![]() |
Bùi Anh Tuấn - giải nhất Ngôi sao tiếng hát truyền hình 2011, một trong số ít ỏi thí sinh thành công với tiếng Việt tại Giọng hát Việt - Ảnh: Lý Võ Phú Hưng |
![]() |
Ảnh: Gia Tiến |
Lực lượng sáng tác trẻ chưa đáp ứng nhu cầu người nghe
Tôi nghĩ việc nhiều thí sinh chọn hát tiếng Anh thay vì tiếng Việt cũng là một vấn đề bình thường, vì nếu xét ra thì từ thời các diva đời đầu như Thanh Lam, Hồng Nhung, Mỹ Linh..., tất cả cũng đều được yêu thích với rất nhiều ca khúc tiếng Anh.
Một bài toán đau đầu cho những nhà sản xuất âm nhạc hay những giám đốc âm nhạc khi nhận lời tham gia trong mỗi cuộc thi về nhạc chính là số lượng bài hát Việt phù hợp với thị trường lại vừa thỏa mãn về chuyên môn quá ít. Chẳng lẽ lại cứ hát mãi những nhạc của Dương Thụ, Thanh Tùng... Hay thật nhưng nó đã quá cũ rồi!
Người nghe có nhu cầu thưởng thức những tác phẩm mới và lực lượng sáng tác trẻ lại chưa đáp ứng thấu đáo điều này. Nhưng xét cho cùng, những cuộc thi âm nhạc trên truyền hình cũng chỉ là những sân chơi mang tính giải trí đơn thuần, là mặt nổi để câu kéo khán giả. Còn cả một đời sống âm nhạc Việt Nam rất phong phú, rất đa dạng ở ngoài, còn những nhà sản xuất, những nhạc sĩ vẫn sáng tác nhạc Việt, tôn vinh giá trị của nhạc Việt... Tôi nghĩ nền âm nhạc không đi xuống đâu...
![]() |
Ảnh: Gia Tiến |
Thiếu bản sắc hoặc là một Philippines thứ hai
Vấn đề ở chỗ hát tiếng Anh dễ hơn hát tiếng Việt rất nhiều. Tiếng Việt có dấu, và một ca sĩ để hát được tròn vành rõ chữ đòi hỏi phải có chất giọng, có học hành. Êkip của tôi không cổ xúy cho chuyện này nhưng tôi lại nghĩ có cầu thì có cung thôi. Nếu khán giả thích nghe nhạc tiếng Anh, cứ để một bộ phận nào đó thỏa mãn họ. Thêm nữa, đã là những cuộc thi phát sóng trên truyền hình thì rõ ràng thí sinh phải chọn những gì họ trình diễn tự tin nhất, không thể trách được họ.
Về câu hỏi nếu cứ tiếp tục những cuộc thi tìm kiếm tài năng ca hát, cuộc thi âm nhạc mà thí sinh toàn hát tiếng Anh thế này thì tương lai của nhạc Việt sẽ như thế nào? Theo tôi, nếu giỏi thì Việt Nam chấp nhận làm một Philippines thứ hai, chuyên xuất khẩu giọng hát để đi hát trong bar, phòng trà, chấm hết. Còn tệ hơn thì hoàn toàn là một đất nước chẳng có bản sắc gì về âm nhạc.
Bình luận hay