10/11/2022 17:04 GMT+7
Trở lại chủ đề

Thế hệ sinh viên Gen Z tiêu dùng thông minh

MINH THÀNH
MINH THÀNH

Sinh ra và lớn lên trong thời đại bùng nổ của công nghệ số cùng tư duy nhạy bén, Gen Z cũng tư duy tài chính khác biệt và chi tiêu thông minh.

Sinh viên Gen Z - Thế hệ tiêu dùng thông minh nhờ tư duy tài chính khác biệt

Thế hệ sinh viên Gen Z tiêu dùng thông minh - Ảnh 1.

Là thế hệ luôn tận dụng công nghệ để cuộc sống trở nên nhanh chóng, thoải mái và tiện lợi hơn, sinh viên thời đại 4.0 ưu tiên chọn sử dụng thẻ tín dụng - Ảnh: Sacombank

Thế hệ Z (Gen Z) hay còn được biết đến là những người sinh ra vào những năm cuối thế kỷ XX - đầu thế kỷ XXI. Theo Nielsen, tính đến năm 2025, thế hệ Z tại Việt Nam chiếm khoảng 25% lực lượng lao động quốc gia, tương đương với khoảng 15 triệu người.

Là thế hệ đầu tiên lớn lên cùng với Internet và các thiết bị công nghệ thông tin, Gen Z còn được mệnh danh là những "công dân thời đại kỹ thuật số". Cuộc sống gắn liền với công nghệ giúp Gen Z tiếp cận dễ dàng với các phương thức thanh toán hiện đại, cách sinh viên thuộc thế hệ này tiêu tiền chính vì thế cũng khác hẳn thời "ông bà anh"! Mở ví ra cứ ngỡ "không xu dính túi", ai ngờ họ lại là thế hệ tiêu dùng thông minh!

Ở thế hệ trước, sinh viên 8-9X đời đầu chủ yếu chi tiêu bằng khoản tiền mặt đến từ phụ cấp của gia đình hay công việc làm thêm. Sinh viên thế hệ Z lại mang một tâm thế khác hoàn toàn.

"Ngày trước, đầu tháng nhận lương nhưng đến cuối tháng lại luôn "viêm màng túi" mà không nhớ nổi đã chi tiêu gì. Cũng vì lý do này mà mình chuyển hẳn qua giữ tiền trong thẻ để dễ bề kiểm soát tiền đã đi đâu về đâu", Khánh Duy - sinh viên Trường đại học Điện lực - chia sẻ.

"Cầm tiền trên tay thì ai cũng thích, nhưng ví lúc nào cũng đầy ắp tiền khiến mình dễ tiêu xài, thành ra "vung tay quá trán". Sau khi chuyển sang dùng thẻ tín dụng, mình chỉ để khoản nhỏ tiền mặt đủ giữ xe, mắt không thấy thì tâm cũng không muộn phiền nghĩ đến muốn chi tiêu nhiều nữa", Khánh Duy hài hước nói.

Theo Duy, dùng thẻ tín dụng không chỉ giúp Duy tiết kiệm mà còn dễ dàng quản lý chi tiêu. Việc đóng học phí, tiền điện nước, Internet cũng dễ dàng hơn nhiều do chỉ cần thao tác trên điện thoại. "Đặc biệt là các chương trình hoàn tiền, ưu đãi giảm giá từ thẻ ngân hàng cũng giúp mình giảm bớt được nhiều chi phí lắm", Khánh Duy hồ hởi cho biết.

Không riêng gì Khánh Duy, "không xu dính túi" đã trở thành xu hướng chung của sinh viên hiện đại. Thay vì dùng tiền mặt để thanh toán, nhiều bạn trẻ chuyển dần sang thanh toán bằng thẻ tín dụng để hạn chế những rắc rối mà tiền mặt mang lại.

 Thẻ tín dụng là "chân ái"

Thế hệ sinh viên Gen Z tiêu dùng thông minh - Ảnh 2.

Việc dùng thẻ tín dụng thông minh cũng là cách để Gen Z tận dụng nguồn vốn từ ngân hàng miễn phí, đồng thời hưởng nhiều ưu đãi - Ảnh: Sacombank

Được Gen Z coi như một hình thức chi tiêu thông minh với trải nghiệm tiện lợi cùng nhiều quyền lợi hấp dẫn, thẻ tín dụng không chỉ phản ánh xu hướng chi tiêu khác biệt so với thế hệ trước, mà còn thể hiện tư duy tài chính và phong cách sống năng động của sinh viên ngày nay.

Thay vì mang theo tiền mặt lỉnh kỉnh, sinh viên hiện đại ưu tiên sử dụng thẻ tín dụng có thể kết nối cùng các ứng dụng ví điện tử, dịch vụ 4.0 để xử lý hầu hết giao dịch tài chính hằng ngày chỉ bằng một cú chạm qua điện thoại, từ gọi xe, mua hàng online, thanh toán hóa đơn điện, nước,... cho đến đóng học phí cho trường.

Là thế hệ mong muốn thỏa mãn nhu cầu mua sắm thuận tiện và thú vị, sở hữu các món hàng nhanh chóng mà không lo phải vay mượn kèm lãi suất, hình thức "Buy now - Pay later" (mua trước, trả sau) trở thành lối chi tiêu hỗ trợ rất nhiều cho giới trẻ trong việc khẳng định bản thân. Thẻ tín dụng cũng vì thế mà trở thành "chân ái" của sinh viên hiện đại.

Đây cũng là "tuyệt chiêu" được Thảo My (20 tuổi), sinh viên Trường đại học Văn Lang, thường xuyên sử dụng. Từ chuyện ăn uống, mua những món đồ yêu thích mà không cần vay mượn hoặc đợi lương về cho đến mua trả góp xe máy để tiện việc đi học đi làm thêm, My đều chọn cách "cà thẻ".

"Lúc trước kẹt tiền, mượn vài người bạn mới được. Còn nay có thẻ tín dụng, mình có thể mượn tiền ngân hàng chi tiêu bất cứ lúc nào, hạn mức bằng 3 tháng lương, quan trọng là được miễn lãi tới 55 ngày. Như chiếc xe mua trả góp qua thẻ trong 12 tháng, mình vừa học vừa làm rồi trả lại sau, không xin tiền để phụ cha mẹ", Thảo My chia sẻ.

Cô nàng giải thích tuy sử dụng tín dụng cũng là vay mượn, nhưng vay qua thẻ tín dụng dễ hơn vay bạn bè và đặc biệt là an toàn khi so với tín dụng đen. Không phải trả lãi nếu thanh toán đúng hạn, ngược lại còn có lời khi được hoàn tiền và thưởng điểm, thẻ tín dụng vì thế ngày càng được nhiều sinh viên hiện nay ưa chuộng.

Nắm bắt xu hướng tiêu dùng thông minh, linh hoạt của sinh viên thời đại 4.0, nhiều ngân hàng đã triển khai các gói thẻ tín dụng phù hợp để sinh viên thuận tiện chi tiêu, mua sắm. Khác với thế hệ "ông bà ta" khi mọi người phải ra phòng giao dịch lấy số, xếp hàng, điền 7-7-4-9 loại giấy tờ mới có thể hoàn thành thủ tục, các ngân hàng lớn như Sacombank đã có chính sách mở thẻ cho sinh viên rất dễ dàng.

"Không cần chứng minh thu nhập, chỉ cần có thẻ sinh viên là được mở thẻ. Dòng thẻ tín dụng này phù hợp với năng lực chi trả của sinh viên, đi kèm nhiều ưu đãi hoàn tiền, giúp sinh viên bớt gánh lo về tài chính học tập và sinh hoạt, tránh bẫy tín dụng đen", My cho biết thêm.

Thế hệ sinh viên Gen Z tiêu dùng thông minh - Ảnh 3.

Sacombank hỗ trợ thủ tục đơn giản để sinh viên dễ dàng mở và hưởng những chính sách ưu đãi từ hệ sinh thái thẻ tín dụng Sacombank - Ảnh: Sacombank

Một nghiên cứu của Nielsen cho thấy, 37% những người trẻ như Thảo My đặt mục tiêu kiếm tiền lên hàng đầu để đảm bảo cho tương lai. Thế hệ này không chỉ trông chờ thu nhập đến từ tiền lương mà còn sử dụng những kỹ năng, hiểu biết của mình về công nghệ, nắm bắt xu hướng để tạo nên giá trị cho bản thân cả về tinh thần và vật chất.

Không chỉ tự lập hơn, sinh viên thế hệ Z còn thể hiện mình là thế hệ tiêu dùng thông minh qua xu hướng tích tiểu thành đại và coi trọng những ưu đãi hay giá trị gia tăng nhỏ lẻ. Họ chịu chi, nhưng đồng thời cũng không ngại canh giờ săn sale và không bỏ phí ưu đãi nào.

"Chỉ cần biết tận dụng các ưu đãi của thẻ tín dụng như trả góp, hoàn tiền, miễn lãi 55 ngày, cộng với chi tiêu hợp lý, thanh toán bằng thẻ tín dụng vừa thảnh thơi vừa lợi hơn mua bằng trả tiền mặt một lần", Khánh Duy nhận định.

Xem thêm về chi tiết chương trình khuyến mại TẠI ĐÂY 

Nhiều ưu đãi cho khách hàng sử dụng Sacombank Pay

Sacombank triển khai chương trình “Rủ bạn mở Pay - Ưu đãi thật hay” trong suốt tháng 10-2022 với tổng giá trị giải thưởng gần 2 tỉ đồng dành cho cả khách hàng đang sử dụng và đăng ký mới Sacombank Pay.

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Bí mật đằng sau những gói mì Hảo Hảo

Đằng sau những gói mì Hảo Hảo là cả một hành trình bền bỉ, một hệ sinh thái sản xuất hiện đại, được đầu tư hàng chục triệu USD.

Bí mật đằng sau những gói mì Hảo Hảo

Prudential bổ nhiệm ông Kevin Joong Kwon làm tổng giám đốc

Ông Kevin Joong Kwon chính thức đảm nhận vai trò tổng giám đốc của Công ty TNHH Bảo hiểm nhân thọ Prudential Việt Nam, sau khi được các cơ quan quản lý phê duyệt.

Prudential bổ nhiệm ông Kevin Joong Kwon làm tổng giám đốc

Giá cà phê biến động trái chiều, nông dân lăn tăn giữa bán và giữ hàng

Giá cà phê trong nước tăng nhẹ so với ngày trước đó, trong khi giá thế giới tăng giảm trái chiều.

Giá cà phê biến động trái chiều, nông dân lăn tăn giữa bán và giữ hàng

FWD cải tiến bộ hợp đồng bảo hiểm và ứng dụng di động

FWD Việt Nam cải tiến hợp đồng bảo hiểm và ứng dụng di động, mang đến sự rõ ràng, thân thiện và dễ sử dụng.

FWD cải tiến bộ hợp đồng bảo hiểm và ứng dụng di động

Địa phương nào sẽ quản công ty xổ số có quy mô lớn nhất?

Từ nay đến hết năm, các tỉnh được sáp nhập về sẽ bàn giao nguyên trạng công ty xổ số cho UBND tỉnh mới. Bộ Tài chính sẽ hướng dẫn hoạt động cũng như lịch biểu phát hành từ năm 2026.

Địa phương nào sẽ quản công ty xổ số có quy mô lớn nhất?

Giá hồ tiêu Việt Nam 'phân hóa' với quốc tế

Giá hồ tiêu nội địa đang duy trì ổn định như hai ngày trước đó với mức giao dịch phổ biến 139.000-144.000 đồng/kg. Ở chiều ngược lại, giá tiêu thế giới tăng, giảm trái chiều.

Giá hồ tiêu Việt Nam 'phân hóa' với quốc tế
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar