25/08/2024 09:59 GMT+7

Theo ba mẹ vào công xưởng

Ba mẹ phải tăng ca, không người thân trông coi, gửi nhà trẻ lại không đủ khả năng với đồng lương công nhân nên có những đứa trẻ tạm phải theo cha mẹ vào nhà máy, công xưởng ít ngày hè.

Theo ba mẹ vào công xưởng - Ảnh 1.

Mỗi khi giải lao, Gia Hân chạy đến nói chuyện cùng cô đồng nghiệp của mẹ tại xưởng may - Ảnh: CÔNG TRIỆU

Mà những đứa trẻ lớn lên trong nghèo khó có vẻ rất hiểu chuyện, cứ lặng lẽ một góc tự học tự chơi.

Có bạn chơi chung

Tại một xưởng may ở huyện Bình Chánh (TP.HCM), ba đứa trẻ khúc khích nói cười cùng nhau phía cuối xưởng. Chơi chán rồi lại túm tụm ê a đọc chữ trong tiếng máy may chạy rè rè hối hả cạnh bên. "Con vô đây hoài, còn thích hơn ở nhà nhiều" - bé Út Linh (4 tuổi) nhoẻn miệng cười khi được hỏi.

Chị Kim Tuyền - mẹ Út Linh - cũng không nhớ nổi số lần đã đưa con vào xưởng may, chỉ nhớ lần đầu lúc con còn bé xíu.

Chị cũng định gửi nhưng vì con còn bé quá không ai nhận. Mà tính tới lui thấy lương công nhân có nhiêu đâu, nếu xin nghỉ ở nhà trông con lấy gì đắp đổi. Còn gửi con có khi còn tốn hơn tiền lương nên biết khó nhưng đành phải mang con vào nhà máy, riết thành quen.

"Mình phải xin trước với chủ chứ, được cái họ cũng thoải mái và hỗ trợ nhiều lắm. Với bé cũng phải ngoan chứ vào mà quậy với khóc la ảnh hưởng tới mọi người sao được, mình cũng đâu chịu nổi" - chị Tuyền cười.

Ở đó, Út Linh nhỏ tuổi nhất nên được gọi là út. Hai bạn nhỏ còn lại là Nguyên (6 tuổi) và Ngọc (5 tuổi) cũng đều là con của các công nhân tại đây. Là anh cả của nhóm nên Nguyên được giao nhiệm vụ quản luôn hai em. Vậy là thích ra mặt, ra vẻ giữ vai trò trưởng nhóm lắm và rất chú tâm đến hai đứa em.

Rồi cậu bé lý lắc bảo "ngày nào con cũng phải nghĩ coi hôm nay sẽ làm trò gì cho các em vui". Chơi cùng nhau đã đời, Nguyên lon ton chạy đi lấy nước đưa lại cho hai em: "Uống đi nè, sáng giờ đã uống gì đâu". Vậy là mỗi đứa một ly nước lọc ừng ực uống, hí hửng nhìn nhau cười.

Thích hơn ở nhà

"Mẹ ơi con vẽ mẹ này. Đẹp lắm đó nha!" - Gia Hân (6 tuổi) vừa nói vừa nheo mắt cười. Nhìn bức tranh con gái vẽ mình nguệch ngoạc trên tấm bìa carton mà Mỹ Giang (24 tuổi, quê Quảng Nam) thấy lòng vui lạ. Tiếng cười của hai mẹ con vang lên một góc xưởng may ở xã Vĩnh Lộc A (huyện Bình Chánh) nơi Giang đang làm công nhân.

Chơi được một lúc, đến giờ Hân phải rèn chữ vì sắp vào lớp 1. Vì về tới nhà cơm nước xong xuôi đã tối rồi nên hai mẹ con giao kèo với nhau khi vào chỗ mẹ làm việc, con cứ tập viết khoảng một tiếng sẽ được giải lao 30 phút, mẹ sẽ cho mượn điện thoại chơi khi nào viết hoàn thành hai trang giấy.

Bàn học của cô bé vốn là một trong những nơi ủi quần áo thành phẩm được cô chú đồng nghiệp của mẹ tân trang lại. Họ trải cho con bé tấm vải mới rồi đặt cạnh cửa sổ đón gió trời, thông thoáng nhất góc xưởng.

Ngồi đó nhìn ra ngoài cửa sổ, bé Hân thấy khoảnh đất rộng xanh ngắt cây cỏ. Có cả đàn trâu được thả ở đó trở thành chủ đề cho Hân tập vẽ. "Con thích vào đây" - Hân cười tít mắt.

Trước đó nửa tháng, Hân được mẹ gửi về Long An ở cùng bà nội. Nhưng nội lớn tuổi, quanh nhà lại chẳng có bạn chơi cùng nên mẹ Giang đành phải đón con lên và đưa đi làm cùng.

Điều khiến Hân thích nhất là mỗi trưa được ngủ trong phòng máy lạnh "mát hơn ở nhà nhiều". "Con thích vào đây vì được ở gần mẹ, rồi mẹ chỉ con học. Vào đây còn được ăn ngon, con thích món cơm gà" - Gia Hân cười.

Rồi cô bé 6 tuổi kể về ước mơ làm nhà thiết kế thời trang. Mỗi lúc được giải lao, Hân chạy ù đến từng bàn may khoe với các cô đã hoàn thành bài tập mẹ giao, có khi lại khoe bức tranh vừa vẽ xong. Hầu như ai trong xưởng may cũng biết và quý con bé.

Chị Hồng Liên - nhân viên kỹ thuật may, đồng nghiệp của mẹ Gia Hân - nói đúng là xưởng may không là môi trường thích hợp cho con trẻ phát triển nhưng sự có mặt của Hân khiến ai nấy đều vui.

Đôi lần bận quá, cô Liên còn "thuê" Hân đi lấy giúp ly nước rồi trả công bằng một viên kẹo. "Con bé ngoan hiền, dễ thương lắm. Cùng là công nhân, hiểu rõ cảnh của nhau nên ai cũng hỗ trợ, tạo điều kiện cho hai mẹ con" - chị Liên chia sẻ.

Sẵn lòng chia sẻ, hỗ trợ

Chị Đào Mỹ Linh - giám đốc kinh doanh Công ty may mặc Dony - cho biết ngoài Gia Hân thường xuyên có mặt tại xưởng, sau 17h mỗi ngày còn có thêm nhiều bạn nhỏ khác là con công nhân xuất hiện ở đây. Thường sau 17h trẻ tan trường, bố mẹ sẽ đón con rồi đưa thẳng đến xưởng để tiếp tục tăng ca.

Đã quá quen với việc có trẻ con trong xưởng may, lãnh đạo công ty cũng chia sẻ bởi hiểu rõ thu nhập của công nhân, nắm khá rõ hoàn cảnh từng người nên cũng tạo điều kiện cho bố mẹ đưa con vào cùng chỗ làm trong thời gian này. Công ty còn chủ động dùng phòng tiếp khách làm khu vui chơi cho mấy đứa nhỏ.

"Khách phần lớn đều là quốc tế nên phòng này cũng ít khi dùng đến, lại nằm biệt lập và có máy lạnh nên để các bé vui chơi trong đó sẽ thoải mái hơn. Việc này cũng không phiền đến mọi người vì trẻ con mà, chơi đùa cũng sẽ làm ồn chứ" - chị Linh tâm sự.

Lần đầu đến trường

Mấy ngày cuối hè, có bạn đã quay lại trường, có bạn chưa nên vẫn theo mẹ vào xưởng. Chị Mỹ Giang khoe tranh thủ giờ nghỉ trưa đã chạy ù ra nhà sách gần đó. Lần đầu có con đi học, bà mẹ trẻ khá vụng về. Một phần cũng vì thiếu trước hụt sau, trong khi phải chuẩn bị sách vở, dụng cụ khá nhiều thứ.

"Phải chạy đi chạy lại ba lần mới mua tạm đủ. Lần đầu được đến trường nên hai mẹ con cùng háo hức. Hy vọng ở trường có cô cùng các bạn sẽ vui hơn ở nhà máy với mẹ" - Mỹ Giang cười.

Nhân rộng giáo dục chuẩn quốc tế cho con công nhân khó khăn

Thứ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Ngô Thị Minh cho rằng cần nhân rộng mô hình hợp tác công - tư để nuôi dạy trẻ là con công nhân khó khăn theo tiêu chuẩn quốc tế.

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Học sinh lớp 2 viết xuất sắc về Bác Hồ, giành giải nhất

Hai giải nhất cá nhân cuộc thi Bác Hồ với thiếu nhi - Thiếu nhi với Bác Hồ năm học 2024-2025 đã được trao cho Trần Ngọc Kiều My, một học sinh lớp 2 tại Thái Bình và Đinh Diệp Linh, một học sinh lớp 5 tại Hà Nội.

Học sinh lớp 2 viết xuất sắc về Bác Hồ, giành giải nhất

Vượt 2.000 hải lý đến thăm Trường Sa

Chuyến hải trình của đoàn đại biểu TP.HCM kết thúc ngày 17-5, khép lại 7 ngày mang theo tình cảm hậu phương đến với cán bộ, chiến sĩ và nhân dân tại quần đảo Trường Sa và nhà giàn DK-1/12.

Vượt 2.000 hải lý đến thăm Trường Sa

Ca sĩ Hòa Minzy, rapper Double2T được tuyên dương Thanh niên tiên tiến làm theo lời Bác

Chiều 17-5, tại Học viện Cán bộ TP.HCM, 80 đại biểu thanh niên tiêu biểu đại diện các tỉnh, thành đoàn, đoàn trực thuộc đã được tuyên dương tại Lễ tuyên dương Thanh niên tiên tiến làm theo lời Bác.

Ca sĩ Hòa Minzy, rapper Double2T được tuyên dương Thanh niên tiên tiến làm theo lời Bác

Chiến sĩ cảnh sát cơ động hiến máu cứu bệnh nhân ung thư nguy kịch

3 chiến sĩ thuộc Phòng cảnh sát cơ động, Công an TP Huế đã kịp thời hiến máu, cứu sống một bệnh nhân bị ung thư máu đang trong tình trạng nguy kịch tại Bệnh viện Trung ương Huế.

Chiến sĩ cảnh sát cơ động hiến máu cứu bệnh nhân ung thư nguy kịch

Học trưởng thành từ những nỗi đau, thấu hiểu về hạnh phúc qua biến cố

Gương mặt luôn rạng ngời nụ cười, tốc độ làm việc nhanh, chuyên nghiệp, sở hữu bảng dài thành tích... là sơ nét chân dung gương mặt MC - biên tập viên truyền hình Phan Thị Tú Trinh (35 tuổi).

Học trưởng thành từ những nỗi đau, thấu hiểu về hạnh phúc qua biến cố

444 đại biểu Thanh niên tiên tiến làm theo lời Bác thắp sáng lý tưởng sống đẹp, sống có ích

444 đại biểu đến từ các tỉnh thành, đơn vị đang tham dự Đại hội Thanh niên tiên tiến làm theo lời Bác lần thứ VIII, năm 2025 trong 3 ngày (16, 17 và 18-5) tại TP.HCM.

444 đại biểu Thanh niên tiên tiến làm theo lời Bác thắp sáng lý tưởng sống đẹp, sống có ích
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar