình hướng đến cộng đồng… cũng được chương trình phát hiện, hỗ trợ.

Song, trong thực tế vẫn còn nhiều mô hình hay cần được tập hợp lại, cần nhiều hơn nữa chương trình hỗ trợ căn cơ từ ý tưởng kinh doanh, tổ chức sản xuất, kết nối thị trường, giải pháp khoa học... Vì vậy, chương trình truyền thông này có thể khép lại, nhưng nó sẽ mở ra những cách làm mới để nhiều mô hình hay của đồng bằng mang tính lan tỏa mạnh mẽ hơn trong cộng đồng.

Trần Hữu Hiệp

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Để ĐBSCL thích ứng biến đổi khí hậu

Tháng 11 – 2017, Thủ tướng Chính phủ đã ký ban hành nghị quyết 120 về phát triển bền vững ĐBSCL thích ứng với biến đổi khí hậu. Đây được xem như “đũa thần” cho việc phát triển ĐBSCL bởi đã gỡ được nhiều vướng mắc mà các địa phương đang gặp phải.

Để ĐBSCL thích ứng biến đổi khí hậu

'Con tàu miền Tây' ra khơi

Địa hình Tây Nam Bộ như một con tàu 3 mặt giáp biển với bờ biển dài 750 km, chiếm 23% chiều dài bờ biển cả nước, hơn 360 ngàn km2 vùng ven biển và đặc quyền kinh tế, có gần 200 đảo và quần đảo.

'Con tàu miền Tây' ra khơi

Tàu cá 'đói' lao động

Bảy tỉnh ven biển ĐBSCL (Kiên Giang, Cà Mau, Bạc Liêu, Sóc Trăng, Tiền Giang, Bến Tre, Trà Vinh) với đội tàu hàng chục ngàn chiếc lớn nhỏ.

Tàu cá 'đói' lao động

Đồng bằng vươn ra biển

tto - Kinh tế biển ĐBSCL với tiềm năng dầu khí, hàng hải, du lịch biển và kinh tế hải đảo, các khu kinh tế, đô thị ven biển. Vùng này có bờ biển dài, lãnh hải rộng, giàu tài nguyên hải sản, khoáng sản, dầu khí, cảnh quan biển, đảo.

Đồng bằng vươn ra biển

Bao giờ miền Tây hết lo chạy lở?

Qua thời chạy lũ, một bộ phận dân cư vùng ven sông, biển miền Tây đang phải lo chạy lở.

Bao giờ miền Tây hết lo chạy lở?

Hà bá “nuốt” ĐBSCL

Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn vừa công bố bản đồ sạt lở, xói lở bờ sông, bờ biển tại khu vực đồng bằng sông Cửu Long.

Hà bá “nuốt” ĐBSCL
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar