06/11/2022 19:18 GMT+7

Thị trường bất động sản có khả năng rơi vào suy thoái?

NGỌC HIỂN
NGỌC HIỂN

TTO - Tại văn bản gửi Thủ tướng ngày 6-11, Hiệp hội Bất động sản TP.HCM (HoREA) kiến nghị một số giải pháp tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp, người mua nhà, nhà đầu tư để thị trường bất động sản phát triển an toàn, lành mạnh, bền vững.

Bat dong san TP

Hiện một số tập đoàn, doanh nghiệp bất động sản đang thu hẹp quy mô đầu tư sản xuất kinh doanh như dừng, hoãn hoạt động đầu tư, thi công xây dựng một số dự án... - Ảnh minh họa: NGỌC HIỂN

Theo ông Lê Hoàng Châu - chủ tịch HoREA - hiện thị trường bất động sản đang rất khó khăn, đứng trước khả năng rơi vào suy thoái. Một số tập đoàn, doanh nghiệp bất động sản cũng đang rất khó khăn, đặc biệt "rủi ro" bị sụt giảm sâu thanh khoản, thậm chí có thể bị mất thanh khoản, phải thực hiện các biện pháp "đau đớn" để tồn tại.

Doanh nghiệp thu hẹp quy mô đầu tư, giảm lao động, dừng IPO

Theo HoREA, hiện một số tập đoàn, doanh nghiệp bất động sản đang thu hẹp quy mô đầu tư sản xuất kinh doanh như dừng, hoãn hoạt động đầu tư, thi công xây dựng một số dự án, dừng triển khai các dự án mới, dừng phát hành cổ phiếu tăng vốn, dừng IPO… Điều này sẽ tác động đến sự phục hồi và tăng trưởng của nền kinh tế, trực tiếp làm giảm nguồn thu ngân sách nhà nước.

Một số tập đoàn, doanh nghiệp bất động sản phải tinh giản tối đa bộ máy, giảm lực lượng lao động, thậm chí có tập đoàn giảm đến 50% lực lượng lao động, tác động đến vấn đề an sinh xã hội, hoặc phải giảm lương tác động đến cuộc sống người lao động.

Ngoài ra, do "tắc" nguồn vốn tín dụng, tắc nguồn vốn trái phiếu, tắc cả nguồn vốn huy động từ khách hàng, nên một số tập đoàn, doanh nghiệp bất động sản "đói vốn", phải vay vốn ngoài xã hội với lãi suất rất cao, đầy rủi ro. 

Có doanh nghiệp phải bán bớt tài sản, dự án hoặc bán sản phẩm bất động sản, nhà ở với chiết khấu sâu, thậm chí đến 40% giá hợp đồng, tạo cơ hội cho khách hàng mua với giá rẻ, nhưng có rủi ro do đây là sản phẩm hình thành trong tương lai. 

Bên cạnh đó, việc bán dự án với "giá hời" có thể tạo lợi thế cho các nhà đầu tư có tiềm lực tài chính mạnh, trong đó có nhà đầu tư nước ngoài có cơ hội thôn tính, có thể làm mất đi lợi thế của doanh nghiệp nội địa đang thống lĩnh thị trường bất động sản hiện nay.

Kiến nghị gỡ khó về vốn cho doanh nghiệp

HoREA nhận định tình thế khó khăn hiện nay của thị trường bất động sản có một số điểm tương đồng, nhưng cũng có điểm khác biệt so với thời điểm tiền khủng hoảng đã dẫn đến thị trường bất động sản bị khủng hoảng "đóng băng" trong giai đoạn 2008 - 2013. 

Cụ thể, vào thời điểm 2007 thị trường bất động sản nóng sốt “bong bóng” và từ đầu năm 2008 thì bị “đóng băng”, đây cũng là năm khủng hoảng tài chính toàn cầu. Trong khi đó 2023 có nguy cơ xảy ra lạm phát, suy thoái kinh tế và ba quý đầu năm 2022 cũng bị sốt giá nhà đất (điểm khá tương đồng).

Vấn đề mới, theo HoREA, cần quan tâm so với năm 2007 - 2008 là năm 2023 - 2024 ước khoảng 790.000 tỉ đồng trái phiếu doanh nghiệp đáo hạn nên rất cần cơ chế, chính sách của Nhà nước tạo điều kiện để thị trường bất động sản vận hành thông suốt. 

Vấn đề hàng tồn kho, HoREA cho hay đến tháng 6-2022, số liệu của 45 doanh nghiệp bất động sản niêm yết trên sàn chứng khoán, ghi nhận khoảng 273.373 tỉ đồng hàng tồn kho, chiếm quá nửa giá trị tài sản và đáng quan ngại đối với hàng tồn kho thuộc các dự án dở dang, nên cần tháo gỡ vướng mắc về pháp lý để tháo gỡ...

Theo HoREA, năm 2008 và 2011, Chính phủ thực hiện chính sách “tiền tệ thắt chặt” đột ngột dẫn đến thị trường bất động sản ngay lập tức rơi vào “đóng băng”. Năm 2007 và 2009, Chính phủ thực hiện chính sách “tiền tệ nới lỏng” đi đôi với gói tín dụng kích cầu đầu tư tương đương 1 tỉ USD nhưng do chưa kiểm soát chặt nên kích thích thị trường bất động sản quay trở lại “bong bóng” năm 2007 và năm 2010...

Để tháo gỡ những khó khăn cho thị trường bất động sản, HoREA kiến nghị Chính phủ 10 giải pháp liên quan đến việc xây dựng pháp luật, hoàn thiện các cơ chế, chính sách, nới tín dụng, tháo gỡ cho thị trường trái phiếu, tăng nguồn cung nhà ở xã hội... 

"Hiệp hội đề nghị Chính phủ, Ngân hàng Nhà nước xem xét có thể nới trần (room) tín dụng thêm khoảng 1-2% để có thêm nguồn vốn tín dụng khoảng 100.000 - 200.000 tỉ đồng nhằm hỗ trợ cho nền kinh tế trong giai đoạn cao điểm cuối năm", ông Châu nói.

Theo ông Châu, hiệp hội cũng đề nghị Bộ Tài chính và Chính phủ xem xét, tạo điều kiện cho nhà đầu tư cá nhân không phải là “nhà đầu tư chứng khoán chuyên nghiệp” được đầu tư, mua trái phiếu doanh nghiệp riêng lẻ với một tỉ lệ nhất định...

Đồng thời, kiến nghị cần “có kết luận dứt điểm” các dự án sử dụng quỹ đất có nguồn gốc “đất công”, hoặc do cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước... bị dừng triển khai từ năm 2017 đến nay để tăng nguồn cung nhà ở và tháo gỡ khó khăn cho các doanh nghiệp chủ đầu tư dự án.

Cuối năm thị trường bất động sản có ‘xả hàng’, ‘bán lỗ’?

TTO - Do doanh nghiệp và cả nhà đầu tư sử dụng đòn bẩy tài chính lớn, thường chiếm đến 50-70% nên sức chịu đựng có hạn, đến lúc không chịu đựng nổi có thể đành “xả hàng”, thậm chí chấp nhận bán lỗ để cắt lỗ.

NGỌC HIỂN

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Giá cát tăng gấp 2-3 lần, chương trình xóa nhà tạm ở Tây Nguyên gặp khó

Giá cát, đá tăng gấp 2-3 lần, chiếm gần nửa chi phí xây dựng khiến hàng ngàn căn nhà trong chương trình xóa nhà tạm cho hộ nghèo, đồng bào dân tộc thiểu số ở Tây Nguyên có nguy cơ dang dở.

Giá cát tăng gấp 2-3 lần, chương trình xóa nhà tạm ở Tây Nguyên gặp khó

Phó thủ tướng Hồ Đức Phớc: Tin tưởng quỹ nhà ở giá rẻ cho người trẻ sẽ có hiệu quả

Trước những băn khoăn về nguồn lực thực hiện quỹ phát triển nhà ở xã hội, Phó thủ tướng Hồ Đức Phớc bày tỏ “tin tưởng quỹ sẽ có hiệu quả”.

Phó thủ tướng Hồ Đức Phớc: Tin tưởng quỹ nhà ở giá rẻ cho người trẻ sẽ có hiệu quả

Đại biểu đề nghị làm rõ nguồn thu, chi Quỹ Nhà ở quốc gia khi làm nhà ở xã hội

Đại biểu Quốc hội đề nghị làm rõ vị trí pháp lý, nguồn thu và nhiệm vụ chi của Quỹ Nhà ở quốc gia khi phát triển nhà ở xã hội.

Đại biểu đề nghị làm rõ nguồn thu, chi Quỹ Nhà ở quốc gia khi làm nhà ở xã hội

Đồng Nai: 20 năm làm nông vẫn phải xác nhận là nông dân nhưng chờ mãi chưa được hỗ trợ

Bị thu hồi toàn bộ diện tích đất nông nghiệp 12.394m² nhưng hộ nông dân ở Tân Phú (Đồng Nai) chưa được hỗ trợ và phải làm xác nhận nông dân.

Đồng Nai: 20 năm làm nông vẫn phải xác nhận là nông dân nhưng chờ mãi chưa được hỗ trợ

Ra mắt Masteri Rivera Danang

Ngày 20-5, sự kiện giới thiệu Masteri Rivera Danang tại quận Hải Châu của “Thành phố đáng sống” đã quy tụ hơn 600 chuyên gia bất động sản.

Ra mắt Masteri Rivera Danang

Giá cát tăng cao, người dân than xây nhà vượt dự toán quá nhiều

Từ đầu năm trở lại đây, giá cát ở Hà Tĩnh tăng cao khiến nhiều người dân đang xây nhà lao đao bởi dự toán đội lên hàng trăm triệu đồng, nhiều hộ dân thậm chí tạm gác việc xây nhà để chờ giá cát hạ xuống.

Giá cát tăng cao, người dân than xây nhà vượt dự toán quá nhiều
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar