08/10/2017 12:00 GMT+7

'Thế giới nhỏ bé' sống động qua kính hiển vi

HUỲNH PHƯƠNG
HUỲNH PHƯƠNG

TTO - Bức ảnh "Cấu trúc keratin trong tế bào da người" của tác giả người Hà Lan - TS Bram van den Broek đoạt giải nhất cuộc thi ảnh quốc tế "Thế giới nhỏ bé Nikon 2017" được chụp qua kính hiển vi.

Thế giới nhỏ bé sống động qua kính hiển vi - Ảnh 1.

Giải nhất - Cấu trúc keratin trong tế bào da người của Bram van den Broek (Hà Lan). Độ phóng đại 40 lần

Bram van den Broek làm việc tại Viện Ung thư Hà Lan cùng các cộng sự cho biết có hơn 50 loại protein keratin khác nhau được biết đến trên cơ thể người. 

Keratin là một cấu trúc protein quan trọng trong tế bào da người. Nghiên cứu cấu trúc, tính năng và mạng lưới sợi keratin có thể đánh giá được sự bất thường khi chẩn đoán các khối u ung thư da.

"Điều mà tôi thích thú trong cuộc thi này là được mở rộng tầm nhìn sự đa dạng và phức tạp của thế giới nhỏ bé không nhìn thấy được bằng mắt thường", Van den Broek cho biết.

Theo nikonsmallworld.com, "Thế giới nhỏ bé Nikon 2017" được tổ chức lần thứ 43 nhận được hơn 2.000 ảnh của các tác giả đến từ 88 quốc gia. BTC đã chọn ra 20 bức ảnh xuất sắc nhất để xét trao giải vòng chung kết.

"Những người chiến thắng trong năm nay không chỉ phản ánh những nghiên cứu và xu hướng khoa học đáng chú ý, mà còn cho phép công chúng có được cái nhìn thoáng qua về một thế giới ẩn giấu dưới kính hiển vi", Eric Flem, giám đốc truyền thông của Nikon Instruments, nói.

Một số tác phẩm đoạt giải khác:

Thế giới nhỏ bé sống động qua kính hiển vi - Ảnh 2.

Giải nhì - Hạt giống tí hon của loài thực vật có hoa Senecio vulgaris của TS Havi Sarfaty (Israel). Độ phóng đại 2 lần

Thế giới nhỏ bé sống động qua kính hiển vi - Ảnh 3.

Giải ba - Tảo lục Volvox đang sinh sản của tác giả Jean-Marc Babalian (Pháp). Độ phóng đại 100 lần

Thế giới nhỏ bé sống động qua kính hiển vi - Ảnh 4.

Giải tư - Phần đầu của sán Taenia solium thuộc về tác giả Teresa Zgoda (New York, Mỹ). Độ phóng đại 200 lần

Thế giới nhỏ bé sống động qua kính hiển vi - Ảnh 5.

Giải 6 - Hạt phấn hoa huệ của TS David A. Johnston (ĐH Southampton, Anh). Độ phóng đại 63 lần

Thế giới nhỏ bé sống động qua kính hiển vi - Ảnh 6.

Giải 15 - Bào thai 3 tháng của một con dơi ăn trái cây Megachiroptera của tác giả Rick Adams (Mỹ). Độ phóng đại 18 lần

Thế giới nhỏ bé sống động qua kính hiển vi - Ảnh 7.

Giải thứ 16 - Lông của loài chim Parus major của tác giả Marek Mis Marek (Ba Lan). Độ phóng đại 25 lần

Thế giới nhỏ bé sống động qua kính hiển vi - Ảnh 8.

Giải 17 - Cận cảnh tóc người được nhuộm của tác giả Harald K. Andersen (Na Uy). Độ phóng đại 40 lần

Thế giới nhỏ bé sống động qua kính hiển vi - Ảnh 9.

Giải 20 - Nấm mốc Aspergillus flavus của tác giả Tracy Scott (New York, Mỹ). Độ phóng đại 40 lần

TTO - Bức ảnh mắt ong mật phủ đầy những hạt phấn hoa bồ công anh đoạt giải nhất cuộc thi ảnh quốc tế “Thế giới nhỏ bé Nikon 2015” được chụp qua kính hiển vi.

HUỲNH PHƯƠNG

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Miếng dán sinh học giúp cầm máu, dán kín mô chỉ trong vài giây

Các nhà khoa học vừa phát triển thành công miếng dán sinh học có khả năng cầm máu nhanh, bám dính lên mô mềm, có thể thay thế chỉ khâu.

Miếng dán sinh học giúp cầm máu, dán kín mô chỉ trong vài giây

Đóng cửa, bật điều hòa gây thiếu oxy, mệt mỏi, đau đầu?

'Ngủ trong phòng bật điều hòa đóng kín lâu ngày dẫn đến thiếu oxy, dư CO₂, mệt mỏi, rụng tóc, stress, mất ngủ...'.

Đóng cửa, bật điều hòa gây thiếu oxy, mệt mỏi, đau đầu?

Giới khoa học bác bỏ tin đồn vắc xin COVID-19 mRNA gây ung thư

Một nghiên cứu tại Đức đang bị xuyên tạc trên mạng xã hội, khi nhiều người phát tán thông tin sai lệch rằng vắc xin mRNA ngừa COVID-19 gây ung thư và hội chứng 'VAIDS' - điều mà chính các tác giả của nghiên cứu đó đã lên tiếng bác bỏ.

Giới khoa học bác bỏ tin đồn vắc xin COVID-19 mRNA gây ung thư

Nhật Bản phát triển thiết bị chặn sét trên không

Thiết bị này có thể 'miễn nhiễm' với dòng điện cực đại lên tới 150kA - mạnh gấp khoảng 5 lần so với cường độ của một tia sét thông thường.

Nhật Bản phát triển thiết bị chặn sét trên không

NASA sửa thành công động cơ đẩy tàu Voyager 1 từ khoảng cách 25 tỉ km

Bộ phận động cơ đẩy kiểm soát phần xoay chính của tàu vũ trụ Voyager 1 được xem là không hoạt động, song NASA đã sửa thành công chúng ở khoảng cách 25 tỉ km.

NASA sửa thành công động cơ đẩy tàu Voyager 1 từ khoảng cách 25 tỉ km

Thêm trận động đất mạnh 4 độ ở Điện Biên

Chiều 16-5, thêm một trận động đất mạnh 4 độ (độ lớn M) xảy ra ở huyện Mường Chà, tỉnh Điện Biên. Hiện Viện Các khoa học Trái đất vẫn đang tiếp tục theo dõi trận động đất này.

Thêm trận động đất mạnh 4 độ ở Điện Biên
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar