12/02/2023 09:58 GMT+7

Thêm một tàu vũ trụ Nga bị rò rỉ chất làm mát

Tập đoàn vũ trụ Nga và NASA cho biết một vụ rò rỉ chất làm mát đã xảy ra trên một con tàu vũ trụ của Nga đang cập cảng tại Trạm vũ trụ quốc tế.

Thêm một tàu vũ trụ Nga bị rò rỉ chất làm mát - Ảnh 1.

Trạm vũ trụ quốc tế (ISS) vẫn an toàn sau sự cố rò rỉ chất làm mát trên con tàu vũ trụ đang cập tại trạm - Ảnh: ABC NEWS

Ngày 11-2, Tập đoàn vũ trụ Nga Roscosmos và Cơ quan Hàng không và Vũ trụ Mỹ (NASA) đã thông báo một tàu tiếp tế khác của Nga cập cảng Trạm vũ trụ quốc tế (ISS) đã bị rò rỉ chất làm mát. Sự cố không gây nguy hiểm cho phi hành đoàn của trạm.

Roscosmos cho biết cửa sập giữa trạm ISS và tàu tiếp tế Progress MS-21 đã bị khóa nên vụ việc không ảnh hưởng đến trạm ISS trên quỹ đạo.

“Nhiệt độ và áp suất trên trạm nằm trong giới hạn cho phép và không có mối nguy hiểm nào đối với sức khỏe và an toàn của phi hành đoàn", tuyên bố cho biết.

Theo Đài ABC của Mỹ, tuyên bố ban đầu của Roscosmos không rõ liệu toàn bộ tàu chở hàng hay chỉ một số hệ thống của nó bị mất áp suất. Tuy nhiên, ông Sergei Krikalev, người đứng đầu chương trình này của Roscosmos, sau đó đã nói rõ có sự giảm áp suất trong vòng làm mát của tàu.

NASA thông tin các chuyên gia của họ đang hỗ trợ các đối tác Nga trong việc khắc phục sự cố rò rỉ chất làm mát.

“Các quan chức đang theo dõi tất cả các hệ thống của ISS và không theo dõi bất kỳ vấn đề nào khác”, NASA cho biết và nhấn mạnh: “Phi hành đoàn đã được thông báo về sự rò rỉ vòng làm mát. Họ không gặp nguy hiểm và tiếp tục các hoạt động bình thường của trạm vũ trụ”.

Việc giảm áp suất vòng làm mát của tàu chở hàng diễn ra sau một sự cố tương tự vào tháng 12-2022 với phi hành đoàn Soyuz. Các quan chức vũ trụ Nga cho biết một thiên thạch nhỏ va chạm để lại một lỗ nhỏ trên bộ tản nhiệt bên ngoài, khiến chất làm mát phun ra ngoài không gian.

Roscosmos đang tiến hành một cuộc điều tra về nguyên nhân có thể gây ra rò rỉ vòng làm mát. Ông Krikalev nói các chuyên gia sẽ xem xét kỹ lưỡng các vật liệu và công nghệ được sử dụng trong sản xuất tàu vũ trụ.

Roscosmos lưu ý trước khi xảy ra sự cố rò rỉ, tàu chở hàng đã được chất đầy chất thải trước khi xử lý theo lịch trình. Tàu dự kiến sẽ rời ISS và đốt cháy trong bầu khí quyển vào ngày 18-2.

Cũng trong ngày 11-2, tàu tiếp tế Progress MS-22 đã đến trạm ISS suôn sẻ. Tàu này đã vận chuyển gần ba tấn thực phẩm, nước và nhiên liệu cùng với thiết bị khoa học cho phi hành đoàn.

Nhật Bản kéo dài thời gian tham gia Trạm Vũ trụ quốc tế (ISS)

TTO - Nhật Bản là nước đầu tiên cùng Mỹ đưa ra quyết định kéo dài thời gian tham gia chương trình Trạm Vũ trụ quốc tế (ISS).

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Đo lại độ dài sông sâu nhất thế giới, phát hiện dài hơn 1.000km so với trước

Một nhà khoa học Trung Quốc vừa sử dụng công nghệ vệ tinh để đo lại độ dài của con sông sâu nhất thế giới - sông Congo ở châu Phi, và phát hiện nó dài hơn nhiều so với các số liệu trước đó.

Đo lại độ dài sông sâu nhất thế giới, phát hiện dài hơn 1.000km so với trước

TP.HCM đưa ra 14 bài toán lớn về khoa học, công nghệ năm 2025

Các bài toán lớn được tổng hợp từ những nhu cầu thiết yếu của các sở, ban, ngành trên địa bàn TP.HCM, cần ứng dụng khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số.

TP.HCM đưa ra 14 bài toán lớn về khoa học, công nghệ năm 2025

Chủ tịch Nguyễn Văn Được làm trưởng Ban Chỉ đạo phát triển khoa học, công nghệ

UBND TP.HCM vừa thành lập Ban Chỉ đạo của UBND TP.HCM về phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số và đề án 06 do Chủ tịch UBND TP.HCM Nguyễn Văn Được làm trưởng ban chỉ đạo.

Chủ tịch Nguyễn Văn Được làm trưởng Ban Chỉ đạo phát triển khoa học, công nghệ

Mây ngũ sắc kỳ thú xuất hiện trên bầu trời Hà Nội

Sau cơn mưa trước giờ tan tầm, bầu trời phía tây Hà Nội xuất hiện đám mây ngũ sắc khổng lồ với hình thù kỳ thú.

Mây ngũ sắc kỳ thú xuất hiện trên bầu trời Hà Nội

Phát hiện siêu vi khuẩn trong bệnh viện ăn nhựa y tế, trở nên nguy hiểm hơn

Nghiên cứu mới cho thấy siêu vi khuẩn Pseudomonas aeruginosa có thể phát triển mạnh trong môi trường vô trùng bằng cách ăn nhựa y tế.

Phát hiện siêu vi khuẩn trong bệnh viện ăn nhựa y tế, trở nên nguy hiểm hơn

NASA công bố những bức ảnh xuất sắc nhất năm

Những bức ảnh đẹp nhất tại Giải thưởng Nhiếp ảnh gia của năm (Photographer of the Year Awards) vừa được NASA công bố.

NASA công bố những bức ảnh xuất sắc nhất năm
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar