26/11/2022 10:59 GMT+7

Thị trường logistics Việt Nam xếp hạng 11/50 thị trường mới nổi toàn cầu

N.AN
N.AN

TTO - Việt Nam hiện là quốc gia đứng đầu trong các nước ASEAN về số lượng doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ logistics được Cơ quan Quản lý hoạt động hàng hải của Mỹ (FMC) cấp phép.

Thị trường logistics Việt Nam xếp hạng 11/50 thị trường mới nổi toàn cầu - Ảnh 1.

Bộ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Hồng Diên cho rằng ngành dịch vụ logistics Việt Nam phát triển chưa tương xứng - Ảnh: BCT

Ngày 26-11, Bộ Công Thương phối hợp với UBND TP Hải Phòng tổ chức Diễn đàn logistics Việt Nam 2022 với chủ đề “Logistics xanh”.

Trưởng Ban Kinh tế trung ương Trần Tuấn Anh cho hay sự tăng trưởng của kinh tế Việt Nam, đặc biệt là xuất nhập khẩu những năm qua mang đến tiềm năng lớn cũng như những thách thức cho ngành logistics Việt Nam.

Theo bảng xếp hạng của Agility 2022, thị trường logistics Việt Nam được xếp hạng thứ 11 trong nhóm 50 thị trường logistics mới nổi toàn cầu. Tỉ lệ tăng trưởng kép hằng năm (CAGR) giai đoạn 2022 - 2027 của thị trường được dự báo đạt mức 5,5%, song hành cùng với sự phục hồi mạnh mẽ của cả nền kinh tế sau đại dịch COVID-19.

Theo đó, Việt Nam hiện là quốc gia đứng đầu trong các nước ASEAN về số lượng doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ logistics được Cơ quan Quản lý hoạt động hàng hải của Mỹ (FMC) cấp phép.

Số lượng và chất lượng dịch vụ logistics được nâng cao, qua đó giúp xuất khẩu hàng hóa và dịch vụ chiếm tỉ lệ ngày càng cao so với quy mô GDP, tăng từ 72,9% năm 2015 lên 93,3% năm 2021. 

Khối lượng vận tải hàng hóa của Việt Nam liên tục tăng ở mức mức cao trong giai đoạn từ 2015 tới nay, bình quân khoảng 17%/năm, từ mức 1,15 tỉ tấn (2015) lên 1,64 tỉ tấn (2021), đóng góp của lĩnh vực logistics vào GDP hằng năm ở mức 4 - 5%.

Bên cạnh những kết quả đạt được, Bộ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Hồng Diên cho rằng ngành dịch vụ logistics Việt Nam cũng còn nhiều hạn chế, yếu kém, phát triển chưa tương xứng với tiềm năng, lợi thế của đất nước.

Chi phí logistics còn cao, năng lực cạnh tranh thấp; liên kết giữa các doanh nghiệp sản xuất, xuất nhập khẩu và dịch vụ logistics chưa chặt chẽ, kém hiệu quả. Sự thiếu hụt về nguồn nhân lực, nhất là nhân lực chất lượng cao, thiếu tính kết nối về hạ tầng là những "điểm nghẽn" lớn kìm hãm sự phát triển ngành.

Trước thực trạng trên, ông Đào Trọng Khoa, phó chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp dịch vụ logistics Việt Nam (VLA) kiến nghị Chính phủ cần chú trọng quy hoạch tổng thể phát triển ngành, tạo nên nền tảng phát triển dài hạn, trong đó Chiến lược phát triển logistics của Việt Nam cho thời gian 2025-2030.

Có chính sách hỗ trợ cụ thể như vận tải hàng không, vận tải biển là đội tàu mang thương hiệu Việt Nam. Địa phương thu xếp quỹ đất phát triển hạ tầng logistics, trung tâm logistics và kho bãi, thực hiện chuyển đổi số.

"Ngành dịch vụ logistics mong muốn có hỗ trợ về thay đổi công nghệ và chuyển đổi số, giúp doanh nghiệp tham gia tích cực chủ động trong thị trường thế giới. Đi kèm với đó là đào tạo nguồn nhân lực" - ông Khoa bày tỏ.

Đồng thời, cần kiện toàn bộ máy quản lý về logistics, thiết lập bộ phận chuyên trách tại Bộ Công Thương để phối hợp với bộ ngành địa phương triển khai hiệu quả nhất kế hoạch hành động, nâng cao năng lực cạnh tranh của logistics Việt Nam.

Trưởng ban Trần Tuấn Anh đề nghị Bộ Công Thương cần phối hợp chặt chẽ với các bộ ngành liên quan, tham mưu chính sách, trong đó có chiến lược phát triển ngành logistics Việt Nam. Chú trọng định hướng phát triển logistics xanh và các giải pháp thân thiện với môi trường; hoàn thiện thể chế, chính sách, pháp luật về dịch vụ logistics, vận tải đa phương thức, vận tải xuyên biên giới, nội luật hóa các cam kết quốc tế về logistics...

Đặc biệt, cần tổ chức triển khai thực hiện một cách thực chất chương trình chuyển đổi số, chuyển đổi xanh trong ngành logistics. Làm rõ nội hàm "logistics xanh" để thực hiện logistics xanh trong bối cảnh mới trên cơ sở ứng dụng công nghệ 4.0 nhằm thúc đẩy đổi mới sáng tạo và hội nhập quốc tế sâu rộng; ban hành bộ tiêu chí đo lường mức độ phát triển logistics xanh...

Đầu tư kho bãi đón 'sóng' logistics

TTO - Sự bùng nổ về thương mại điện tử tại Việt Nam với các doanh nghiệp lớn như Shopee, Lazada hay Tiki trở thành cơ hội để các tập đoàn đầu tư và phát triển cơ sở hạ tầng kho vận hiện đại.

N.AN

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Nhiều doanh nghiệp Nhật háo hức nhập vải thiều Việt Nam

Tham tán thương mại, Thương vụ Việt Nam tại Nhật Bản chia sẻ nhiều thông tin về thương mại song phương Việt Nam - Nhật Bản trong chuyến thăm và làm việc tại tòa soạn báo Tuổi Trẻ.

Nhiều doanh nghiệp Nhật háo hức nhập vải thiều Việt Nam

Đại biểu băn khoăn nguồn lực khoản vay đặc biệt lãi suất 0%, có thể phát sinh rủi ro

Chiều 20-5, Quốc hội thảo luận tại tổ về dự thảo Luật Các tổ chức tín dụng (sửa đổi), đại biểu băn khoăn với quy định về các khoản vay đặc biệt.

Đại biểu băn khoăn nguồn lực khoản vay đặc biệt lãi suất 0%, có thể phát sinh rủi ro

Giá tiêu liệu có giảm thêm, xuống dưới mốc 150.000 đồng?

Giá tiêu trong nước giảm nhẹ, nhưng nhiều chuyên gia cho rằng thị trường vẫn ổn. Giá hồ tiêu thế giới biến động trái chiều, chênh lệch nhẹ.

Giá tiêu liệu có giảm thêm, xuống dưới mốc 150.000 đồng?

‘Hành trình ký ức’ tái hiện lịch sử đồng phục tiếp viên Vietnam Airlines

Từ ngày 19 đến 25-5-2025, Vietnam Airlines sẽ tái hiện các bộ đồng phục tiếp viên qua các thời kỳ của hãng trên một số chuyến bay đặc biệt giữa Việt Nam với Singapore, Hàn Quốc và Nhật Bản.

‘Hành trình ký ức’ tái hiện lịch sử đồng phục tiếp viên Vietnam Airlines

Đất nền bị đầu cơ, đẩy giá sau thông tin sáp nhập các tỉnh

Giá đất nền tại các địa phương biến động mạnh so với quý trước do thông tin sáp nhập tỉnh thành, ở những nơi có dự kiến đặt cơ quan hành chính mới thì mặt bằng giá bị đẩy lên cao, lượng giao dịch tăng.

Đất nền bị đầu cơ, đẩy giá sau thông tin sáp nhập các tỉnh

Cá kèo giống tăng giá kỷ lục, lên đến 25 triệu/kg

Những ngày gần đây, khi mọi người chuẩn bị bước vào vụ thả nuôi cá kèo cho dịp Tết nên giá cá kèo giống đã tăng lên mức kỷ lục 25 triệu đồng/kg. Dù giá cá giống cao nhưng một số thương lái cho biết vẫn không đủ giống cung cấp cho người nuôi.

Cá kèo giống tăng giá kỷ lục, lên đến 25 triệu/kg
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar