31/03/2024 17:30 GMT+7

Thế giới rộn rã chào đón Lễ Phục sinh năm 2024

Từ sáng sớm 31-3, hơn 1,3 tỉ người Công giáo đổ về các nhà thờ, tổ chức các hoạt động truyền thống và mở tiệc ăn mừng nhân ngày lễ Phục sinh.

Giáo hoàng Francis, người đứng đầu Giáo hội Công giáo, vẩy nước thánh ban phép lành cho những người tham dự Thánh lễ Phục sinh ở quảng trưởng Thánh Peter, Vatican sáng 31-3 - Ảnh: AFP

Giáo hoàng Francis, người đứng đầu Giáo hội Công giáo, vẩy nước thánh ban phép lành cho những người tham dự Thánh lễ Phục sinh ở quảng trưởng Thánh Peter, Vatican sáng 31-3 - Ảnh: AFP

Lễ Phục sinh thường diễn ra vào ngày chủ nhật cuối cùng của tháng 3 hoặc chủ nhật đầu tiên của tháng 4, nhằm kỷ niệm sự kiện Chúa Giê-su sống lại sau khi người bị đóng đinh trên thánh giá.

Giáo hoàng đến chủ trì Thánh lễ Phục sinh bằng xe lăn

Vào ngày lễ lớn ngày, mọi người sẽ tụ tập với gia đình, họ hàng hoặc bạn bè, trao nhau những lời chúc tốt lành và cùng nhau thưởng thức những món ăn ngon.

Một số quốc gia còn có phong tục vẽ trang trí lên những quả trứng - một biểu tượng của sự Phục sinh vì quả trứng thường được xem như sự tái sinh. Trứng Phục sinh cũng thường được dùng làm quà tặng trong dịp lễ này.

Tại một số nhà thờ Công giáo, các linh mục còn tổ chức rửa tội cho một số tín hữu chuẩn bị gia nhập đạo Công giáo nhân dịp lễ quan trọng này.

Giáo hoàng Francis, vị cha chung của tất cả những tín đồ Công giáo, đã đến quảng trường Thánh Peter, Vatican để chủ trì Thánh lễ Phục sinh bằng xe lăn từ 10h (theo giờ địa phương).

Theo Hãng tin AFP, suốt thời gian 2 tiếng 30 phút của Thánh lễ Phục sinh, vị Giáo hoàng 87 tuổi không hề bộc lộ sự mệt mỏi. Thậm chí, sau lễ, ngài còn gửi lời chào và chúc phúc cho một số tín hữu.

Trước đó, Giáo hoàng Francis đã hủy bỏ lễ rước tưởng niệm sự kiện Chúa Giê-su chịu đóng đinh trên thánh giá vào tối ngày 29-3 vì lý do sức khỏe.

Một tín hữu được rửa tội trong đêm Vọng Phục sinh (tức đêm trước ngày Phục sinh) tại một nhà thờ ở thủ đô Bắc Kinh, Trung Quốc vào tối 30-3 - Ảnh: AFP

Một tín hữu được rửa tội trong đêm Vọng Phục sinh (tức đêm trước ngày Phục sinh) tại một nhà thờ ở thủ đô Bắc Kinh, Trung Quốc vào tối 30-3 - Ảnh: AFP

Giáo hoàng kêu gọi ngừng bắn ở dải Gaza

Cũng nhân ngày Phục sinh, Giáo hoàng Francis kêu gọi Nga và Ukraine trao đổi tù nhân giữa hai bên.

Về chiến sự ở Dải Gaza, Giáo hoàng nhắc lại lời kêu gọi Israel thả con tin, cũng như lời kêu gọi thiết lập một lệnh ngừng bắn ngay lập tức ở khu vực này.

"Một lần nữa, tôi kêu gọi giới chức phải đảm bảo người dân ở Gaza có thể tiếp cận được các hàng viện trợ nhân đạo. Đồng thời, tôi cũng nhắc lại lời kêu gọi nhanh chóng thả con tin và thiết lập lệnh ngừng bắn", Giáo hoàng Francis nói.

Thông điệp Phục sinh của Đức Thánh Cha theo truyền thống tập trung vào các vấn đề thế giới như các điểm nóng Ukraine, Syria, Lebanon, Armenia và Azerbaijan, Haiti, Myanmar, Sudan, Congo và Mozambique.

Các linh mục đến từ nhiều quốc gia, mang trên mình nhiều sắc tộc, màu da khác nhau hòa chung một lời kinh cầu nguyện tại quảng trường Thánh Peter vào buổi sáng lễ Phục sinh - Ảnh: AFP

Các linh mục đến từ nhiều quốc gia, mang trên mình nhiều sắc tộc, màu da khác nhau hòa chung một lời kinh cầu nguyện tại quảng trường Thánh Peter vào buổi sáng lễ Phục sinh - Ảnh: AFP

Các nữ tu thuộc dòng tu nữ Đa Minh cầm nến Phục sinh ở nhà thờ Thánh Kristoforos, thủ đô Jakarta, Indonesia - Ảnh: AFP

Các nữ tu thuộc dòng tu nữ Đa Minh cầm nến Phục sinh ở nhà thờ Thánh Kristoforos, thủ đô Jakarta, Indonesia - Ảnh: AFP

Một thiếu nữ cầm nến Phục sinh cầu nguyện trong Thánh lễ Vọng Phục sinh tối 30-3 ở nhà thờ Thánh Kristoforos, thủ đô Jakarta, Indonesia - Ảnh: AFP

Một thiếu nữ cầm nến Phục sinh cầu nguyện trong Thánh lễ Vọng Phục sinh tối 30-3 ở nhà thờ Thánh Kristoforos, thủ đô Jakarta, Indonesia - Ảnh: AFP

Sáng 31-3, người dân đang rước kiệu với bức tượng Chúa Giê-su bị hư hại trong vụ đánh bom vào ngày Phục sinh năm 2019 tại nhà thờ Thánh Sebastian ở Katuwapitiya, Sri Lanka - Ảnh: AFP

Sáng 31-3, người dân đang rước kiệu với bức tượng Chúa Giê-su bị hư hại trong vụ đánh bom vào ngày Phục sinh năm 2019 tại nhà thờ Thánh Sebastian ở Katuwapitiya, Sri Lanka - Ảnh: AFP

Người dân cầu nguyện bên cạnh bức tượng Đức Mẹ bế xác Chúa Giê-su vào sáng 31-3 ở nhà thờ Thánh Tâm ở Lahore, Pakistan - Ảnh: AFP

Người dân cầu nguyện bên cạnh bức tượng Đức Mẹ bế xác Chúa Giê-su vào sáng 31-3 ở nhà thờ Thánh Tâm ở Lahore, Pakistan - Ảnh: AFP

Các kỵ sĩ người Sorb mặc trang phục truyền thống màu đen, vừa hát vừa cưỡi ngựa trong lễ rước ngựa Phục sinh theo truyền thống của người dân tộc Sorb vào sáng 31-3 tại Ralbitz, miền đông nước Đức - Ảnh: AFP

Các kỵ sĩ người Sorb mặc trang phục truyền thống màu đen, vừa hát vừa cưỡi ngựa trong lễ rước ngựa Phục sinh theo truyền thống của người dân tộc Sorb vào sáng 31-3 tại Ralbitz, miền đông nước Đức - Ảnh: AFP

Những người dân tạo dáng bên cạnh ảnh Vua Charles III và Công nương Catherine trước lâu đài Windsor khi gia đình hoàng gia Anh chuẩn bị tham dự Thánh lễ Phục sinh tại nhà nguyện Thánh George, thuộc lâu đài Windsor vào sáng 31-3 - Ảnh: AFP

Những người dân tạo dáng bên cạnh ảnh Vua Charles III và Công nương Catherine trước lâu đài Windsor khi gia đình hoàng gia Anh chuẩn bị tham dự Thánh lễ Phục sinh tại nhà nguyện Thánh George, thuộc lâu đài Windsor vào sáng 31-3 - Ảnh: AFP

Cảnh sát trưởng Sở Cảnh sát tỉnh Val d'Oise của Pháp, Philippe Court (trái) và Bộ trưởng Bộ Nội vụ Pháp Gerald Darmanin (phải) đến nhà thờ Thánh Maclou ở Pontoise, phía bắc thủ đô Paris để tham dự Thánh lễ Phục sinh sáng 31-3 - Ảnh: AFP

Cảnh sát trưởng Sở Cảnh sát tỉnh Val d'Oise của Pháp, Philippe Court (trái) và Bộ trưởng Bộ Nội vụ Pháp Gerald Darmanin (phải) đến nhà thờ Thánh Maclou ở Pontoise, phía bắc thủ đô Paris để tham dự Thánh lễ Phục sinh sáng 31-3 - Ảnh: AFP

Ông Biden tôn vinh người chuyển giới trùng lễ Phục sinh, ông Trump đòi xin lỗi

Tổng thống Biden tuyên bố 31-3 là Ngày tôn vinh người chuyển giới, trùng với ngày lễ Phục sinh năm nay ở Mỹ, khiến ông Trump và phe Cộng hòa phản ứng.

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

UNESCO phê duyệt điều chỉnh ranh giới di sản gồm hai vườn quốc gia của Việt Nam và Lào

Ngày 13-7, UNESCO thông qua quyết định phê duyệt điều chỉnh ranh giới của Di sản thiên nhiên thế giới Vườn quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng (tỉnh Quảng Trị, Việt Nam) mở rộng thêm cả Vườn quốc gia Hin Nam Nô (tỉnh Khăm Muộn, Lào).

UNESCO phê duyệt điều chỉnh ranh giới di sản gồm hai vườn quốc gia của Việt Nam và Lào

Truyện tranh gần 1 tỉ lượt xem bị khai tử vì y án đạo nhái manga/manhwa khác

Wind Breaker, một trong những manhwa thành công nhất Hàn Quốc một thập kỷ qua với hàng triệu độc giả bất ngờ tuyên bố dừng xuất bản do đạo nhái, tác giả cũng đã thú nhận hành vi của mình.

Truyện tranh gần 1 tỉ lượt xem bị khai tử vì y án đạo nhái manga/manhwa khác

AI dịch tiểu thuyết gây tranh cãi: Chất lượng không thua kém bản người dịch?

Một dịch vụ dịch thuật bằng trí tuệ nhân tạo (AI) dành riêng cho tiểu thuyết vừa ra mắt tại Anh đã nhanh chóng gây tranh cãi trong giới dịch giả và nhà văn. Nhiều ý kiến lo ngại công nghệ này đang đe dọa giá trị của dịch thuật văn học.

AI dịch tiểu thuyết gây tranh cãi: Chất lượng không thua kém bản người dịch?

Tranh đá 7.000 năm tuổi về săn cá voi của Hàn Quốc được công nhận là Di sản thế giới

Hai bức tranh khắc trên đá thời tiền sử có niên đại 7.000 năm ở mũi Đông Nam của Hàn Quốc đã được UNESCO công nhận là Di sản thế giới.

Tranh đá 7.000 năm tuổi về săn cá voi của Hàn Quốc được công nhận là Di sản thế giới

Những cô đào xuất sắc đời thứ năm gia tộc Minh Tơ - Thanh Tòng

Năm 2025 kỷ niệm 100 năm gia tộc hát bội - cải lương tuồng cổ Vĩnh Xuân - bầu Thắng - Minh Tơ - Thanh Tòng theo nghề hát.

Những cô đào xuất sắc đời thứ năm gia tộc Minh Tơ - Thanh Tòng

Quần thể Yên Tử - Vĩnh Nghiêm - Côn Sơn, Kiếp Bạc trở thành Di sản văn hóa thế giới

Quần thể di tích và danh thắng Yên Tử - Vĩnh Nghiêm - Côn Sơn, Kiếp Bạc được công nhận là Di sản văn hóa thế giới vào ngày 12-7, tại kỳ họp lần thứ 47 của UNESCO diễn ra từ ngày 6 đến 16-7 ở Paris, Pháp.

Quần thể Yên Tử - Vĩnh Nghiêm - Côn Sơn, Kiếp Bạc trở thành Di sản văn hóa thế giới
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar