11/10/2017 10:23 GMT+7

Thấy gì từ biểu ngữ 'vì quá nhiều bất công' của taxi Vinasun?

NGỌC ẨN
NGỌC ẨN

TTO - Những chiếc Vinasun dán biểu ngữ "Đề nghị dừng thí điểm Grab và Uber vì quá nhiều bất công về điều kiện kinh doanh" phần nào phản ánh sự bất bình đẳng của giới taxi truyền thống khi bị trói buộc với nhiều quy định.

Thấy gì từ biểu ngữ vì quá nhiều bất công của taxi Vinasun? - Ảnh 1.

Theo nhiều doanh nghiệp kinh doanh taxi bình thường, dù cùng hoạt động vận chuyển hành khách nhưng Uber và Grab hiện được quản lý như xe gia đình, trong khi hoạt động taxi phải tuân thủ các điều kiện kinh doanh ngặt nghèo. 

Theo đó, hiện có đến 13 tiêu chuẩn áp đặt mới hội đủ điều kiện hoạt động taxi như phù hiệu, logo, bảng giá cước, nhật ký hành trình, hộp đen...

Ngoài ra, theo nghị định 86 của Chính phủ về điều kiện kinh doanh, từ năm 2016 taxi phải trang bị máy in hóa đơn tiền cước, chưa kể còn chịu sự giám sát của hàng loạt cơ quan như Bộ GTVT, UBND các cấp, cơ quan đăng kiểm, thuế và bắt buộc thực hiện các điều kiện hoạt động trên. 

"Để không bị chế tài của pháp luật, các doanh nghiệp taxi phải tuân thủ pháp luật nghiêm túc" - giám đốc một hãng taxi bức xúc.

Theo chuyên gia Ngô Trí Long, taxi phải thực hiện đúng về việc sử dụng lao động, trong khi taxi công nghệ chỉ hợp đồng với tài xế dựa trên sự kết nối phần mềm, không có hợp đồng lao động là vi phạm Luật lao động Việt Nam. 

"Grab và Uber áp dụng các chiêu khuyến mãi, siêu giảm giá, siêu rẻ, trợ giá cho lái xe và chủ xe, chi hoa hồng cho lái xe, chủ xe và người giới thiệu là hành vi cạnh tranh không lành mạnh nhằm chiếm lĩnh toàn bộ thị trường vận chuyển hành khách" - ông Long nói.

Ngoài ra, việc áp thuế giữa hai loại hình taxi công nghệ và taxi chưa hợp lý nên giá cước taxi đắt hơn taxi công nghệ, khiến cho các hãng taxi trong nước yếu thế hơn trong cạnh tranh. 

"Trong khi giá cước của taxi công nghệ được tự do "thay đổi" liên tục mà không có quản lý, còn các hãng taxi muốn điều chỉnh giá cước phải báo cáo, kê khai và đăng kiểm đồng hồ tính cước với cơ quan chức năng cũng là bất hợp lý, ai cũng thấy nhưng chẳng cơ quan nào đứng ra nhận sai để sửa" - một chuyên gia bình luận.

Theo chuyên gia Ngô Trí Long, không phải Grab hay Uber mà bất cứ doanh nghiệp nào đó có phần mềm ưu việt hơn sẽ tạo sự cạnh tranh, được người tiêu dùng lựa chọn. 

"Cần phân tích, đánh giá và nhìn nhận một cách đầy đủ và khách quan hơn những lợi ích mà công nghệ đã mang lại cho xã hội và người tiêu dùng, đồng thời cũng thấy rõ những bất cập để xây dựng cơ chế chính sách cho phù hợp" - ông Long nói.

Do đó, ông Long cho rằng trong khi bản thân hoạt động taxi phải thay đổi, cơ quan quản lý cần sửa đổi bổ sung nghị định 86/2014 của Chính phủ để tạo được sự công bằng trong cạnh tranh giữa các doanh nghiệp, kích thích và tạo động lực các hãng taxi ứng dụng công nghệ cao. 

"Vấn đề cốt lõi mà các nhà quản lý phải quan tâm là bảo vệ quyền lợi của hành khách, không hạn chế và triệt tiêu kinh doanh mà phải đảm bảo cạnh tranh lành mạnh, công bằng và minh bạch" - ông Long nhấn mạnh.

PGS.TS Từ Sỹ Sùa (Đại học Giao thông vận tải TP.HCM) cũng cho rằng thay vì đòi siết lại hoạt động của Uber và Grab, các hãng taxi hiện nay nên yêu cầu cơ quan quản lý tạo lập môi trường kinh doanh công bằng. 

Theo đó, những điều kiện kinh doanh bất hợp lý đang áp dụng với hoạt động taxi truyền thống phải được xem xét loại bỏ hoặc điều chỉnh cho phù hợp.

Theo các chuyên gia, cần loại bỏ những điều kiện bất hợp lý như phải kê khai giá cước taxi bởi giá xăng dầu lên xuống liên tục. 

"Mỗi lần kê khai, có hãng taxi tốn đến 800 triệu đồng để kiểm định lại đồng hồ tính cước. Việc cơ quan chức năng đặt điều kiện này là không phù hợp với kinh tế thị trường" - một chuyên gia nói, đồng thời đặt câu hỏi vì sao, ai đã trói buộc không cho taxi được linh hoạt điều chỉnh giá cước?

Ngoài ra, không cần thiết quy định taxi phải gắn hộp đen, cho phép kéo dài thêm thời hạn sử dụng cho taxi thay vì quy định chỉ có 8 năm... 

"Vừa rồi Thủ tướng đã yêu cầu tạo điều kiện cho doanh nghiệp hoạt động, bãi bỏ những điều kiện kinh doanh gây khó cho doanh nghiệp. Tôi cho rằng đã đến lúc xem xét loại bỏ những điều kiện kinh doanh taxi không hợp lý gây khó cho hoạt động của các hãng taxi" - vị chuyên gia này nói.

NGỌC ẨN

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Kiểm tra đột xuất một nhà máy sản xuất sản phẩm cho công ty chồng Đoàn Di Băng

Liên quan hai sản phẩm bị đình chỉ lưu hành do công ty của chồng Đoàn Di Băng phân phối, Thanh tra Sở Y tế Đồng Nai đã kiểm tra đột xuất nhà máy sản xuất sản phẩm này.

Kiểm tra đột xuất một nhà máy sản xuất sản phẩm cho công ty chồng Đoàn Di Băng

Giá chào bán nhà ở Anh đạt mức đỉnh mới

Đây là năm thứ năm liên tiếp giá chào bán đạt mức kỷ lục vào tháng 5, thời điểm thị trường bất động sản Anh đạt mức sôi động nhất.

Giá chào bán nhà ở Anh đạt mức đỉnh mới

Giá cà phê bật tăng trở lại sau nhiều phiên giảm

Sau nhiều phiên giảm, giá cà phê trong nước và thế giới bật tăng trở lại, đặc biệt cà phê Robusta giao dịch trên sàn tăng khá mạnh so với thường thấy.

Giá cà phê bật tăng trở lại sau nhiều phiên giảm

Tỉnh Thanh Hải, Trung Quốc thích mô hình 'phát triển xanh' Cảng quốc tế Long An

Đoàn công tác tỉnh Thanh Hải, Trung Quốc đã đến tham quan Cảng quốc tế Long An (xã Tân Tập, huyện Cần Giuộc, Long An).

Tỉnh Thanh Hải, Trung Quốc thích mô hình 'phát triển xanh' Cảng quốc tế Long An

Vì sao hoa hậu Thùy Tiên không xuất hiện trong danh sách cổ đông sáng lập Chị Em Rọt?

Nhiều người thắc mắc vì sao không thấy tên Nguyễn Thúc Thùy Tiên xuất hiện trong danh sách cổ đông góp vốn sáng lập Công ty cổ phần Tập đoàn Chị Em Rọt trên dữ liệu hệ thống đăng ký kinh doanh quốc gia.

Vì sao hoa hậu Thùy Tiên không xuất hiện trong danh sách cổ đông sáng lập Chị Em Rọt?

Chống buôn lậu, hàng giả 20-5: Khởi tố chủ cơ sở sản xuất và buôn bán mỹ phẩm giả

Ngày 20-5, Công an tỉnh Bắc Giang cho biết Cơ quan cảnh sát điều tra Công an tỉnh Bắc Giang đã khởi tố vụ án, khởi tố bị can và tạm giam đối với Nguyễn Văn Khánh, 29 tuổi, trú Đại Lâm, Lạng Giang, Bắc Giang về hành vi sản xuất, buôn bán hàng giả.

Chống buôn lậu, hàng giả 20-5: Khởi tố chủ cơ sở sản xuất và buôn bán mỹ phẩm giả
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar