07/12/2023 08:14 GMT+7

Thế ngàn cân của chính quyền quân sự Myanmar

Phe nổi dậy ở Myanmar tiếp tục chiếm nhiều lãnh thổ và tiến gần về thủ đô Naypyidaw. Tuy nhiên, kết cục của đợt tấn công còn phụ thuộc vào việc nó sẽ được duy trì bao lâu và mức độ phản công của quân đội ra sao.

Các nhóm nổi dậy ở Myanmar chiến đấu dựa vào rừng núi gây khó khăn cho quân đội nước này - Ảnh: REUTERS

Các nhóm nổi dậy ở Myanmar chiến đấu dựa vào rừng núi gây khó khăn cho quân đội nước này - Ảnh: REUTERS

Quân đội Myanmar đang đối mặt với thách thức lớn nhất kể từ khi nắm quyền sau cuộc chính biến năm 2021, khi ba nhóm sắc tộc thiểu số mở cuộc tấn công phối hợp vào cuối tháng 10-2023 và chiếm giữ một số thị trấn, nhiều khu thương mại biên giới và nhiều đồn quân sự. Các thông tin đến nay cho thấy phe nổi dậy đang chiếm ưu thế trên thực địa.

Cán cân sức mạnh thay đổi

Sau một năm chuẩn bị, vào cuối tháng 10, "Liên minh ba anh em" gồm: Đội quân Dân tộc Arakan (AA), Đội quân Liên minh Dân chủ quốc gia Myanmar (MNDAA) và Quân đội giải phóng Dân tộc Ta'ang (TNLA) phát động chiến dịch 1027 chống lại chính quyền quân sự Myanmar. Liên quân này nhanh chóng chiếm giữ một số đồn quân sự và những con đường huyết mạch nối Myanmar với Trung Quốc. Thành công của họ đã lôi kéo nhiều nhóm nổi dậy khác tham gia.

Trong một tháng qua, phe nổi dậy đã đẩy lùi quân đội Myanmar khỏi nhiều khu vực và chuyển sang giai đoạn tấn công trên toàn quốc. Hãng tin Reuters và truyền thông địa phương xác nhận trong giao tranh ở bang Shan giáp với Trung Quốc cũng như ở các bang Rakhine và Chin phía tây, hàng chục quan chức quân đội và cảnh sát đã đầu hàng phe nổi dậy.

Mới nhất vào ngày 4-12, nhóm nổi dậy đã đánh đến thị trấn Mone thuộc vùng Bago ở miền nam, nằm giữa hai trung tâm chính trị lớn là Naypyidaw và cố đô Yangoon. Lần đầu tiên trong lịch sử, quân đội hiện phải đối mặt với các cuộc tấn công đồng thời từ các nhóm vũ trang dưới nhiều hình thức, từ chiến tranh thông thường đến chiến thuật du kích, từ công khai đến bí mật tại 12 trên 14 bang và khu vực của Myanmar.

Giới quan sát tình hình Myanmar kể từ sau chính biến năm 2021 nhận thấy các phong trào chống chính quyền quân sự đã lập nhiều cơ chế phối hợp với nhau, cũng như với các nhóm vũ trang ủng hộ chính quyền dân sự Chính phủ thống nhất quốc gia (NUG). Theo trang Irrawaddy, NUG và "Liên minh ba anh em" bắt đầu đàm phán về chiến lược quân sự chung từ đầu năm 2023.

Trong khi đó, nghiên cứu gần đây ước tính quân đội Myanmar có khoảng 150.000 quân nhân, trong đó có 70.000 người thuộc các đơn vị chiến đấu. Tuy nhiên, phía quân đội gặp nhiều khó khăn khi đối phó với các lực lượng nổi dậy vốn quen thuộc địa hình rừng núi và quân đội cũng bị kéo dãn lực lượng bởi các vụ tấn công đồng loạt. Trong khi phe nổi dậy có thêm vũ khí, đạn dược nhờ chiếm các đồn quân sự, quân đội lại chịu thêm tổn thất khi có thông tin nhiều đơn vị đã bỏ đồn và chạy sang nước láng giềng Ấn Độ.

Kêu gọi giải pháp chính trị

Trước những tổn thất, lãnh đạo chính quyền quân sự Myanmar, thống tướng Min Aung Hlaing, kêu gọi các nhóm sắc tộc có vũ trang giải quyết vấn đề của họ một cách "chính trị". "Ông Min Aung Hlaing cảnh báo nếu các tổ chức vũ trang tiếp tục ngu xuẩn thì người dân ở các khu vực liên quan sẽ gánh hậu quả. Vì vậy, cần quan tâm đến đời sống của người dân và các tổ chức đó cần giải quyết vấn đề của mình về mặt chính trị", tờ Global New Light của Myanmar đưa tin.

Tuy nhiên, NUG và các nhóm nổi dậy đã bác bỏ kêu gọi đối thoại của ông Min Aung Hlaing. "Khi họ đang thua nặng trên thực địa, họ sẽ cố gắng tìm lối thoát. Sẽ có đối thoại thực sự nếu quân đội biết chắc là họ không còn vai trò gì trong chính trị. Họ phải dưới quyền một chính phủ dân cử", Hãng tin Reuters dẫn lời người phát ngôn Kyaw Zaw của NUG.

Theo giới phân tích, hai yếu tố chính sẽ quyết định kết quả cuộc nổi dậy ở Myanmar, gồm khả năng duy trì nhịp độ tấn công của phe nổi dậy và việc quân đội sẽ phản công như thế nào.

"Khi tổn thất ngày càng lớn, Tatmadaw (quân đội Myanmar) có thể rút lui về các trung tâm dân cư và căn cứ quân sự lớn. Lực lượng nổi dậy, hiện đang kiểm soát phần lớn vùng nông thôn, có thể sẽ cô lập được các đơn vị Tatmadaw đang bảo vệ những khu vực này. Chính quyền có thể sử dụng sức mạnh không quân để đẩy lùi phe nổi dậy, nhưng nếu chỉ điều đó thì không đủ để họ chiến thắng", nhà nghiên cứu Abdul Rahman Yaacob của Viện Lowy dự đoán. 

Theo ông, đối với quân đội Myanmar, lựa chọn đàm phán để chuyển giao quyền lực một cách hòa bình tốt hơn nhiều so với một cuộc chiến kéo dài để rồi bị lật đổ.

Việt Nam sơ tán thêm 442 công dân

Theo thông tin từ Bộ Công an, ngày 6-12 đã có thêm 442 công dân Việt Nam được sơ tán từ khu vực giao tranh phía bắc Myanmar về nước. Trước đó, theo Bộ Ngoại giao, 338 công dân thuộc nhóm đầu tiên được sơ tán đã về đến sân bay Nội Bài vào sáng 5-12. Dự kiến trong tuần này sẽ có thêm một số chuyến bay thuê riêng để đưa công dân còn mắc kẹt về nước.

Trong những ngày qua, Cục Quản lý xuất nhập cảnh Bộ Công an đã khẩn trương phối hợp với Cục Lãnh sự của Bộ Ngoại giao, Đại sứ quán Việt Nam tại Myanmar xác minh và cấp hộ chiếu để sơ tán công dân về nước.

Thêm 442 người Việt được sơ tán từ vùng chiến sự Myanmar

Tổng cộng đã có sáu chuyến bay trong hai ngày 5 và 6-12, đưa 780 người Việt tại vùng giao tranh ở Myanmar về sân bay Nội Bài.

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Báo Ukraine: Nga yêu cầu Kiev rút khỏi 4 vùng đã sáp nhập

Nguồn tin từ Văn phòng Tổng thống Ukraine cũng cho biết Tổng thống Trump 'vẫn hy vọng có thể làm được điều gì đó', sau cuộc đàm phán tại Istanbul.

Báo Ukraine: Nga yêu cầu Kiev rút khỏi 4 vùng đã sáp nhập

Syria dự định in đồng tiền mới tại UAE và Đức thay cho Nga?

Động thái được cho là phản ánh mối quan hệ đang nhanh chóng được cải thiện giữa Syria với các nước Ả Rập vùng Vịnh và phương Tây.

Syria dự định in đồng tiền mới tại UAE và Đức thay cho Nga?

Ông Trump: Vài tuần tới sẽ gửi các nước 'những gì phải trả để làm ăn tại Mỹ'

Ông Trump ngày 16-5 cho biết trong vòng 2-3 tuần tới, giới chức Mỹ sẽ gửi thư đến các quốc gia, thông báo 'những gì phải trả để làm ăn tại Mỹ'.

Ông Trump: Vài tuần tới sẽ gửi các nước 'những gì phải trả để làm ăn tại Mỹ'

Ông Zelensky không hề mua 51% cổ phần công ty bạch kim ở Nam Phi

Đoạn video lan truyền trên mạng xã hội gần đây khiến dư luận xôn xao khi tuyên bố Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky đã bỏ ra 1,6 tỉ USD mua lại cổ phần của công ty khai thác bạch kim lớn ở Nam Phi.

Ông Zelensky không hề mua 51% cổ phần công ty bạch kim ở Nam Phi

Sau 2 tiếng đàm phán, Ukraine tố Nga đưa yêu cầu từ bỏ lãnh thổ 'không thể chấp nhận'

Nguồn tin Ukraine tiết lộ với AFP rằng tại cuộc gặp ở Istanbul, Nga đã yêu cầu Ukraine từ bỏ những vùng lãnh thổ vẫn đang do Kiev kiểm soát.

Sau 2 tiếng đàm phán, Ukraine tố Nga đưa yêu cầu từ bỏ lãnh thổ 'không thể chấp nhận'

Tổng Bí thư Tô Lâm: Tăng cường kết nối hai nền kinh tế Việt Nam - Thái Lan

Chiều 16-5 tại trụ sở Trung ương Đảng, Tổng Bí thư Tô Lâm đã tiếp Thủ tướng Thái Lan, lãnh đạo Đảng Vì nước Thái (Pheu Thai) Paetongtarn Shinawatra.

Tổng Bí thư Tô Lâm: Tăng cường kết nối hai nền kinh tế Việt Nam - Thái Lan
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar