13/03/2021 08:39 GMT+7
Trở lại chủ đề

Thi tuyển vào lớp 10 ở Hà Nội: Vì sao chọn môn lịch sử 2 năm liền?

VĨNH HÀ
VĨNH HÀ

TTO - Tưởng rằng Sở GD-ĐT 'không chọn thi một môn trong 2 năm', nhiều học sinh, phụ huynh lẫn giáo viên bất ngờ khi Hà Nội công bố môn thi thứ tư của kỳ thi tuyển sinh vào lớp 10 là môn lịch sử.

Thi tuyển vào lớp 10 ở Hà Nội: Vì sao chọn môn lịch sử 2 năm liền? - Ảnh 1.

Học sinh dự thi tuyển sinh lớp 10 ở Hà Nội năm 2020 - Ảnh: CHU HÀ LINH

Ngày 12-3, Sở GD-ĐT Hà Nội đã công bố môn thi thứ tư của kỳ thi tuyển sinh vào lớp 10 THPT năm học 2021-2022 tại Hà Nội là môn lịch sử.

Đây là năm thứ hai Hà Nội áp dụng thi bốn môn để tuyển sinh vào lớp 10, kể từ năm 2019 (năm 2020 bỏ môn thi thứ tư do ảnh hưởng bởi dịch COVID-19). Và bất ngờ với nhiều người là cả hai năm có môn thi thứ tư, Sở GD-ĐT Hà Nội đều chọn môn lịch sử.

Chọn ngẫu nhiên

Theo ông Phạm Văn Đại - phó giám đốc Sở GD-ĐT Hà Nội, với phương thức thi tuyển sinh vào lớp 10 năm học 2021-2022 học sinh sẽ thi bốn môn: ngữ văn, toán, ngoại ngữ và lịch sử. Trong đó các môn ngữ văn, toán, ngoại ngữ được ấn định từ trước, môn lịch sử là môn thi thứ tư được Sở GD-ĐT Hà Nội chọn theo phương thức bốc thăm ngẫu nhiên. Đây cũng là lý do có môn thi như lịch sử 2 năm được chọn.

Trao đổi về phương thức thi này, ông Phạm Văn Đại cho rằng sẽ khắc phục tình trạng học lệch của học sinh, nhất là năm cuối cấp. Ngoài ba môn bắt buộc được xác định trước, môn thứ tư có thể rơi vào một trong số các môn vật lý, hóa học, sinh học, lịch sử, địa lý, giáo dục công dân. Môn thứ tư công bố sau (vào tháng 3) cũng với mục đích để học sinh phải bắt buộc học đủ tất cả các môn học theo quy định.

Môn thứ tư (lịch sử) trong kỳ thi năm nay vẫn được thi theo hình thức trắc nghiệm khách quan với thời gian 60 phút, như môn ngoại ngữ. Đề thi bám sát kiến thức cơ bản của chương trình THCS, chủ yếu lớp 9 và nằm trong phần kiến thức đã giảm tải do Bộ GD-ĐT quy định. Các môn ngữ văn, toán sẽ vẫn thi theo hình thức tự luận, thời gian 120 phút/bài.

Bất ngờ vì đoán sai

Trước khi Sở GD-ĐT Hà Nội công bố môn thi thứ tư, đã có nhiều hướng dư luận trong các trường dự đoán môn thi thứ tư là hóa học (vì đây là môn thi từng được dự kiến thi trong kỳ thi tuyển sinh năm trước). 

Cũng có nhiều giáo viên, phụ huynh dự đoán sẽ thi giáo dục công dân, vì xem đây là môn thuận lợi trong bối cảnh học sinh dự thi năm nay bị ảnh hưởng bởi dịch COVID-19 trong cả hai năm học. Chính vì thế, môn lịch sử lần thứ hai được chọn là điều bất ngờ vì tưởng "không chọn thi một môn trong hai năm".

Tâm trạng của phụ huynh, học sinh thì ngổn ngang. Những học sinh "ngại học thuộc lòng", học sinh có sở trường các môn khoa học tự nhiên thì thất vọng khi thi lịch sử. Nhóm học sinh này cũng thuộc diện sợ học lịch sử. Tuy nhiên, nhiều phụ huynh lại cho rằng thi lịch sử thuận lợi hơn.

"Năm 2019 Hà Nội đã thi lịch sử, cấu trúc đề thi được công bố cùng với phần mềm ôn tập trắc nghiệm môn lịch sử tạo thuận lợi cho việc ôn tập. Tham khảo lại đề thi, nội dung ôn tập thì thấy mức độ đề ra không khó, rất cơ bản. Tỉ lệ câu hỏi phân hóa ít hơn so với các môn ngữ văn, toán, ngoại ngữ. 

Lịch sử lại thi trắc nghiệm nên cũng sẽ thuận lợi hơn so với thi tự luận, không phải trình bày, suy luận và ghi nhớ chính xác số liệu vì phương án trả lời đã là gợi ý cho thí sinh" - chị H., phụ huynh có con học lớp 9 Trường THCS Hoàng Liệt, quận Hoàng Mai, chia sẻ.

Môn học có ý nghĩa quan trọng

Về phía các nhà trường, tuy bất ngờ nhưng nhiều giáo viên môn lịch sử cho rằng trong số các môn học thuộc nhóm "môn thi thứ tư", môn lịch sử có tác động rõ rệt hơn khi nó trở thành môn thi chính thức của kỳ thi tuyển sinh vào lớp 10. Bởi xu thế chọn lịch sử trong tổ hợp xét tuyển đại học sau khi học xong lớp 12 rất ít. Học sinh cũng lười học lịch sử từ các cấp học dưới, trong khi đây là môn học quan trọng có ý nghĩa trong giáo dục học sinh ở bậc phổ thông.

Trong các nhóm phụ huynh học sinh lớp 9, điều nhiều người quan tâm là đề thi tham khảo và phần mềm ôn tập môn lịch sử được công bố sớm. "Do ảnh hưởng bởi dịch COVID-19, Bộ GD-ĐT cho phép giảm tải một số nội dung trong chương trình. 

Cụ thể chương trình lịch sử lớp 9 có nhiều bài đã được tích hợp thành một chủ đề dạy học, một số bài chuyển sang tự học có hướng dẫn. Theo quy định thì những nội dung có dạy hoặc tự học có hướng dẫn đều có thể xuất hiện trong đề thi. Nhưng khi giảm tải, có nội dung không dạy kỹ theo bài nữa. 

Chúng tôi lo nếu thi vào phần đó, học sinh có thể không chắc kiến thức. Vì thế rất mong có phần mềm ôn tập như năm 2019 để làm căn cứ cho học sinh ôn tập" - chị H. ở quận Hoàng Mai chia sẻ lo lắng.

Trao đổi về băn khoăn của phụ huynh, cô Ngô Thị Thành - phó hiệu trưởng Trường THPT Phan Huy Chú, từng là giáo viên môn lịch sử - cho rằng: Trong bối cảnh học sinh và các nhà trường đã bị ảnh hưởng bởi dịch COVID-19, một thời gian phải học trực tuyến nên phụ huynh, học sinh lo lắng là điều dễ hiểu. 

"Sở nên công bố đề tham khảo cho có tính định hướng để phụ huynh, học sinh và cả giáo viên yên tâm" - cô Thành cho biết.

Cô Thành cũng cho rằng có phần mềm cho học sinh luyện cũng tốt. Tuy nhiên, học sinh lưu ý cần có phương pháp học cơ bản, chắc chắn, sau đó mới dùng phần mềm để luyện thêm thì mới có hiệu quả... vì nếu chỉ luyện phần mềm thôi thì độ chắc kiến thức chưa thực đảm bảo". 

Cô Thành cho biết năm 2019, phần mềm ôn tập lịch sử cung cấp kịp thời nhưng có một số câu hỏi, đáp án còn chưa chuẩn xác, lại hạn chế về tốc độ truy cập. Đây là những điểm bất cập cần khắc phục trong năm nay để hỗ trợ học sinh hiệu quả hơn.

Phụ huynh lập nhóm ôn sử

Một phụ huynh có con học Trường THCS Đống Đa, quận Đống Đa cho biết do dự đoán thi hóa nên đã theo một nhóm phụ huynh cho con học thêm hóa từ đợt hè năm 2020. Nhưng mới vào đầu học kỳ II lại có tin thi giáo dục công dân nên trên lớp giáo viên giáo dục công dân đã có những nhắc nhở học sinh chú ý, ôn tập dần. Lịch sử là phương án hầu hết phụ huynh không ai nghĩ tới. "Ngay sau khi Sở GD-ĐT Hà Nội thông báo môn thi thứ tư, nhiều phụ huynh đã lập nhóm ôn sử để bàn về việc tổ chức mời giáo viên phụ đạo" - phụ huynh này cho biết.

Tham khảo đề minh họa môn sử công bố năm 2019

Ông Phạm Quốc Toản, trưởng Phòng khảo thí Sở GD-ĐT Hà Nội, cho biết học sinh dự kỳ thi tuyển sinh vào lớp 10 năm nay dựa vào đề thi tham khảo môn lịch sử do Sở GD-ĐT Hà Nội công bố năm 2019 để ôn tập. Đây là năm thứ hai kỳ thi tuyển sinh vào lớp 10 của Hà Nội thi môn thứ tư là môn lịch sử, cấu trúc đề thi sẽ tương tự như năm 2019 nên sở không công bố đề thi tham khảo mới.

Hà Nội công bố môn thi thứ tư tuyển sinh vào lớp 10 là lịch sử

TTO - Ngày 12-3, Sở Giáo dục và đào tạo Hà Nội đã công bố môn thi thứ tư của kỳ thi tuyển sinh vào lớp 10 trung học phổ thông công lập năm học 2021-2022 tại Hà Nội là môn lịch sử.

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Kỳ thi vào lớp 10 tại Cần Thơ, hồ sơ nộp vào trường tốp đầu giảm mạnh

Ngày 23-5, thông tin từ Sở Giáo dục và Đào tạo TP Cần Thơ cho biết hôm nay kết thúc thời gian để thí sinh tham gia kỳ thi vào lớp 10 THPT điều chỉnh nguyện vọng, các trường hoàn tất nhập liệu phiếu đăng ký dự thi.

Kỳ thi vào lớp 10 tại Cần Thơ, hồ sơ nộp vào trường tốp đầu giảm mạnh

Đại học Curtin cấp học bổng 25% cho sinh viên Global Pathways

Mới đây, Viện ISB cùng Đại học Curtin tổ chức buổi webinar thông tin về chương trình Curtin Global Pathways.

Đại học Curtin cấp học bổng 25% cho sinh viên Global Pathways

8 bước đăng ký tuyển sinh đầu cấp vào trường đặc thù ở TP.HCM, bắt đầu từ ngày mai

Sở Giáo dục và Đào tạo TP.HCM vừa có hướng dẫn 8 bước phụ huynh cần thực hiện khi đăng ký tuyển sinh đầu cấp vào trường đặc thù, bắt đầu từ ngày mai.

8 bước đăng ký tuyển sinh đầu cấp vào trường đặc thù ở TP.HCM, bắt đầu từ ngày mai

Bối rối với quy định đăng ký xét tuyển riêng của các trường đại học

Nhiều trường đại học quy định đăng ký xét tuyển riêng bắt buộc phải thực hiện mới đủ điều kiện xét tuyển, khiến thí sinh bối rối.

Bối rối với quy định đăng ký xét tuyển riêng của các trường đại học

Học viện Công nghệ bưu chính viễn thông tăng học phí, có ngành tăng từ 10,2 triệu

Năm học 2025 - 2026, Học viện Công nghệ bưu chính viễn thông dự kiến mức học phí 29,6 - 62,5 triệu đồng/năm.

Học viện Công nghệ bưu chính viễn thông tăng học phí, có ngành tăng từ 10,2 triệu

Đại học Quốc gia Hà Nội tuyển 300 học sinh, sinh viên bồi dưỡng thành giảng viên, nhà khoa học

Tuyển chọn khoảng 300 ứng viên để đào tạo, bồi dưỡng trong và ngoài nước theo lộ trình trở thành giảng viên, nhà khoa học chất lượng cao.

Đại học Quốc gia Hà Nội tuyển 300 học sinh, sinh viên bồi dưỡng thành giảng viên, nhà khoa học
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar