26/09/2013 02:40 GMT+7

Thí điểm giám sát thu - chi tiền trường

VĨNH HÀ thực hiện
VĨNH HÀ thực hiện

TT - Hội Tâm lý giáo dục Hà Nội đã đề xuất và được ngành GD-ĐT Hà Nội chấp thuận cho thí điểm việc giám sát tình trạng thu, chi trong nhà trường với vai trò của hội đồng giám sát cộng đồng.

Phóng to
TS Nguyễn Tùng Lâm - Ảnh: N.Khánh

Tuy nhiên, sự ra đời một tổ chức mới liệu có giám sát, ngăn ngừa được không hay cũng là “bàn tay nối dài” cho lạm thu? Trao đổi với Tuổi Trẻ, TS Nguyễn Tùng Lâm - chủ tịch Hội Tâm lý giáo dục Hà Nội, đồng thời là người khởi xướng việc này - cho biết:

- Hội đồng này là tổ chức xã hội, tự nguyện của cộng đồng cha mẹ học sinh và đại diện dân cư trên địa bàn, do Mặt trận Tổ quốc địa phương công nhận, dựa trên cơ sở kết quả bầu cử ban đại diện cha mẹ học sinh, của các đoàn thể, tổ chức xã hội trên địa phương. Cụ thể, hội đồng sẽ có đại diện cha mẹ học sinh do hội cha mẹ học sinh trường giới thiệu, có đại diện hội cựu giáo chức, hội khuyến học, hội cựu chiến binh, hội phụ nữ... do hội khuyến học địa phương đề cử.

Mặt trận Tổ quốc cấp phường xã (đối với trường mầm non, tiểu học, THCS) và cấp quận, huyện (đối với cấp THPT) có trách nhiệm tập hợp các thành viên, công nhận việc thành lập hội đồng giám sát gồm các thành viên trên. Hội đồng này sẽ hoạt động theo chỉ đạo, hướng dẫn của hội khuyến học địa phương và chịu sự quản lý nhà nước của phòng GD-ĐT hoặc sở GD-ĐT.

Đề án xây dựng “Hội đồng giám sát cộng đồng trường học” sẽ thí điểm từ năm học 2013-2014 tại năm trường học và cơ sở giáo dục thuộc Q.Hoàng Mai, Hà Nội.

* Vai trò của hội đồng này trong việc chống lạm thu như thế nào?

- Hội đồng sẽ giám sát việc thực hiện quy chế thực hiện dân chủ trong hoạt động của nhà trường đối với học sinh và cha mẹ học sinh; tham gia xây dựng quy chế chi tiêu phần kinh phí do cha mẹ học sinh đóng góp và kinh phí huy động được từ các nguồn lực khác cho nhà trường nhằm phục vụ kế hoạch giáo dục của trường; căn cứ vào kế hoạch huy động và sử dụng đã được thống nhất với nhà trường, hội đồng có trách nhiệm giám sát việc sử dụng và quản lý khoản kinh phí do cha mẹ học sinh đóng góp và kinh phí huy động được từ các nguồn lực khác.

Hội đồng có trách nhiệm cùng nhà trường giải trình với các cơ quan quản lý nhà nước và tổ chức liên quan về kế hoạch huy động, sử dụng nguồn quỹ huy động từ cha mẹ học sinh và xã hội. Đồng thời hội đồng cũng có nhiệm vụ vận động các tổ chức, cá nhân ngoài nhà trường tham gia đóng góp công sức, tiền của cho sự phát triển của nhà trường.

* Trong trường hợp phát hiện những sai phạm về thực hiện dân chủ trong nhà trường và thu - chi sai, hội đồng giám sát sẽ làm gì?

- Hội đồng giám sát có quyền yêu cầu nhà trường làm rõ những vấn đề mà hội đồng thấy bất ổn, yêu cầu các cơ quan quản lý ngành GD-ĐT địa phương giải quyết các kiến nghị đối với các trường học, giải quyết ngay những vấn đề nảy sinh. Hội đồng giám sát cũng có quyền kiến nghị cấp có thẩm quyền đình chỉ các việc làm vi phạm về việc thực hiện dân chủ trong hoạt động nhà trường, vi phạm về quy định thu, chi trong nhà trường...

* Theo đề án, chữ ký của hội đồng giám sát có giá trị để hợp thức hóa kế hoạch thu, chi. Với quyền lực nhất định đó, nếu hội đồng giám sát đứng về phía nhà trường để quyết định những khoản thu không hợp lòng dân, khi đó áp lực sẽ mạnh hơn đối với phụ huynh và lạm thu không những không giảm mà còn tăng thêm thì sao? Ai sẽ kiểm soát “quyền lực” của hội đồng giám sát?

- Thứ nhất, trong đề án cũng nêu rõ bản kế hoạch thu, chi phải được 100% phụ huynh đồng ý. Như vậy phụ huynh vẫn là những người có tiếng nói góp phần quyết định việc này. Trước đây, nhiều phụ huynh không đồng ý nhưng vì lo ngại vẫn phải đồng ý, vẫn phải nhận là “tự nguyện”. Nhưng nay có thêm một kênh giám sát cả quá trình triển khai xây dựng kế hoạch, thực hiện thu, chi, sử dụng nguồn kinh phí... thì tôi hi vọng những phụ huynh không đồng tình với cách làm của ban đại diện cha mẹ học sinh sẽ có nơi để kiến nghị và hội đồng giám sát sẽ bảo vệ những kiến nghị chính đáng của cha mẹ học sinh.

Thứ hai, hội đồng giám sát lập ra không phải muốn làm gì thì làm mà cũng có kế hoạch, nhiệm vụ được trao đổi, thống nhất. Hội đồng này phải thực hiện chế độ báo cáo định kỳ (cuối học kỳ và cuối năm học) gửi cho Ủy ban Mặt trận Tổ quốc, HĐND, UBND xã phường hoặc quận, huyện, thành phố, gửi cơ quan quản lý giáo dục địa phương. Ngoài ra hội khuyến học địa phương cũng có trách nhiệm tập hợp báo cáo của hội đồng giám sát các trường trong địa bàn gửi hội khuyến học thành phố, các phòng GD-ĐT cũng có trách nhiệm tập hợp báo cáo, kiến nghị của hội đồng giám sát các trường gửi sở GD-ĐT và có yêu cầu, chỉ đạo ngược lại với nhà trường nếu kiến nghị của hội đồng giám sát các trường có căn cứ và xác đáng.

Hội đồng giám sát không phải là yếu tố cản trở hoạt động của nhà trường và ban đại diện cha mẹ học sinh, cũng không phải tổ chức làm “bình phong” cho tình trạng lạm thu, mà nếu thực hiện đúng ý tưởng của đề án, đây là một nhân tố góp phần làm cho việc thu chi trong nhà trường minh bạch, hợp lý, hiệu quả.

* Theo đề án, hội đồng không chỉ có vai trò giám sát mà còn tham gia, quyết định, có nghĩa đây không phải tổ chức đứng độc lập bên ngoài làm một kênh kiểm soát mà can thiệp vào việc thu, chi của cha mẹ học sinh và chịu trách nhiệm về việc thu, chi. Như vậy, hội đồng đang làm một phần việc của hội cha mẹ học sinh và một phần việc của lãnh đạo nhà trường. Liệu như thế hội đồng còn có thể khách quan không, hay cũng bị chi phối?

- Theo dự thảo ban đầu, hội đồng giám sát cộng đồng có tiếng nói quyết định trong việc thực hiện thu chi của trường. Kế hoạch thu chi của trường sẽ phải có chữ ký đồng ý của hội đồng giám sát mới được làm. Quan điểm của tôi là cần nâng cao hơn vai trò của hội đồng, không chỉ đứng ngoài giám sát mà cùng xây dựng và quyết định kế hoạch thu, chi. Nhưng tôi cũng có băn khoăn, suy nghĩ. Trao một “quyền lực” nhưng nếu hội đồng không có tâm, không nghiêm túc, không có chính kiến rõ ràng có thể sẽ dẫn tới biến tướng tương tự hội cha mẹ học sinh bây giờ.

Trong dự thảo mới nhất, một trong các nhiệm vụ của hội đồng vẫn có nội dung “tham gia xây dựng quy chế chi tiêu cùng hội cha mẹ học sinh”, nhưng có thể chúng tôi sẽ bàn bạc thêm về việc này để xem nên “tham gia” ở mức độ nào, hay chỉ thực hiện vai trò giám sát, tư vấn, kiến nghị, không can thiệp trực tiếp vào việc xây dựng kế hoạch thu, chi của nhà trường và của hội cha mẹ học sinh.

VĨNH HÀ thực hiện

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Thảo cầm viên tung loạt trải nghiệm hè cho trẻ rèn kỹ năng, tránh xa điện thoại

Hè này, Thảo cầm viên tổ chức hơn 20 hoạt động trải nghiệm giúp các em thiếu nhi rèn luyện kỹ năng trong môi trường thiên nhiên trong lành, hướng đến hạn chế sử dụng các thiết bị điện tử như ti vi, điện thoại.

Thảo cầm viên tung loạt trải nghiệm hè cho trẻ rèn kỹ năng, tránh xa điện thoại

Đại biểu lo tư tưởng 'tỉnh giàu, tỉnh nghèo' gây thiếu công bằng hỗ trợ miễn học phí

Nhiều đại biểu Quốc hội băn khoăn về chính sách miễn học phí được giao cho HĐND tỉnh thực hiện, sẽ gây thiếu công bằng khi tỉnh chi ít, tỉnh chi nhiều.

Đại biểu lo tư tưởng 'tỉnh giàu, tỉnh nghèo' gây thiếu công bằng hỗ trợ miễn học phí

Đừng để 'lạm phát' lễ tri ân và trưởng thành

Cần tránh việc tổ chức lễ tri ân và trưởng thành rình rang nhằm tạo danh tiếng cho một ngôi trường, hoặc là đẩy cuộc đua ngầm về lối sống ảo, so bì nhau.

Đừng để 'lạm phát' lễ tri ân và trưởng thành

UBND TP.HCM chỉ đạo tháo gỡ vướng mắc về thành lập trường tư thục

UBND TP.HCM vừa có văn bản về việc tháo gỡ các vướng mắc liên quan điều kiện thành lập trường tư thục trên địa bàn TP.HCM.

UBND TP.HCM chỉ đạo tháo gỡ vướng mắc về thành lập trường tư thục

Ông Nguyễn Thiện Nhân: Tự hào nước duy nhất ASEAN miễn học phí từ mầm non đến phổ thông

'Khi nghị quyết được Quốc hội thông qua, chúng ta có quyền công bố rộng rãi, chắc chắn chúng ta là nước duy nhất trong ASEAN miễn học phí từ mầm non đến phổ thông'.

Ông Nguyễn Thiện Nhân: Tự hào nước duy nhất ASEAN miễn học phí từ mầm non đến phổ thông

Thống đốc bang Nam Úc: Nhiều cơ hội hợp tác giáo dục giữa TP.HCM và Úc

Nhiều cơ hội đang mở rộng cho học sinh, sinh viên Việt Nam đến học tại Nam Úc. Ngược lại, một số tổ chức giáo dục Nam Úc cũng rất quan tâm đến thị trường TP.HCM.

Thống đốc bang Nam Úc: Nhiều cơ hội hợp tác giáo dục giữa TP.HCM và Úc
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar