25/06/2019 07:50 GMT+7
Trở lại chủ đề

Thí sinh xã đảo duy nhất TP.HCM mượn phòng học làm chỗ trọ đi thi

MAI THƯƠNG
MAI THƯƠNG

TTO - Phòng học là nơi ăn, ngủ, nghỉ, ôn bài. 26 thí sinh từ xã đảo Thạnh An - xã đảo duy nhất ở TP.HCM, cùng gọi nhau dậy đi thi, cùng san sẻ ước mơ bước tới cổng trường đại học... 26 sĩ tử cứ như một gia đình.

Thí sinh xã đảo duy nhất TP.HCM mượn phòng học làm chỗ trọ đi thi - Ảnh 1.

Bỏ qua những lo lắng, căng thẳng trong kỳ thi THPT, các học sinh nam cùng giải tỏa tinh thần với trái bóng tròn - Ảnh: MAI THƯƠNG

Do điều kiện đi lại khó khăn và mất thời gian, 26 thí sinh Trường THCS - THPT Thạnh An thuộc xã đảo Thạnh An - xã đảo duy nhất ở TP.HCM, được tạo điều kiện lưu trú tại Trường tiểu học Bình Phước để dự thi THPT quốc gia.

Toàn bộ chi phí của các thí sinh trong thời gian này được huyện Cần Giờ và Trường THCS - THPT Thạnh An tài trợ.

Trường tiểu học Bình Phước ở ngay cạnh điểm thi trường THCS Bình Khánh (xã Bình Khánh, huyện Cần Giờ, TP.HCM) là điểm thi duy nhất của huyện đảo Cần Giờ trong kỳ thi THPT quốc gia 2019. Đoàn 26 em học sinh được sắp xếp chỗ ở tại 2 phòng học của trường Bình Phước. Tại đây các em được hỗ trợ điều kiện tốt nhất có thể để nghỉ ngơi trong 3 ngày thi.

Chiều 24-6, sau khi hoàn tất thủ tục dự thi và kiểm tra lại các thông tin đăng ký dự thi tại điểm thi trường THCS Bình Khánh, các em về lại phòng nghỉ ngơi. Nói là nghỉ ngơi nhưng trên tay các em lúc nào cũng là tập đề cương, cuốn sách giáo khoa hay cuốn vở ghi chép những bài văn đã được thầy cô chấm chữa. 

26 thí sinh là 26 dự định, con đường riêng. Nhưng hôm nay, các em gặp nhau ở một ước mơ chung: đỗ đại học.

Đây là lứa học sinh đầu tiên của Trường THPT Thạnh An bước vào kỳ thi THPT quốc gia. Kỳ thi đối với các em không chỉ là bước đệm cho tương lai, là kỳ vọng của cha mẹ mà còn là niềm tự hào của nhà trường. 

"Đỗ đại học thì vẫn là chưa bằng ai, nhưng trượt đại học thì cả đảo ai cũng biết". Đó là câu mà các em vẫn luôn miệng đùa nhau để động viên nhau ôn bài.

Nằm bên bờ sông Thêu, từ bờ bên này muốn sang xã đảo Thạnh An phải ngồi hơn 40 phút đò. Đó là một trong những trở ngại để các em có cơ hội ôn thi đại học như các bạn thí sinh vùng khác. 

Kim Ngân, cô bạn chăm chỉ vừa ôm tập đề cương, vừa tâm sự: "Mỗi lần thầy cô ở thành phố về cũng chỉ ở lại được 2-3 ngày thôi. Lúc đó bọn em ai cũng tranh thủ học và hỏi bài thầy, vì đại học là ước mơ lớn nhất của bọn em, nhưng nhiều khi muốn ôn thi chỉn chu cũng không có cơ hội".

Lo lắng, áp lực là vậy nhưng không lúc nào các em thiếu những hành động, cử chỉ quan tâm lẫn nhau. Sự chân thành đến từ những hộp cơm 20.000 đồng các em cùng nhau san sẻ, chia đồ ăn chung với nhau để ai cũng được ăn cá với thịt mỗi suất cơm, đến những lời động viên nhau, giục nhau đi tắm, hay những mái đầu đen túm tụm lại cùng nhau ôn bài. 

Các em cùng học, cùng gọi nhau dậy đi thi, cùng san sẻ ước mơ bước tới cổng trường đại học... 26 sĩ tử cứ như một gia đình.

Những ngày tới đây sẽ ảnh hưởng lớn đến tương lai, con đường của các em sau này. Tập đề cương trên tay, những bài đạo hàm, xác suất, hình học... rồi cũng sẽ qua, nhưng ánh mắt quyết tâm, những lời động viên nhau cố gắng... chắc chắn sẽ theo những tâm hồn đẹp đẽ ấy để nảy mầm thành sự tử tế sau này.

Thí sinh xã đảo duy nhất TP.HCM mượn phòng học làm chỗ trọ đi thi - Ảnh 2.

Em Thảo Trinh (Trường THCS - THPT Thạnh An) tranh thủ ôn bài trong lúc đợi cơm - Ảnh: MAI THƯƠNG

Thí sinh xã đảo duy nhất TP.HCM mượn phòng học làm chỗ trọ đi thi - Ảnh 3.

Các em chia nhau bữa cơm tối - Ảnh: MAI THƯƠNG

Thí sinh xã đảo duy nhất TP.HCM mượn phòng học làm chỗ trọ đi thi - Ảnh 4.

Sau giờ ăn, ai nấy đều tự giác ôn bài - Ảnh: MAI THƯƠNG

Thí sinh xã đảo duy nhất TP.HCM mượn phòng học làm chỗ trọ đi thi - Ảnh 5.

Em Bùi Nguyễn Hòa Sơn (Trường THCS - THPT Thạnh An) tranh thủ ôn bài trước giờ thi môn ngữ văn. Sơn dự đoán đề sẽ ra tác phẩm 'Người lái đò sông Đà' - Ảnh: MAI THƯƠNG

Thí sinh xã đảo duy nhất TP.HCM mượn phòng học làm chỗ trọ đi thi - Ảnh 6.

Mờ sáng các em dậy sớm, tranh thủ ôn bài lần cuối trước khi qua phòng thi - Ảnh: MAI THƯƠNG

Thí sinh xã đảo duy nhất TP.HCM mượn phòng học làm chỗ trọ đi thi - Ảnh 7.

Sau khi ăn sáng, các em nhanh chóng di chuyển tới điểm thi - Ảnh: MAI THƯƠNG

Đón xem bài giải các môn thi THPT quốc gia 2019 trên Tuổi Trẻ Online

TTO - Ngay sau khi kết thúc mỗi môn thi THPT quốc gia 2019, Tuổi Trẻ Online sẽ cập nhật liên tục bài giải các mã đề của môn thi đó.

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Chậm điều chỉnh phụ cấp thâm niên giáo viên mầm non: Hướng dẫn điều chỉnh đã có từ 5 năm trước

Liên quan vụ nhiều cô giáo mầm non về hưu ở huyện Tây Hòa (Phú Yên) khiếu nại nhiều tháng qua, Sở Nội vụ tỉnh Phú Yên trả lời đã có hướng dẫn từ năm 2020.

Chậm điều chỉnh phụ cấp thâm niên giáo viên mầm non: Hướng dẫn điều chỉnh đã có từ 5 năm trước

Mùa tuyển sinh nhiều chiêu lừa đảo, Sở Giáo dục TP.HCM ra thông báo khẩn

Chiều 16-5, Sở Giáo dục và Đào tạo TP.HCM đã gửi thông báo khẩn về chiêu lừa đảo mạo danh cán bộ tuyển sinh.

Mùa tuyển sinh nhiều chiêu lừa đảo, Sở Giáo dục TP.HCM ra thông báo khẩn

Bộ Giáo dục: Nói đại học lấy hết thí sinh của trường nghề là tự hạ thấp bản thân

Theo Thứ trưởng Hoàng Minh Sơn, giáo dục nghề nghiệp là sự lựa chọn, không phải ép buộc; trường nghề không thể vì muốn có nhiều nguồn tuyển sinh hơn mà cản trở con đường học sinh học đại học bằng đề xuất 'siết' chuẩn.

Bộ Giáo dục: Nói đại học lấy hết thí sinh của trường nghề là tự hạ thấp bản thân

Tổng số giờ dạy thêm của nhà giáo được trả lương không quá 150 tiết/năm học

Đây là một trong những điều chỉnh tại dự thảo thông tư quy định chế độ trả lương dạy thêm giờ đối với nhà giáo trong các cơ sở giáo dục công lập.

Tổng số giờ dạy thêm của nhà giáo được trả lương không quá 150 tiết/năm học

Các trường thực hành sư phạm chia sẻ học liệu, sáng kiến, kinh nghiệm

Sáng 16-5, Câu lạc bộ các trường thực hành sư phạm (ATTES) đã chính thức ra mắt tại hội trường B, Trường ĐH Sư phạm TP.HCM.

Các trường thực hành sư phạm chia sẻ học liệu, sáng kiến, kinh nghiệm

Bị cưỡng chế nhận lại bảo vệ, trường kêu cứu

Một quyết định cưỡng chế liên quan Trường tiểu học Pháo Đài 1 (Kiên Giang) là buộc nhà trường phải nhận lại nhân viên bảo vệ.

Bị cưỡng chế nhận lại bảo vệ, trường kêu cứu
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar