02/07/2023 06:56 GMT+7

Thị trưởng ở Mexico cưới... cá sấu để cầu may

Thị trưởng một thị trấn nhỏ ở Mexico đã làm đám cưới với một con cá sấu cái theo nghi lễ truyền thống, nhằm mang lại may mắn cho người dân.

Thị trưởng ở Mexico cưới... cá sấu để cầu may - Ảnh 1.

Ông Victor Hugo Sosa, thị trưởng San Pedro Huamelulua, cưới cá sấu làm vợ - Ảnh: AFP

Ông Victor Hugo Sosa, thị trưởng San Pedro Huamelulua, thị trấn của người Chontal bản địa tại Mexico, đã cưới một con cá sấu tên Alicia Adriana làm vợ.

Alicia là loài cá sấu Caiman, là phân họ cá sấu sống ở đầm lầy khu vực Trung và Nam Mỹ.

"Tôi nhận trọng trách vì chúng tôi yêu nhau. Đó là điều quan trọng. Bạn không thể kết hôn mà không có tình yêu", ông Sosa nói trong lễ cưới.

Theo Hãng tin AFP, hôn nhân giữa người nam và cá sấu Caiman đã diễn ra trong suốt 230 năm qua, nhằm kỷ niệm ngày hai nhóm người bản địa đi đến hòa bình trong quá khứ. Và hòa bình này đánh dấu bằng một cuộc hôn nhân.

Truyền thuyết kể lại rằng mâu thuẫn giữa con người và cá sấu kết thúc khi vua Chontal - đại diện là thị trưởng ngày nay - kết hôn với một cô công chúa của nhóm người bản địa Huave, với đại diện là một con cá sấu cái.

Người Huave sống dọc theo bang Oaxaca ven biển, không xa thị trấn San Pedro Huamelulua của người Chontal.

"Đám cưới cho phép các bên liên kết với biểu tượng của Đất mẹ, cầu xin đấng toàn năng ban mưa, cho hạt giống nảy mầm, để tất cả mang lại hòa bình và hòa hợp cho người dân Chontal", nhà sử học Jaime Zarate giải thích.

Trước lễ cưới, cô dâu cá sấu được đưa tới từng nhà để người dân có thể ôm trên tay và nhảy múa.

Cô dâu đặc biệt này được khoác chiếc váy màu xanh lá cây, một chiếc áo thêu tay đầy màu sắc và đầu thì đội mũ có ruy băng.

Cô dâu cũng bị cột chặt mõm lại để tránh rủi ro trước hôn nhân.

Sau đó, cô dâu được mặc trang phục màu trắng rồi đưa tới tòa thị chính làm hôn lễ.

Là một phần của nghi lễ, anh Joel Vasquez, một ngư dân địa phương, tung lưới của mình và kỳ vọng cuộc hôn nhân có thể mang lại "việc đánh cá thuận lợi, thịnh vượng, cân bằng và cách sống trong hòa bình".

Sau đám cưới, cô dâu và chú rể sẽ khiêu vũ trong âm nhạc truyền thống.

Khi điệu nhảy kết thúc, chú rể sẽ đặt một nụ hôn lên "môi" cô dâu.

Người nuôi bị bầy cá sấu 40 con cắn chết

Một người đàn ông ở xã Siem Reap, Campuchia bị bầy cá sấu lao vào xâu xé khi tìm cách đưa một con cá sấu mới đẻ trứng ra khỏi lồng.

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Từ năm 2026, người ngoại tình tại Mỹ và Nam Phi sẽ bị bắt?

Thông tin người ngoại tình trong hôn nhân sẽ bị xử lý hình sự gây xôn xao tại Mỹ và Nam Phi trong nhiều tháng qua, nhưng thực tế không có dự luật nào như vậy tồn tại.

Từ năm 2026, người ngoại tình tại Mỹ và Nam Phi sẽ bị bắt?

Sự thật về cáo buộc ông Biden giấu bệnh ung thư: Chuyên gia nói gì?

Dư luận tranh cãi sau phát ngôn của ông Trump về "ung thư giai đoạn 9" của ông Biden - một thuật ngữ y học không tồn tại - khiến nhiều người đặt câu hỏi: liệu đây là sự nhầm lẫn hay một chiến thuật chính trị có chủ đích?

Sự thật về cáo buộc ông Biden giấu bệnh ung thư: Chuyên gia nói gì?

Việc treo hình ông Trump khổ lớn trước trụ sở Bộ Nông nghiệp Mỹ là có thật

Bức ảnh cỡ lớn của ông Donald Trump treo cạnh ảnh tổng thống Abraham Lincoln trên tòa nhà Bộ Nông nghiệp Mỹ (USDA) trong tuần qua là có thật, theo xác nhận từ Bộ Nông nghiệp Mỹ (USDA).

Việc treo hình ông Trump khổ lớn trước trụ sở Bộ Nông nghiệp Mỹ là có thật

Thông tin 'Mỹ nhận máy bay do Qatar sản xuất' là sai sự thật

Gần đây, mạng xã hội rộ lên thông tin Lầu Năm Góc có phê duyệt việc tiếp nhận "chiếc máy bay do Qatar sản xuất" để làm Air Force One tiếp theo vào tháng 5-2025. Tuy nhiên ngày 21-5 Lầu Năm Góc chính thức lên tiếng thông tin này là sai sự thật.

Thông tin 'Mỹ nhận máy bay do Qatar sản xuất' là sai sự thật

Nam sinh mất 500 triệu sau màn 'đọc lệnh bắt online' của công an giả

Nam sinh 20 tuổi ở Hà Nội bị lừa 500 triệu đồng sau khi nhận cuộc gọi video từ kẻ giả danh công an, dọa liên quan vụ án ma túy, đọc lệnh bắt online.

Nam sinh mất 500 triệu sau màn 'đọc lệnh bắt online' của công an giả

Không có bằng chứng về 'diệt chủng' đối với người da trắng ở Nam Phi như ông Trump cáo buộc

Gần đây Tổng thống Mỹ Donald Trump tuyên bố có một cuộc “diệt chủng” nhằm vào nông dân da trắng ở Nam Phi và đề xuất đưa họ sang Mỹ tị nạn. Song việc kiểm chứng của Đài CNN lại cho thấy thông tin không phải như vậy.

Không có bằng chứng về 'diệt chủng' đối với người da trắng ở Nam Phi như ông Trump cáo buộc
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar