13/03/2023 06:03 GMT+7

Thêm cơ hội cứu trẻ bị u nguyên bào thần kinh

Trẻ mắc u nguyên bào thần kinh có xu hướng tăng. Đây là một căn bệnh quái ác ở trẻ nhỏ với tỉ lệ tử vong rất cao.

Thêm cơ hội cứu trẻ bị u nguyên bào thần kinh - Ảnh 1.

Bệnh nhi L.Q.H. mắc bệnh u nguyên bào thần kinh đã được xuất viện về nhà sau khi được ghép tế bào gốc - Ảnh: XUÂN MAI

Nhờ triển khai ghép tế bào gốc tạo máu, các bác sĩ đã nâng tỉ lệ sống còn sau 5 năm từ 30-40% lên đến 60% cho trẻ mắc bệnh u nguyên bào thần kinh.

U nguyên bào thần kinh nguy hiểm ra sao?

Cách đây 3 năm, bé L.Q.H. (6 tuổi, ngụ tỉnh Hậu Giang) thường xuyên mệt và ói. Gia đình đưa bé đến Bệnh viện Nhi đồng Cần Thơ thăm khám thì phát hiện có khối u trên tuyến thượng thận.

Sau đó bé H. được chuyển đến Bệnh viện Nhi đồng 2 và được chẩn đoán mắc bệnh u nguyên bào thần kinh.

Anh L.Q.N. (ba bé H.) chia sẻ, thời điểm bác sĩ địa phương thông báo kết quả thì gia đình chỉ nghĩ là một khối u bình thường. Cho đến khi đưa con đến Bệnh viện Nhi đồng 2 khám và được các bác sĩ giải thích mới rõ con mắc căn bệnh rất nguy hiểm.

"Con còn nhỏ nhưng đã phải qua nhiều đợt hóa trị, xạ trị nhưng cơ hội sống lại rất thấp. Mới đây con được bác sĩ cho ghép tế bào gốc, kéo dài thêm sự sống cho con và được xuất viện về nhà tiếp tục theo dõi", anh N. chia sẻ.

Như bao đấng sinh thành khác, ngày nhận tin con bệnh nặng, chị H. - mẹ bệnh nhi S.R.N. (4 tuổi) - chết lặng. Bé N. được nhập viện điều trị cũng với chẩn đoán u nguyên bào thần kinh. Sau nhiều lần hóa trị, bé tiếp tục được chỉ định ghép tế bào gốc tạo máu cách đây nửa năm.

Kết thúc quá trình ghép, bé N. được xuất viện về nhà và tiếp tục theo dõi.

Bác sĩ CKII Phan Thị Thu Trang - phó khoa ung bướu huyết học, quản lý đơn vị ghép tủy Bệnh viện Nhi đồng 2 - cho hay u sợi nguyên bào thần kinh là một trong ba bệnh lý ung bướu thường gặp ở trẻ (bạch cầu cấp và lymphoma), ghi nhận trẻ mắc bệnh này đến điều trị tại bệnh viện có xu hướng tăng.

Cụ thể, khoảng 3-4 năm về trước, mỗi năm khoa ghi nhận trung bình khoảng 20 trẻ bị u sợi nguyên bào thần kinh. Cho đến nay con số này đã tăng lên đến 40 ca/năm. Đặc biệt chỉ trong tháng 2 vừa qua, khoa đã nhận gần 10 ca u nguyên bào thần kinh mới.

Tại Bệnh viện Nhi đồng thành phố (TP.HCM), ông Nguyễn Minh Tiến - phó giám đốc bệnh viện - cho biết bệnh viện tiếp nhận một số trẻ mắc u nguyên bào thần kinh. Trẻ mắc bệnh này khả năng điều trị khỏi hoàn toàn rất thấp với khoảng 10-20%, kéo dài thời gian sống là khoảng 40-50%, phần còn lại là tử vong.

Thêm cơ hội cứu trẻ bị u nguyên bào thần kinh - Ảnh 3.

Bác sĩ thăm khám một bệnh nhi đang điều trị tại khoa ung bướu huyết học Bệnh viện Nhi đồng 2, TP.HCM - Ảnh: XUÂN MAI

Gánh nặng lớn, kéo dài thời gian sống nhờ ghép tế bào gốc

Các bác sĩ cho biết u nguyên bào thần kinh là do sự phát triển bất thường của các tế bào thần kinh chưa trưởng thành và thường hình thành ở tuyến thượng thận. Tuy nhiên khối u cũng có thể phát triển ở cổ, ngực, lưng, xương chậu và tủy sống.

Khi bào thai phát triển, hầu hết các tế bào thần kinh phát triển và cuối cùng trở thành các tế bào thần kinh trưởng thành trước khi sinh hoặc trong vài tháng đầu sau sinh.

Một nghiên cứu do các bác sĩ của khoa ung bướu huyết học Bệnh viện Nhi đồng 2 thực hiện vào năm 2014 - 2017 cho thấy, có đến 1/2 bệnh nhi đến bệnh viện là thuộc nhóm nguy cơ cao, có biểu hiện bệnh nặng (bụng to bất thường, đau bụng...) hoặc tình cờ phát hiện qua siêu âm.

Số bệnh nhi còn lại thuộc nhóm nguy cơ thấp hoặc nhóm có thể đặc biệt (khối u di căn nhiều nơi ở trẻ nhũ nhi).

Bác sĩ Thu Trang cho rằng gánh nặng bệnh u nguyên bào thần kinh rất lớn. Với trẻ nhập viện khi đã có triệu chứng (nhóm nguy cơ cao), bác sĩ và gia đình phải đối diện với con đường điều trị khó khăn và nặng nề.

Dù trẻ được điều trị hóa trị, xạ trị, phẫu thuật và duy trì sau đó thì khả năng sống sau 5 năm của trẻ chỉ đạt 30 - 40%.

Với sự tiến bộ của y học và cập nhật phác đồ trên thế giới, Bệnh viện Nhi đồng 2 là bệnh viện nhi ở khu vực phía Nam đã triển khai ghép tế bào gốc tạo máu cho bệnh nhi mắc u nguyên bào thần kinh.

Khi bệnh nhi được ghép tế bào gốc thì khả năng sống còn sau 5 năm tăng từ 30-40% lên đến 60%.

"Đây là tỉ lệ rất lớn cho bệnh nhi. Và bệnh nhi đã được ghép tế bào gốc ngay tại bệnh viện, thay vì cách đây 5 năm, người bệnh phải chuyển đến Bệnh viện Truyền máu - Huyết học vì thời điểm này bệnh viện chưa có cơ sở vật chất, trang thiết bị và nhân lực", bác sĩ Trang chia sẻ.

Theo bác sĩ CKII Nguyễn Đình Văn - trưởng khoa ung bướu huyết học, phương pháp ghép tế bào gốc tự thân hạn chế tối đa tái phát ung thư, đã mang đến nhiều hiệu quả. Ghép tế bào gốc tạo máu có giá trị trong các bệnh lý huyết học lành tính, ung thư huyết học và ung thư dạng bướu đặc ở trẻ em.

Bệnh viện Nhi đồng 2 đã triển khai tự ghép tế bào gốc tạo máu trên các bệnh nhân u nguyên bào thần kinh, trong đó có nhiều ca thành công.

Chữa được bệnh lý huyết học, miễn dịch, di truyền

Các bác sĩ cho hay, ghép tế bào gốc tự thân là phương pháp lấy tế bào gốc từ tủy xương hoặc từ máu ghép vào cơ thể người bệnh để chữa các bệnh lý huyết học, bệnh lý miễn dịch, di truyền và một số bệnh lý ung thư khác.

Các bác sĩ phải lấy tế bào gốc máu tự thân của bệnh nhân đem lưu trữ đông trước, sau đó truyền lại vào cơ thể người bệnh để giúp phục hồi khả năng tạo máu từ tủy xương bị tổn thương.

Nghiên cứu mới: Nhiễm vi rút dễ bị bệnh thoái hóa thần kinh

Nghiên cứu trên 450.000 hồ sơ y tế phát hiện những người từng bị nhiễm vi rút nghiêm trọng gia tăng nguy cơ mắc các bệnh thoái hóa thần kinh như Parkinson, Alzheimer.

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Bác sĩ Hồ Mạnh Tường: Những phụ nữ thụ tinh ống nghiệm thực sự can đảm, dám hy sinh

Kỹ thuật thụ tinh trong ống nghiệm đã giúp nhiều gia đình có được hạnh phúc. Tuy nhiên cũng có nhiều góc khuất nhiều người chưa hiểu hết.

Bác sĩ Hồ Mạnh Tường: Những phụ nữ thụ tinh ống nghiệm thực sự can đảm, dám hy sinh

Ung thư đại trực tràng đang trẻ hóa, làm sao để phát hiện sớm?

Độ tuổi mắc bệnh ung thư đại trực tràng ngày càng trẻ hóa khi không ít người ở độ tuổi 30-40, thậm chí 20, đã trở thành bệnh nhân ung thư.

Ung thư đại trực tràng đang trẻ hóa, làm sao để phát hiện sớm?

Thứ trưởng Bộ Y tế: Dinh dưỡng là nhân tố quyết định đến năng suất của mỗi quốc gia

Thứ trưởng Bộ Y tế kêu gọi từng cá nhân, từng gia đình, từng cơ quan, có bữa ăn đủ dưỡng chất, duy trì vận động thể lực thường xuyên.

Thứ trưởng Bộ Y tế: Dinh dưỡng là nhân tố quyết định đến năng suất của mỗi quốc gia

Vì sao phụ nữ dưới 35 tuổi ở TP.HCM phải sinh đủ 2 con mới được trợ cấp?

Vì sao hỗ trợ chỉ áp dụng cho phụ nữ dưới 35 tuổi sinh đủ hai con ở TP.HCM? Sao không áp dụng với tất cả phụ nữ sinh 2 con?

Vì sao phụ nữ dưới 35 tuổi ở TP.HCM phải sinh đủ 2 con mới được trợ cấp?

Tin tức sáng 11-5: Cả nước dự kiến còn 3.321 đơn vị cấp xã; Số người bị cao huyết áp tăng mạnh

Lộ diện quỹ ngoại bị rút ròng nhiều nhất ở thị trường chứng khoán Việt; Gia tăng người bị cao huyết áp.

Tin tức sáng 11-5: Cả nước dự kiến còn 3.321 đơn vị cấp xã; Số người bị cao huyết áp tăng mạnh

Chủ quan, tin 'mẹo dân gian', nhiều người tàn tật vì lỡ thời gian vàng trị đột quỵ

Nhiều người dù nghi ngờ mình bị đột quỵ nhưng vẫn chần chừ, chờ triệu chứng tự hết hoặc làm theo 'mẹo dân gian', dẫn đến bỏ lỡ thời gian vàng.

Chủ quan, tin 'mẹo dân gian', nhiều người tàn tật vì lỡ thời gian vàng trị đột quỵ
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar