25/06/2018 11:28 GMT+7

Thể hiện tình yêu có trăm ngàn cách, đó mới là cuộc sống!

PHẠM VĂN CHUNG (Sở Tư pháp tỉnh Kon Tum)
PHẠM VĂN CHUNG (Sở Tư pháp tỉnh Kon Tum)

TTO - Quanh tranh luận: cầu hôn nơi công cộng là lãng mạn hay đua đòi theo phong trào, đang có nhiều ý kiến trái chiều. Bạn đọc làm báo xin giới thiệu chia sẻ ThS Luật Phạm Văn Chung, tạm khép lại cuộc tranh luận chưa có lời kết này.

Thể hiện tình yêu có trăm ngàn cách, đó mới là cuộc sống! - Ảnh 1.

Một màn câu hôn nơi công cộng bất ngờ sẽ khiến bạn gái thực sự hạnh phúc - Ảnh: Tư liệu

Vừa qua, một phó bí thư đoàn trường ĐH Vinh cầu hôn trong lễ tốt nghiệp của trường và trước đó truyền hình diễn viên Trường Giang cũng bất ngờ cầu hôn bạn gái đã gây xôn xao dư luận và tốn khá nhiều giấy mực của báo chí! 

Trên một số diễn đàn nhiều ý kiến tranh luận nên hay không nên cầu hôn nơi công cộng? Đa số ý kiến cho rằng việc cầu hôn như vậy là không nên, thiếu tế nhị, thiếu văn hóa, bắt chước, học đòi. 

Thậm chí, có ý kiến cho rằng tình yêu như vậy như mì ăn liền, khó có thể bền lâu hạnh phúc... Tuy nhiên, một số người cho rằng việc cầu hôn nơi công cộng là bình thường, góp phần làm cho cuộc sống thêm lãng mạn, thú vị hơn. 

Cá nhân tôi đồng tình với quan điểm trên, vì thực ra hành vi này không ảnh hưởng gì nhiều đến những người xung quanh mà còn tô đẹp thêm cho cuộc sống.

Có thể nói rằng, việc cầu hôn nơi công cộng như nốt nhạc vui, tô điểm thêm cho cuộc sống muôn màu, muôn vẻ của xã hội, là màu sắc của tình yêu. Bởi vì, đề tài về tình yêu không bao giờ cạn trong bất cứ giai đoạn, hoàn cảnh nào!

Tại sao lại cho rằng như vậy là bắt chước, là học đòi thế giới? Việc tiếp thu văn minh, tinh hoa văn hóa nhân loại là hoàn toàn bình thường, thực tế rất nhiều lễ hội, văn hóa nước ngoài đang rất thịnh hành, phát huy yếu tố tích cực ở Việt Nam. 

Vì thế, cầu hôn công khai, ở nơi công cộng cũng thể hiện được nhịp sống văn minh, hiện đại, hội nhập của Việt Nam với thế giới.

Có ý kiến cho rằng, nếu ai cũng "lợi dụng" khi diễn ra các buổi lễ để cầu hôn thì sẽ ảnh hưởng đến tính trang nghiêm của buổi lễ, công việc chung. 

Nhìn nhận vấn đề như vậy là thiển cận, có phần ích kỷ! Bởi vì, ngoài các buổi lễ, hội có tính chất nghi lễ quốc gia, lễ trang trọng mang ý nghĩa chính trị - xã hội, đối ngoại hoặc tâm linh, đau buồn thì không được phép, không nên. 

Riêng đối với các lễ, hội có tính giải trí, văn hóa, văn nghệ thông thường thì không nên quá nghiêm trọng, phức tạp hóa vấn đề.

Ngoài ra, thực tế cũng rất ít người có dũng khí, "dám" cầu hôn người yêu trong các buổi lễ ở chốn đông người hoặc nơi công cộng! Mặt khác, đa số các cặp cầu hôn nhau thường trước đó họ đã có thời gian dài quen biết, tìm hiểu và đối phương bật "đèn xanh" nên việc cầu hôn như cách chính thức thông báo cho mọi người biết mà thôi.

Ngược lại, nếu đó là tình yêu đơn phương, gượng ép thì người cầu hôn không những không đạt được mong muốn mà sẽ đánh mất danh dự của mình. Vì thế chắc chắn họ phải cân nhắc rất kỹ khi thực hiện hành vi cầu hôn nơi công cộng!

Chúng ta không nên quá khắt khe với việc cầu hôn nơi công cộng, nhất là trong các chương trình mang tính chất văn hóa giải trí, buổi lễ chào mừng, tôn vinh. 

Nếu được theo tôi, khi đó chúng ta nên chung vui cùng họ và chúc họ mãi mãi hạnh phúc bên nhau, với tình yêu lãng mạn này. Đó mới chính là cuộc sống!

TTO - Xung quanh tranh luận có nên cầu hôn nơi công cộng, theo bạn đọc Khánh Hưng để làm được điều này trước hết người cầu hôn phải có 'dũng khí'. Và, bạn đọc này ước gì ngày xưa mình cũng có một mối tình đẹp để cầu hôn như vậy!

PHẠM VĂN CHUNG (Sở Tư pháp tỉnh Kon Tum)

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Bắt thầy giáo dạy âm nhạc về tội 'dâm ô' với học sinh lớp 5

Ngày 19-5, bạn đọc phản ánh thầy giáo dâm ô, sàm sỡ với bé gái học sinh lớp 5, Trường tiểu học B thị trấn Núi Sập, nhưng bị ém thông tin?

Bắt thầy giáo dạy âm nhạc về tội 'dâm ô' với học sinh lớp 5

'Sổ đỏ' không ghi địa chỉ, liệu có sao không?

Ngoài việc không ghi địa chỉ đất, tài sản gắn liền với đất, trong "sổ đỏ" mẫu mới có mã QR nhưng chưa truy cập được.

'Sổ đỏ' không ghi địa chỉ, liệu có sao không?

Chính quyền nợ tiền đền bù đất của người dân hơn 20 năm

Để có mặt bằng thi công đường, huyện Hương Thủy đã ra quyết định thu hồi đất và đền bù hơn 137 triệu đồng cho một hộ dân vào năm 2005.

Chính quyền nợ tiền đền bù đất của người dân hơn 20 năm

Làm đường nối cao tốc TP.HCM - Trung Lương về phía Đông tỉnh Tiền Giang

Tỉnh Tiền Giang sẽ có thêm tuyến đường nối từ cao tốc TP.HCM - Trung Lương về các huyện phía Đông.

Làm đường nối cao tốc TP.HCM - Trung Lương về phía Đông tỉnh Tiền Giang

Du khách nước ngoài chạy xe máy buông tay, để em bé cầm lái trên đường ở Phú Quốc

Cộng đồng mạng Phú Quốc vừa chia sẻ clip quay cảnh một du khách nước ngoài chạy xe không đội mũ bảo hiểm, buông tay cho trẻ em cầm lái.

Du khách nước ngoài chạy xe máy buông tay, để em bé cầm lái trên đường ở Phú Quốc

60 người vào rừng tìm người đàn ông mất tích khi đi săn mật ong

Người đàn ông tại Tuyên Hóa, Quảng Bình vào rừng săn mật ong và mất tích suốt 3 ngày nay.

60 người vào rừng tìm người đàn ông mất tích khi đi săn mật ong
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar