04/07/2013 08:54 GMT+7

Thêm hai bệnh nhân không còn HIV sau cấy ghép tủy

NGUYỆT PHƯƠNG
NGUYỆT PHƯƠNG

TTO - Theo các nhà nghiên cứu Mỹ, đã có thêm hai bệnh nhân không còn virus HIV trong cơ thể sau khi được phẫu thuật cấy ghép tủy.

Phóng to
Ông Timothy Ray Brown, bệnh nhân HIV đầu tiên trên thế giới được chữa khỏi hoàn toàn - Ảnh: NRP.org

Theo Hãng tin CNN, các chuyên gia y tế Mỹ tại Boston đưa ra thông tin trên trong Hội nghị Tổ chức AIDS quốc tế tại Kuala Lumpur, Malaysia. Hai người đàn ông nhiễm HIV đã được điều trị bằng thuốc chống virus trong nhiều năm trước khi bị chẩn đoán mắc bệnh ung thư bạch cầu.

Cả hai đã được hóa trị và phẫu thuật ghép tủy. Bốn tháng sau cuộc phẫu thuật, các bác sĩ vẫn phát hiện virus HIV trong máu họ. Nhưng sau hai tháng nữa, virus HIV đã biến mất. “Do đó, chúng tôi đã cho họ ngừng dùng thuốc chống virus để theo dõi tình hình” - bác sĩ Timothy Henrich cho biết.

Thông thường, khi một bệnh nhân sử dụng thuốc, virus HIV thường “lẩn trốn” trong một số cơ quan nội tạng. Khi bệnh nhân ngừng dùng thuốc, virus HIV sẽ xuất hiện trở lại trong máu chỉ sau hai tới bốn tuần. Một số bệnh nhân sống an lành trong tám đến 10 tuần trước khi virus quay trở lại.

“Tuy nhiên, hai bệnh nhân trên đã ngừng điều trị bằng thuốc chống virus từ 15 tuần trước. Đến nay chúng tôi vẫn chưa phát hiện virus HIV trong máu của họ” - bác sĩ Henrich thuộc Trường Y tế Harvard cho biết.

Giới chuyên gia so sánh trường hợp của hai bệnh nhân này với Timothy Ray Brown, người đầu tiên được chữa khỏi HIV. Năm 2007, ông Brown được phẫu thuật ghép tủy để trị bệnh ung thư bạch cầu. Người hiến tủy cho ông là một cá nhân có biến đổi gen CCR5 delta32 có khả năng giúp tế bào mầm chống lại HIV.

Sau cuộc phẫu thuật, virus HIV đã biến mất khỏi cơ thể ông Brown. Đến nay, ông Brown vẫn sống khỏe mạnh, không có dấu hiệu phát lại bệnh. Ông được đánh giá “đã chữa lành chức năng”, có nghĩa là virus đã bị kiểm soát và nguy cơ lây nhiễm cho người khác không còn.

Tuy nhiên bác sĩ Henrich cho biết phương pháp ghép tủy không phải là cách trị virus HIV phổ biến. Nguyên nhân là do chỉ 1% người da trắng, phần lớn ở Bắc Âu, có biến đổi gen CCR5 delta32. Người châu Á và châu Phi không có loại biến đổi gen này.

Ngoài ra, nguy cơ tử vong trong các trường hợp ghép tủy vào khoảng 20%. “Một bệnh nhân không mắc bệnh ung thư máu không nên điều trị HIV bằng phương pháp này bởi rất mạo hiểm” - bác sĩ Anthony Fauci, giám đốc Viện Dị ứng và bệnh truyền nhiễm quốc gia, cho biết. Bác sĩ Henrich cũng nhận định có thể virus HIV “trốn” trong não hoặc ruột của hai bệnh nhân trên và có thể trở lại.

Dù vậy, giới chuyên gia cho rằng các phát hiện mới này giúp mở ra con đường mới trong cuộc chiến chống HIV/AIDS.

NGUYỆT PHƯƠNG

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Chỉ 5 phút xem quảng cáo thức ăn nhanh, trẻ lập tức làm điều này

Trong một nghiên cứu, trẻ được xem hoặc nghe năm phút quảng cáo thức ăn nhanh. Hành vi sau đó của trẻ khiến các nhà khoa học bất ngờ.

Chỉ 5 phút xem quảng cáo thức ăn nhanh, trẻ lập tức làm điều này

COVID-19 gia tăng nhưng dễ phòng, không cần hoảng loạn

Từ ngày 1-1 đến 14-5, Thái Lan ghi nhận tổng cộng 71.067 ca mắc COVID-19, trong đó có 19 ca tử vong. Số ca bệnh tăng nhanh từ sau kỳ nghỉ Tết Songkran giữa tháng 4.

COVID-19 gia tăng nhưng dễ phòng, không cần hoảng loạn

Bát nháo 'trị liệu' tâm lý online - Kỳ 2: Ai kiểm soát 'nhà trị liệu' online?

Giữa lúc sức khỏe tinh thần được quan tâm hơn bao giờ hết, các "dịch vụ trị liệu" mọc lên nhan nhản, không phép. Trong khi đó quy định của pháp luật chưa kịp đi cùng thực tế loại hình này.

Bát nháo 'trị liệu' tâm lý online - Kỳ 2: Ai kiểm soát 'nhà trị liệu' online?

Tin tức sáng 15-5: Giảm 20% biên chế các ngành nghề nhưng giữ nguyên bên giáo dục và y tế

Tin tức đáng chú ý: Giảm 20% biên chế các ngành nghề sau sắp xếp, tinh gọn nhưng giữ nguyên giáo dục và y tế; Hôm nay, Quốc hội thảo luận tổ về cơ chế chính sách phát triển kinh tế tư nhân; Bắt đầu Tháng hành động vì an toàn thực phẩm...

Tin tức sáng 15-5: Giảm 20% biên chế các ngành nghề nhưng giữ nguyên bên giáo dục và y tế

Làm việc quá giờ có thể gây biến đổi cấu trúc não

Các nhà khoa học cảnh báo làm việc quá giờ có thể dẫn đến những thay đổi trong cấu trúc não, ảnh hưởng đến khả năng ghi nhớ, tư duy và sức khỏe tâm thần.

Làm việc quá giờ có thể gây biến đổi cấu trúc não

Tại sao con người uống kháng sinh lại khiến sông ô nhiễm?

Được công bố trên tạp chí PNAS Nexus, đây là nghiên cứu đầu tiên ước tính quy mô ô nhiễm sông ngòi toàn cầu từ việc sử dụng kháng sinh của con người.

Tại sao con người uống kháng sinh lại khiến sông ô nhiễm?
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar