29/12/2019 06:08 GMT+7

Thế giới trải nghiệm 9 vấn đề y tế 'tốt và xấu' trong năm 2019

HỒNG VÂN
HỒNG VÂN

TTO - Báo New York Times vừa tổng hợp một số sự kiện trong lĩnh vực thuốc và y tế - cả tốt lẫn xấu và ý nghĩa của nó trong đời sống trong năm 2019. Sau đây là 9 sự kiện có phần liên quan đến Việt Nam.

Thế giới trải nghiệm 9 vấn đề y tế tốt và xấu trong năm 2019 - Ảnh 1.

Sau một thời gian sử dụng thiết bị hút thuốc lá điện tử, hàng ngàn người với hàng chục ca tử vong liên quan đến vaping khiến nhà quản lý các nước trên thế giới lo ngại - Ảnh: REUTERS

1. Đại dịch vaping (hút thuốc lá điện tử)

Từ giữa tháng 8-2019 đến nay, Mỹ ghi nhận 2.506 trường hợp bị bệnh phổi và 54 người chết liên quan đến hút thuốc lá điện tử. Đa số các bệnh nhân khỏe mạnh, cuối tuổi 20 và có điểm chung là sử dụng thiết bị điện tử vaping để hút nicotine hoặc tetrahydrocannabinol (THC) - một chất kích thích có trong cần sa hoặc cả hai loại trên.

Nhiều tiểu bang và thành phố ở Mỹ và một số nước khác trên thế giới đã cấm và giới hạn việc mua bán, độ tuổi được hút vaping - chủ yếu với loại có mùi thơm - như một biện pháp đề phòng,

2. Khả năng chữa trị thành công HIV

Thế giới trải nghiệm 9 vấn đề y tế tốt và xấu trong năm 2019 - Ảnh 2.

Ảnh chụp virút HIV - màu xanh tấn công tế bào bạch cầu - màu cam - Ảnh: NIBSC cung cấp

Gần 12 năm kể từ khi bệnh nhân đầu tiên trên thế giới được xem là khỏi HIV, các nhà khoa học gần đây công bố họ đã chữa thành công cho bệnh nhân thứ hai. 

Cả hai trường hợp đều sử dụng phương pháp ghép tủy xương cho người có H để điều trị ung thư, không phải HIV.

Mặc dù áp dụng phương pháp này hiện là chưa thực tế với hàng triệu người sống với H, trong tương lai, rất có thể HIV sẽ được chữa khỏi.

3. Thách thức trong phòng chống HIV

Thế giới trải nghiệm 9 vấn đề y tế tốt và xấu trong năm 2019 - Ảnh 3.

Giá thuốc cao vẫn là rào cản khiến nhiều người không thể điều trị HIV - Ảnh: NYT

Theo Trung tâm Kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh CDC của Mỹ, ở nam giới có nguy cơ cao mắc HIV, chỉ có 1 trong 3 người dùng thuốc kháng virút, lý do chính là do chi phí. Giá tiền, và ở một số nơi là sự kỳ thị vẫn là rào cản đối với việc phòng chống HIV.

4. Vi khuẩn kháng thuốc

Thế giới trải nghiệm 9 vấn đề y tế tốt và xấu trong năm 2019 - Ảnh 4.

Tiêu bản chứa nấm Candida auris lấy từ một bệnh nhân Mỹ - Ảnh: NYT

Vi khuẩn kháng mọi loại thuốc đang trú ẩn và hoạt động mạnh trong bệnh viện và nhà dưỡng lão.

Trong hơn 5 năm qua, loại nấm có tên là Candida auris, một loại nấm men tấn công vào chỗ yếu nhất của những người bệnh, nhất là những bệnh nhân nội trú vốn đã không khỏe và dẫn đến chết người.

Loại nấm này đã tấn công khoa sơ sinh ở một cơ sở y tế tại Venezuela, buộc một trung tâm y tế uy tín của Anh phải đóng cửa khoa chăm sóc đặc biệt và làm cho khoảng 800 người nhiễm bệnh ở Mỹ, một nửa trong số bệnh nhân tử vong trong vòng 90 ngày. Một khi nấm Candida auris đã xuất hiện, rất khó loại bỏ chúng. 

Một số bệnh viện đã phải sử dụng các thiết bị làm sạch đặc biệt, thậm chí phải thay sàn và trần nhà để loại bỏ Candida auris.

5. Phòng họp kín giảm năng suất lao động

Thế giới trải nghiệm 9 vấn đề y tế tốt và xấu trong năm 2019 - Ảnh 5.

Không khí trong phòng họp kín làm giảm sự thông tin của các vùng trong não - Ảnh: NYT

Các nhà khoa học phát hiện hít thở ở phòng họp nhỏ đông người có thể ảnh hưởng đến hiệu quả và khả năng ra quyết định của chúng ta. 

Nghiên cứu cho rằng bảo đảm sự lưu thông không khí tối thiểu trong các phòng họp kín là chưa đủ. Thay vào đó, khi có thể, hãy mở cửa lớn và cửa sổ.

6. Lỏng lẻo trong hiến tinh trùng

Thế giới trải nghiệm 9 vấn đề y tế tốt và xấu trong năm 2019 - Ảnh 6.

Lỏng lẻo trong quản lý việc hiến tinh trùng khiến nhiều người là cha sinh học của hàng chục trẻ em sinh do nhận tinh trùng hiến tặng - Ảnh: NYT

Khi xét nghiệm DNA trở nên phổ biến và dễ dàng hơn, các bậc cha mẹ hoặc đôi khi là những đứa trẻ sinh ra nhờ tinh trùng được hiến, mới giật mình về sự tồn tại của hàng chục người có cùng cha sinh học. 

Nguyên nhân do cách quản lý rất kém ở ngân hàng tinh trùng như không lưu và số hóa dữ liệu cẩn thận. Ngoài ra, còn có trường hợp bác sĩ lén lấy tinh trùng của mình cấy cho hàng chục bệnh nhân.

7. Chữa được lao kháng thuốc

Thế giới trải nghiệm 9 vấn đề y tế tốt và xấu trong năm 2019 - Ảnh 7.

Một bệnh nhân lao kháng thuốc ở Johannesburg, Nam Phi - Ảnh: NYT

Năm 2006, các nhà khoa học phát hiện một chủng lao mới rất nguy hiểm có khả năng kháng lại các loại kháng sinh điều trị bệnh này. 

Đến nay, một nghiên cứu thực nghiệm lâm sàng ở Nam Phi đang mở ra tương lai chữa thành công lao kháng thuốc cho đa số các bệnh nhân. 

Các nhà khoa học hi vọng cơ quan chức năng sẽ sớm cho phép áp dụng phương pháp điều trị này trên toàn cầu.

8. Bệnh sởi tái xuất

Thế giới trải nghiệm 9 vấn đề y tế tốt và xấu trong năm 2019 - Ảnh 8.

Tiêm vắcxin 3 trong 1: sởi, quai bị, Rubella cho một em bé ở Myanmar - Ảnh: REUTERS

Phần lớn người Mỹ cho con cái họ tiêm vắcxin nhưng phong trào chống vắcxin xuất hiện và lan rộng trên Internet là bước lùi về y tế trong năm qua. 

Kết quả là bệnh sởi trở lại và bùng phát ở Mỹ, Anh và nhiều nước khác.

9. Cá nhân hóa việc điều trị

Thế giới trải nghiệm 9 vấn đề y tế tốt và xấu trong năm 2019 - Ảnh 9.

Bé Mila, 8 tuổi, bệnh nhân đầu tiên có một phương thức điều trị cho riêng mình - Ảnh: NYT

Năm 2019, các nhà khoa học đã phát triển một liệu pháp khẩn cấp để chữa cho bé Mila Makovec, 8 tuổi, mắc bệnh Batten, một bệnh rối loạn di truyền hiếm gặp gây tử vong. 

Đây được xem là phương thức điều trị cá nhân hóa đầu tiên trên thế giới vì phương pháp này nhằm ngăn chặn một đột biến chỉ có riêng ở bé Mila.

Tình cờ phát hiện cơ chế vô hiệu hóa HIV

TTO - Nhóm các nhà khoa học đa quốc gia đã vô tình phát hiện ra cơ chế giúp vô hiệu hóa phân tử HIV thông qua hợp chất polysulphur dị vòng khi đang nghiên cứu cách chữa trị ung thư.

HỒNG VÂN

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Phát hiện siêu vi khuẩn trong bệnh viện ăn nhựa y tế, trở nên nguy hiểm hơn

Nghiên cứu mới cho thấy siêu vi khuẩn Pseudomonas aeruginosa có thể phát triển mạnh trong môi trường vô trùng bằng cách ăn nhựa y tế.

Phát hiện siêu vi khuẩn trong bệnh viện ăn nhựa y tế, trở nên nguy hiểm hơn

Ngã vào xô đựng 15cm nước, bé gái đuối nước nguy kịch

Ngày 21-5, Bệnh viện Bạch Mai thông tin vừa tiếp nhận và xử trí một bé gái 19 tháng tuổi bị đuối nước do ngã vào xô đựng nước thải điều hòa của gia đình chỉ chứa 10-15cm nước.

Ngã vào xô đựng 15cm nước, bé gái đuối nước nguy kịch

Nhiều người bị sốt, ho trong lúc ca COVID-19 tăng nhẹ, bảo vệ sức khỏe sao?

Gần đây, nhiều người trong một gia đình, cơ quan cùng chung biểu hiện sốt, đau đầu, ho, sổ mũi… Thời điểm này, số ca mắc COVID-19 ở nước ta cũng tăng nhẹ.

Nhiều người bị sốt, ho trong lúc ca COVID-19 tăng nhẹ, bảo vệ sức khỏe sao?

Sau ồn ào, Sở An toàn thực phẩm TP.HCM sẽ kiểm tra sản phẩm giảm cân của DJ Ngân 98

Chiều 20-5, đại diện Sở An toàn thực phẩm TP.HCM cho biết sẽ kiểm tra sản phẩm giảm cân của người bán nổi tiếng trên mạng xã hội là Ngân 98, sau ồn ào thời gian gần đây.

Sau ồn ào, Sở An toàn thực phẩm TP.HCM sẽ kiểm tra sản phẩm giảm cân của DJ Ngân 98

Thu hồi hàng loạt giấy công bố thực phẩm bảo vệ sức khỏe

Ngày 21-5, Cục An toàn thực phẩm (Bộ Y tế) có quyết định thu hồi hiệu lực giấy tiếp nhận đăng ký bản công bố sản phẩm đối với nhiều sản phẩm thực phẩm bảo vệ sức khỏe của các công ty khác nhau trên cả nước.

Thu hồi hàng loạt giấy công bố thực phẩm bảo vệ sức khỏe

Ăn gì, vệ sinh răng thế nào khi đang niềng răng?

Niềng răng là phương pháp điều trị được sử dụng phổ biến hiện nay, giúp dịch chuyển răng mang lại hàm răng đều đặn. Tuy nhiên, khi niềng răng thường dễ bám thức ăn và mảng bám hơn và làm tăng nguy cơ sâu răng, viêm lợi.

Ăn gì, vệ sinh răng thế nào khi đang niềng răng?
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar