08/11/2015 08:38 GMT+7

Chuyện thầy Nay Lít

LĨNH HỒNG
LĨNH HỒNG

TT - Sáng sớm, khi học sinh vẫn chưa tới trường, thầy Nay Lít, giáo viên chủ nhiệm lớp 1A1 Trường tiểu học Ea Sol (xã Ea Sol, huyện Ea H’Leo, Đắk Lắk), đã cặm cụi quét dọn, vệ sinh lớp để đón các em.

Giờ ra chơi thầy Nay Lít thường ở lại lớp chơi đùa cùng các em - Ảnh: L.Hồng
Nghe đọc bài báo này

Đến giờ học sinh vào lớp, sau khi kiểm tra sĩ số, nếu thấy vắng em nào, thầy Nay Lít lại vội vã đi khắp các buôn... tìm học sinh đưa về lớp.

Hầu như hôm nào cũng vậy, tiết học đầu tiên thầy phải nhờ tới bạn lớp trưởng quản lớp để thầy đi đón những học sinh còn vắng mặt. Bữa nào lớp chỉ vắng 1 - 2 em, thầy thấy phấn khởi lắm vì thời gian đi tìm các em nhanh hơn thường lệ.

“Cái khó là phụ huynh quá nghèo, chỉ lo kiếm cái ăn cái mặc nên phó mặc con cái hoàn toàn cho nhà trường. Vì vậy, nếu thầy cô không nỗ lực đưa các em đến trường thì cái nghèo, cái lạc hậu còn đeo bám mãi 
Thầy Nay Lít

“Tài xế” đưa đón học sinh

Là một giáo viên người dân tộc Ê Đê, thầy Nay Lít rất buồn lòng khi đồng bào nơi mình đang sinh sống còn rất nghèo, và việc học của con em không hề được họ coi trọng. Chính vì vậy việc thầy cô ở đây phải tới từng nhà để vận động phụ huynh cho con em tới trường phải diễn ra quanh năm, bất kể mùa mưa hay nắng.

Trường tiểu học Ea Sol có gần như 100% học sinh là người đồng bào dân tộc thiểu số. Cái nghèo khiến đa số học sinh ăn không đủ no, mặc không đủ ấm. Thấy người lạ đến trường, các em nơi đây chạy tán loạn, sợ hãi nép mình vào góc tường trốn. Phải đợi đến lúc thầy cô dỗ dành mãi, các em mới dám chạy ra khỏi chỗ nấp, mạnh dạn cười đùa với chúng tôi.

Thầy Nay Lít cho biết điều thuận lợi trong công tác giảng dạy của thầy chính là thầy có cùng ngôn ngữ với các em. “Tôi không bị bất đồng ngôn ngữ như các thầy cô ở trường, vậy mà việc nói chuyện, vận động phụ huynh, học sinh vẫn còn rất khó khăn. Nhưng để nâng cao dân trí, cải thiện cái nghèo cho đồng bào mình, tôi càng thấy mình phải có trách nhiệm và động lực nhiều hơn khi mang cái chữ đến cho các em học sinh” - thầy Nay Lít mỉm cười nói.

Nhà của 23 học sinh lớp 1A1 thầy Nay Lít đã thuộc làu, thậm chí thầy còn biết luôn địa chỉ của các em ở lớp khác thường xuyên bỏ học. “Phải nhớ rõ thì lúc đi đón các em tới lớp dễ dàng hơn. Rồi phải nhớ những nơi các em thường xuyên lui tới chơi để còn biết đường mà đi tìm” - thầy Lít chia sẻ.

Rồi thầy nhìn xa xăm, buồn bã nói: “Cái khó là phụ huynh quá nghèo, chỉ lo kiếm cái ăn cái mặc nên phó mặc con cái hoàn toàn cho nhà trường. Vì vậy nếu thầy cô không nỗ lực đưa các em đến trường thì cái nghèo, cái lạc hậu còn đeo bám mãi”.

Trong chiếc cặp cũ kỹ của thầy Nay Lít bao giờ cũng có cả nắm... bút bi, bởi khi tới lớp, nhiều học sinh lại nhao nhao lên: “Thầy ơi, em không có bút...”. “Những lúc đó mà không có bút cho các em, mình lại phải mất thời gian đi mua nữa” - thầy Lít cười.

Sắp đến mùa... bỏ học

Đang nói chuyện vận động từng học sinh tới lớp, thầy Nay Lít ngừng lại, ngồi im lặng trầm tư. Sau một khoảng lặng, thầy chia sẻ: “Sắp tới là mùa thu hoạch cà phê, hàng loạt học sinh lại bỏ học theo cha mẹ lên rẫy. Những em nhỏ hơn không phải đi làm thì lại rủ nhau đi lượm, đi mót cà phê để kiếm tiền. Cái đó hấp dẫn các em hơn việc học rất nhiều. Thế nên mùa cà phê cũng là mùa... bỏ học!”.

Thầy cho biết mặc dù nhà trường đã tích cực vận động bà con đừng để con em đi vào các rẫy mót cà phê vì dễ bị người ta bắt rồi đánh đập, nhưng tình hình vẫn chưa khả quan. “Những năm trước đã có một số trường hợp học sinh bỏ học đi mót cà phê bị người ta bắt lại vì cho là ăn trộm” - thầy Lít lo lắng.

Rồi như chợt nhận ra điều gì, đôi mắt thầy nheo lại, nhìn ra xa. Thầy nói, giọng thật buồn: “Vẫn còn một em học sinh chưa có giấy khai sinh. Đến nhà nhắc phụ huynh đi làm giấy khai sinh cho con mà người ta cứ ậm ờ, hứa bao nhiêu lần mà đến nay vẫn không thực hiện”.

Thầy Lít cho biết cả trường có bốn học sinh chưa có giấy khai sinh, vận động mãi đã làm được cho ba em. Thầy Nay Lít đến từng nhà nhỏ nhẹ, “nhờ cậy” gia đình bớt chút thời gian đi làm giấy khai sinh cho con mãi, người ta mới chịu làm.

“Giấy khai sinh này trường mình có thể đi làm cho các em. Nhưng khổ nỗi là bố mẹ những học sinh này lại chưa có giấy đăng ký kết hôn. Chúng tôi đã nhờ chính quyền địa phương tạo điều kiện cho họ làm giấy đăng ký kết hôn và khai sinh cho con, nhưng bố mẹ các em chỉ mải mê lên rẫy.

Đến nhà họ nhiều lần nhưng vẫn cứ phải nhẹ nhàng, kiên trì thì mới được. Phải làm giấy khai sinh cho các em trước mùa thu hoạch cà phê, nếu không cuối năm các em lại phải nghỉ học” - thầy Nay Lít nói thêm.

“Ngóc ngách buôn làng nào thầy cũng biết”

Thầy Ngô Văn Bảy - hiệu trưởng Trường tiểu học Ea Sol - cho biết tại trường, công tác duy trì sĩ số học sinh luôn được đặt lên hàng đầu. Trong đó, lớp 1A1 do thầy Nay Lít làm chủ nhiệm có sĩ số học sinh thường đông đủ nhất. Thầy Nay Lít là người đã gắn bó với mái trường vùng sâu này từ ngày thành lập đến nay, và hầu như mọi ngóc ngách trong các buôn làng thầy đều nắm rõ.

“Chỉ cần không thấy học sinh tới trường, thầy liền chạy đi tìm. Nếu biết các em bị đau ốm, hết giờ dạy, chưa kịp ăn uống, nghỉ ngơi gì thầy Nay Lít đã vội vã đến tận nhà thăm hỏi ngay” - thầy Bảy chia sẻ.

LĨNH HỒNG

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Làm rõ vụ nam sinh bị bạn đánh bằng mũ bảo hiểm, kêu cứu 'mình có làm gì mấy bạn đâu'

Học sinh lớp 8 ở Đồng Nai bị nhóm bạn cùng trường dùng mũ bảo hiểm, tay, chân đánh, đá liên tiếp khiến dư luận bức xúc.

Làm rõ vụ nam sinh bị bạn đánh bằng mũ bảo hiểm, kêu cứu 'mình có làm gì mấy bạn đâu'

Tranh luận có nên xóa bỏ hội đồng trường?

Tại tọa đàm Tham vấn chính sách xây dựng dự án Luật Giáo dục đại học (sửa đổi), các đại biểu đã chỉ ra những bất cập về hoạt động của hội đồng trường.

Tranh luận có nên xóa bỏ hội đồng trường?

Thi lệch nên học lệch

Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2025, trong khi môn lịch sử, địa lý đều có trên 42% thí sinh đăng ký thì chỉ 21% chọn hóa học, 6,2% chọn sinh học...

Thi lệch nên học lệch

Bác Hồ với giáo dục: Học để làm người, học để phụng sự

Những tư tưởng của Chủ tịch Hồ Chí Minh về giáo dục như một dân tộc dốt là một dân tộc yếu, học không bao giờ cùng, học để làm người, để phụng sự… được các nhà khoa học khẳng định vẫn là kim chỉ nam dẫn dắt nền giáo dục.

Bác Hồ với giáo dục: Học để làm người, học để phụng sự

Bốn nhà khoa học nhận giải thưởng Bảo Sơn 2024, hơn 3 tỉ đồng mỗi công trình

Tối 11-5, bốn công trình xuất sắc thuộc các lĩnh vực bảo vệ vật nuôi và môi trường, khoa học sức khỏe, công nghệ - kỹ thuật, khoa học xã hội và nhân văn đã được trao giải thưởng Bảo Sơn trị giá 120.000 USD (hơn 3 tỉ đồng/công trình).

Bốn nhà khoa học nhận giải thưởng Bảo Sơn 2024, hơn 3 tỉ đồng mỗi công trình

Dự kiến bỏ hình thức kỷ luật đình chỉ học tập: Lo giáo viên, nhà trường gặp khó

Bên cạnh ủng hộ, không ít ý kiến lo ngại, băn khoăn về dự thảo thông tư về khen thưởng và kỷ luật học sinh mà Bộ Giáo dục và Đào tạo đang lấy ý kiến từ ngày 6-5 đến ngày 6-7-2025.

Dự kiến bỏ hình thức kỷ luật đình chỉ học tập: Lo giáo viên, nhà trường gặp khó
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar