10/11/2023 11:08 GMT+7
Trở lại chủ đề

Thế giới sẽ mất loài rùa khổng lồ Galapagos vì con người xả rác?

Vốn đang có nguy cơ tuyệt chủng, những con rùa khổng lồ Galapagos hiện tại bị đe dọa bởi một kẻ thù nguy hiểm khác: rác thải nhựa, theo nghiên cứu mới đây của Quỹ Charles Darwin.

Một con rùa khổng lồ Galapagos - Ảnh: Shutterstoc/ FOTOGRIN

Một con rùa khổng lồ Galapagos - Ảnh: Shutterstoc/ FOTOGRIN

Theo nghiên cứu của Quỹ Charles Darwin - tổ chức bảo tồn thiên nhiên ở Galapagos, những con rùa thuộc loài Chelonoidis porteri đang ăn phải nhựa quanh các trung tâm đô thị trên đảo Santa Cruz thuộc Vườn quốc gia Galapagos (quần đảo Galapagos, Ecuador).

Kể từ năm 2015, nhà chức trách đã cấm sử dụng các đồ nhựa dùng một lần như ống hút và túi nhựa ở Galapagos, nhưng thực tế việc triển khai thực hiện quy định còn lỏng lẻo.

Các nhà nghiên cứu đã phân tích 5.500 mẫu chất thải của rùa ở những khu vực có tiếp xúc với hoạt động của con người và tìm thấy 597 mảnh rác thải - chủ yếu là nhựa, nhưng cũng có thủy tinh, kim loại, giấy, bìa cứng và vải.

Trong khi đó, trong số 1.000 mẫu chất thải của rùa được thu thập từ các khu bảo tồn ở Vườn quốc gia Galapagos, các nhà khoa học chỉ phát hiện 2 mảnh rác loại này.

Tác giả chính của nghiên cứu Karina Ramon cho biết những con rùa khổng lồ này cần 28 ngày để tiêu hóa thức ăn. Các nhà khoa học lo ngại rùa ăn phải chất thải phi hữu cơ có thể bị tắc nghẽn đường ruột, tổn thương và thay đổi nội tiết tố do các thành phần hóa học.

Đồng tác giả Santiago Ron cho biết nghiên cứu này chứng minh rằng việc bảo vệ công viên quốc gia là cần thiết đối với sự phát triển của các loài đặc hữu. Trong số 15 loài rùa khổng lồ từng sống ở Galapagos, có 3 loài hiện đã tuyệt chủng.

Quần đảo Galapagos, cách bờ biển Ecuador khoảng 1.000km có hệ sinh thái độc đáo, không giống với nơi nào khác trên thế giới. Vào thế kỷ XIX, nhà khoa học người Anh Charles Darwin sau khi quan sát thiên nhiên kỳ diệu của khu vực này đã phát triển thuyết tiến hóa nổi tiếng về sự chọn lọc của tự nhiên.

Rùa khổng lồ Galapagos - Ảnh: University Communications And Marketing

Rùa khổng lồ Galapagos - Ảnh: University Communications And Marketing

Ảnh: WhatsApp

Ảnh: WhatsApp

Ảnh: AFP/GETTY

Ảnh: AFP/GETTY

Ảnh: CBS NEWS

Ảnh: CBS NEWS

Ảnh: Tui De Roy/Minden/naturepl.com

Ảnh: Tui De Roy/Minden/naturepl.com

Sốc với hình ảnh cự đà Galapagos chết khô do biến đổi khí hậu

TTO - Hình ảnh những con cự đà nổi tiếng ở quần đảo Galapagos chết khô trên các mỏm đá khiến nhiều người không khỏi rùng mình và xót thương.

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Phát hiện mạng lưới sông cổ dài 15.000km trên sao Hỏa

Nguồn nước hình thành nên mạng lưới sông trên sao Hỏa nhiều khả năng là từ mưa liên tục.

Phát hiện mạng lưới sông cổ dài 15.000km trên sao Hỏa

Rùa biển xanh trong Sách đỏ về đẻ trứng ở Hòn Cau

Ngày 11-7, Ban quản lý Khu bảo tồn biển Hòn Cau phát hiện ổ trứng rùa biển xanh, tín hiệu đáng mừng cho công tác bảo tồn loài động vật quý hiếm đang đứng trước nguy cơ tuyệt chủng.

Rùa biển xanh trong Sách đỏ về đẻ trứng ở Hòn Cau

Cực Trái đất dịch chuyển vì các đập nước trên thế giới

Trong 200 năm qua, con người đã âm thầm tác động lên các cực của Trái đất khi xây dựng hàng ngàn đập nước trên khắp thế giới, khiến các cực này dịch chuyển hơn 1m.

Cực Trái đất dịch chuyển vì các đập nước trên thế giới

Không chỉ người, tinh tinh cũng ‘đu trend thời trang'

Tinh tinh tại khu bảo tồn ở châu Phi đã phát triển 'xu hướng thời trang' bằng cách cắm cọng cỏ hay que cây nhỏ vào lỗ tai.

Không chỉ người, tinh tinh cũng ‘đu trend thời trang'

Trái đất sắp trải qua hai ngày ngắn bất thường

Trái đất vừa trải qua ngày ngắn hơn bình thường do những thay đổi trong tốc độ quay của nó. Tuy nhiên, vẫn còn hai ngày ngắn hơn bình thường nữa trong mùa hè này.

Trái đất sắp trải qua hai ngày ngắn bất thường

Phát hiện hợp chất mới chống ung thư trong cây dâu tằm

Nhà nghiên cứu Indonesia xác định hợp chất Kuwanon J trong cây dâu tằm có thể chống ung thư cổ tử cung.

Phát hiện hợp chất mới chống ung thư trong cây dâu tằm
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar