21/11/2015 08:20 GMT+7

Thầy hiệu trưởng của tôi

VINH SAN
VINH SAN

TT - Đã rời trường ĐH V gần 10 năm nhưng tôi vẫn luôn nhớ 
về một người thầy mà tôi tự 
nhủ bản thân phải rất may mắn mới được gặp.

Thầy chưa hề đứng trên bục giảng ở lớp tôi một buổi nào, tôi chỉ có cơ duyên gặp thầy mỗi khi... gặp trục trặc trong việc học.

Thời điểm đó, khoa của tôi quy định sinh viên chỉ được phép vắng mặt tối đa ba buổi/học kỳ cho mỗi môn học. Tuy nhiên năm 2005, tôi được một học bổng toàn phần du học hè tại Anh 10 tuần, vì vậy tôi buộc phải vắng mặt khoảng năm buổi/mỗi môn học.

Mặc cho lý do vắng mặt của tôi khá chính đáng, một số giảng viên trong khoa vẫn rất cứng nhắc và quyết định cấm thi tôi. Là người có cái tôi khá lớn nên điều đó khiến tôi giận dữ. “Tôi đã có việc làm, việc gì tôi phải sợ mấy người?” - tôi thầm nghĩ và cười khẩy. Và tôi đi học theo đúng nghĩa “trả nợ”, điểm số chỉ đủ để qua môn, thời gian tôi dành cho việc làm thêm dần dần nhiều hơn cả ôn bài vở.

Thầy phó khoa của tôi là một người nhạy cảm, thầy đọc được sự ngông nghênh, chán nản... của tôi sau một vài tiết đứng lớp. Vì vậy, thầy đã thuyết phục tôi gặp thầy hiệu trưởng.

Thực lòng thì tôi đi gặp vì thầy phó khoa muốn thế. Chứ tôi không nghĩ một người ở vị trí cao như thầy hiệu trưởng lại để ý câu chuyện bị cấm thi của một đứa sinh viên như mình, chưa kể tôi vẫn duy trì quan điểm “bất cần bằng ĐH” (cha mẹ tôi từng rất đau đầu về tính ngông của tôi, họ sợ tôi lại nghỉ ngang như đã từng bỏ một ngôi trường ĐH công lập lớn trước đó).

Vậy mà thầy ngồi đó, chăm chú lắng nghe từng chia sẻ của tôi. Thầy kiệm lời, nhưng sau mỗi câu nói đều là một nụ cười hiền từ. Tôi đi từ cảm giác chán chường chuyển sang hứng thú với những câu hỏi đầy ân cần từ thầy. Sau đó thầy đã đi thuyết phục, trò chuyện cùng một số thầy cô để tôi không còn bị cấm thi.

Từ đó về sau, mỗi khi có chuyện buồn (kể cả những chuyện mà sau này ngẫm lại tôi thấy rất nhảm nhí!) tôi lại gửi email để xin thầy lời khuyên, và thường tôi nhận được hồi âm chi tiết từ thầy khá nhanh chóng. Trước ngày lễ trao bằng tốt nghiệp ĐH, thầy thậm chí đã điện thoại nhắc tôi đủ điều.

Tôi còn nhớ bản thân đã rất thắc mắc: Vì sao phòng của hiệu trưởng - người đứng đầu cả trường ĐH lớn - lại nằm khiêm tốn và ngay sau phòng bảo vệ ở cổng chính. Vì sao thầy không ngại để tất cả sinh viên biết email cá nhân của mình? Vì sao ánh đèn văn phòng thầy luôn sáng đến khuya? Vì sao mỗi khi đến ngày lễ tôn vinh ngành tôi đang công tác, tôi lại nhận được một thiệp chúc mừng trang trọng từ thầy?

“Không phải chỉ mỗi mình S. được thầy quan tâm như vậy đâu, tụi tôi cũng được vậy mà” - Minh, một người bạn học cùng ĐH, nói với tôi.

Xa trường đã nhiều năm, nhưng mỗi khi nhớ về giọng nói, nụ cười ấm áp của thầy... tôi lại thấy chút nghẹn ngào lẫn tự hào vì đã được làm học trò của thầy.

VINH SAN

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Làm rõ vụ nam sinh bị bạn đánh bằng mũ bảo hiểm, kêu cứu 'mình có làm gì mấy bạn đâu'

Học sinh lớp 8 ở Đồng Nai bị nhóm bạn cùng trường dùng mũ bảo hiểm, tay, chân đánh, đá liên tiếp khiến dư luận bức xúc.

Làm rõ vụ nam sinh bị bạn đánh bằng mũ bảo hiểm, kêu cứu 'mình có làm gì mấy bạn đâu'

Tranh luận có nên xóa bỏ hội đồng trường?

Tại tọa đàm Tham vấn chính sách xây dựng dự án Luật Giáo dục đại học (sửa đổi), các đại biểu đã chỉ ra những bất cập về hoạt động của hội đồng trường.

Tranh luận có nên xóa bỏ hội đồng trường?

Thi lệch nên học lệch

Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2025, trong khi môn lịch sử, địa lý đều có trên 42% thí sinh đăng ký thì chỉ 21% chọn hóa học, 6,2% chọn sinh học...

Thi lệch nên học lệch

Bác Hồ với giáo dục: Học để làm người, học để phụng sự

Những tư tưởng của Chủ tịch Hồ Chí Minh về giáo dục như một dân tộc dốt là một dân tộc yếu, học không bao giờ cùng, học để làm người, để phụng sự… được các nhà khoa học khẳng định vẫn là kim chỉ nam dẫn dắt nền giáo dục.

Bác Hồ với giáo dục: Học để làm người, học để phụng sự

Bốn nhà khoa học nhận giải thưởng Bảo Sơn 2024, hơn 3 tỉ đồng mỗi công trình

Tối 11-5, bốn công trình xuất sắc thuộc các lĩnh vực bảo vệ vật nuôi và môi trường, khoa học sức khỏe, công nghệ - kỹ thuật, khoa học xã hội và nhân văn đã được trao giải thưởng Bảo Sơn trị giá 120.000 USD (hơn 3 tỉ đồng/công trình).

Bốn nhà khoa học nhận giải thưởng Bảo Sơn 2024, hơn 3 tỉ đồng mỗi công trình

Dự kiến bỏ hình thức kỷ luật đình chỉ học tập: Lo giáo viên, nhà trường gặp khó

Bên cạnh ủng hộ, không ít ý kiến lo ngại, băn khoăn về dự thảo thông tư về khen thưởng và kỷ luật học sinh mà Bộ Giáo dục và Đào tạo đang lấy ý kiến từ ngày 6-5 đến ngày 6-7-2025.

Dự kiến bỏ hình thức kỷ luật đình chỉ học tập: Lo giáo viên, nhà trường gặp khó
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar