20/11/2011 04:15 GMT+7

Thầy trò vùng "ruồi vàng, muỗi bạc"

TIẾN THÀNH thực hiện
TIẾN THÀNH thực hiện

TT - Sau đợt lũ hồi đầu tháng, việc đi lại cũng như cuộc sống sinh hoạt của người dân Nam Trà My (Quảng Nam) càng trở nên khó khăn. Nhiều con đường bị sạt lở, chia cắt các xã đến thôn. Với nghề “gieo chữ trồng người”, bao nhọc nhằn càng nặng gánh lên vai người thầy.

Phóng to

Song ở những vùng đất khắc nghiệt với “ruồi vàng, muỗi bạc, vắt kim cương” như các xã Trà Vân, Trà Linh, Trà Cang, Trà Vinh, Trà Mai... những người giáo viên vẫn lặn lội hàng giờ bằng xe máy, bằng chân đất xuyên rừng để tới trường. Họ phần lớn là những giáo viên trẻ. Có người vừa ra trường đã không khỏi sốc khi lần đầu tiên giảng dạy trong lớp học tạm bợ với những học trò nghèo. Có người đã gắn bó với trường lớp hơn chục năm trời, để rồi “muốn ở mãi mà không muốn rời”.

Cuộc sống tuy thiếu ánh điện, thiếu những trang thiết bị dạy học, đặc biệt là thiếu “hơi người”, nhưng nói như tinh thần cô giáo trẻ Phan Thị Thoa (công tác điểm trường nóc Ông Vũ, xã Trà Vân) thì “Để vơi đi nỗi buồn, phải lấy công việc làm niềm vui”, bởi hạnh phúc lớn nhất của nghề gieo chữ chính là xóa được cái dốt, cái nghèo.

Hơn một tuần sống và trải nghiệm cùng những nhà giáo vùng cao chợt thấy bên cạnh nỗi nhọc nhằn nghề gieo chữ còn có nhiều hình ảnh và câu chuyện cảm động về tình thầy trò. Đó là một nụ cười trong giờ sinh hoạt lớp, một buổi cô trò cùng kiếm rau rừng, những con tép hay miếng thịt kho do thầy cô bỏ tiền túi và nấu nướng cho những học trò nghèo ở xa.

Có khi chỉ là những món quà giản dị, mang đặc trưng của miền núi mà học trò tặng thầy cô trong Ngày nhà giáo Việt Nam 20-11 như cây mía, nải chuối, bó phong lan rừng nhỏ nhắn...

Phóng to
Phải mất hơn 30 phút, thầy giáo Đinh Văn Thâm cùng đồng nghiệp mới vượt qua đoạn đường sạt lở để kịp về điểm trường Tu Nức, chuẩn bị sinh hoạt ngày 20-11
Phan Thị Thoa - cô giáo trẻ nhất tại điểm trường xã Trà Vân. Cô vừa tốt nghiệp được năm tháng và đang phụ trách dạy lớp ghép 2, 3 và 5 trong một phòng học
Bàn tay thầy Nguyễn Duy Hải nâng niu từng nét chữ cho em Hà Thanh Phúc, học sinh lớp 1 điểm trường nóc Tu Lung, xã Trà Tập
Thầy Đinh Văn Thâm dạy toán trong lớp học nền đất, bốn bề là vách tạm bợ
Cô giáo Kim Thái (áo xanh) cho biết vào ngày cuối tuần, các cô vừa vận động học sinh đến lớp vừa tranh thủ kiếm mớ rau rừng gặp dọc đường để cải thiện bữa ăn
Cô Đinh Thị Bình vừa dỗ dành học sinh phải siêng đi học, vừa chia thức ăn (do giáo viên đóng góp) cho các em ăn trưa tại điểm trường Nước Ui vào hai ngày thứ ba và thứ năm hằng tuần
Phút sinh hoạt văn nghệ của thầy và trò sau giờ học căng thẳng
Phút riêng tư giữa cô và trò sau giờ học

Một buổi vận động phụ huynh đăng ký đưa con em đến lớp học chữ tại nóc Ông Cường, xã Trà Vân

Cô và trò cùng kiếm rau rừng để cải thiện bữa ăn vào ngày nghỉ cuối tuần

Lớp học ở nóc Nước Ui dưới tán tre rừng

TIẾN THÀNH thực hiện

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Sài Gòn - TP.HCM - miền đất hứa bao phận người - Kỳ 4: Dang tay với những phận người khó khăn

TP.HCM dang rộng vòng tay với cả bao thân phận nghèo khó, những người khiếm khuyết, thiệt thòi cũng có thể mưu sinh thiện lương ở TP này.

Sài Gòn - TP.HCM - miền đất hứa bao phận người - Kỳ 4: Dang tay với những phận người khó khăn

Sài Gòn - TP.HCM - miền đất hứa bao phận người - Kỳ 4: Từ gánh hàng rong đến cuộc sống đủ đầy

25 năm trước, khi bước chân lên chuyến xe rời TP hoa phượng đỏ Hải Phòng vào TP.HCM lập nghiệp, bà Vũ Thị Thoa (53 tuổi, hiện ngụ phường An Khánh, TP Thủ Đức) chỉ có vỏn vẹn vài bộ quần áo và một ít tiền phòng thân.

Sài Gòn - TP.HCM - miền đất hứa bao phận người - Kỳ 4: Từ gánh hàng rong đến cuộc sống đủ đầy

Sài Gòn - TP.HCM - miền đất hứa bao phận người - Kỳ 3: Gói cháo bột TP.HCM mang ra thế giới

Thuận, ông chủ trẻ của thương hiệu cháo bột cá lóc Cà Mèn, nói rất biết ơn khi được thành phố tạo cơ hội tốt nhất cho những người xa quê.

Sài Gòn - TP.HCM - miền đất hứa bao phận người - Kỳ 3: Gói cháo bột TP.HCM mang ra thế giới

Sài Gòn - TP.HCM - miền đất hứa bao phận người - Kỳ 2: Chàng thủ khoa đất đỏ và giấc mơ đổi đời

19 năm về trước, chàng trai trẻ Đặng Dương Minh Hoàng rời quê hương Bình Phước mang theo khát vọng đổi đời ở miền đất hứa TP.HCM.

Sài Gòn - TP.HCM - miền đất hứa bao phận người - Kỳ 2: Chàng thủ khoa đất đỏ và giấc mơ đổi đời

Bùa yêu, biến thái và lừa đảo: Đốt tiền để làm bùa yêu kỳ dị

Nhiều người sau khi làm bùa yêu không chỉ mất tiền mà còn khủng hoảng tâm lý nặng nề vì bị những kẻ biến thái dụ dỗ.

Bùa yêu, biến thái và lừa đảo: Đốt tiền để làm bùa yêu kỳ dị

Sài Gòn - TP.HCM miền đất hứa bao phận người - Kỳ 1: Giáo sư làm thiện nguyện trả ơn thành phố

Năm 1975, Sài Gòn - TP.HCM vừa trải qua chiến cuộc với hơn 3 triệu dân. 50 năm sau, thành phố đã trở thành đô thị lớn nhất nước với quy mô dân số lên đến gần 10 triệu người, và đô thị hiện đại được phát triển cả bề rộng lẫn chiều sâu chất lượng sống.

Sài Gòn - TP.HCM miền đất hứa bao phận người - Kỳ 1: Giáo sư làm thiện nguyện trả ơn thành phố
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar