05/06/2020 09:11 GMT+7

'Thấy con đi tập tễnh, đau lắm'

HÀ THANH - NAM TRẦN
HÀ THANH - NAM TRẦN

TTO - "Nếu giữ được chân cần hơn 150 triệu đồng", Vy vẫn chưa quên giây phút bác sĩ thông báo như thế. Cả nhà lắc đầu, chạy từng bữa ăn còn vất vả nói gì đến số tiền lớn như vậy. Vy khóc, mẹ cũng khóc...

Thấy con đi tập tễnh, đau lắm - Ảnh 1.

Hơn một năm qua, chị Hoàng Thị Sơn đồng hành cùng con gái trong cuộc chiến chống căn bệnh ung thư

Em sẽ luyện tập nhiều hơn, tập đi cho thành thạo hơn, nếu đau sẽ nghỉ ngơi một chút để tập tiếp. Mong nhất là được khỏi bệnh hoàn toàn, có một chân giả mới để đi học với các bạn.

Hoàng Thảo Vy

Một năm trước, trong một lần lên nương phụ mẹ, Hoàng Thảo Vy (lớp 9A2 Trường THCS Chiềng Đông, huyện Yên Châu, tỉnh Sơn La) bỗng thấy chân đau nhức không chịu nổi. Thấy con hay đi cà nhắc, mẹ Vy đưa em đi khám, phát hiện con có khối u ở chân và quyết định khăn gói đưa con xuống Bệnh viện Việt - Đức (Hà Nội) chữa bệnh. Đó cũng là lần đầu tiên hai mẹ con đi xa đến thế.

"Mong nhất là được khỏi bệnh"

Đợt nghỉ dịch COVID-19, Vy có mẹ ở nhà chăm sóc, da dẻ trắng hồng, xinh xắn hẳn ra. Mới đây, mẹ còn mua cho em bộ tóc giả đội đến trường, rồi bác sĩ ở viện cũng cho mượn chiếc chân giả để em tập đi.

"Các bạn nhìn thấy rồi, nhưng đi học vẫn ngại nên em vẫn đội vào" - cô bé người Thái bẽn lẽn nói rồi gỡ bộ tóc giả ra xoa xoa vào quả đầu "tomboy", tóc đã lún phún phủ kín da đầu.

"Nhìn thấy các bạn được đi hơi tủi thân, buồn nhưng phải cắt thôi" - Vy nhớ lại giây phút quyết định cắt bỏ phần chân phải. Xuống Hà Nội hóa trị, nhìn thấy mẹ vất vả đi về giữa Hà Nội - Sơn La đưa đón mình, cô bé xinh xắn tự hứa "sẽ nghĩ tích cực lên, không được buồn, cố gắng học để sau này lớn lên làm bác sĩ giúp gia đình, giúp các em nhỏ bị bệnh".

Trước kia Vy học giỏi, được vào trường huyện học, nhưng giờ em chuyển về ngôi trường gần nhà cho tiện đi lại. Bệnh tật nhưng chưa bao giờ Vy từ bỏ ước mơ học hành, sau mỗi đợt hóa trị, nằm ở giường bệnh, em vẫn gắng học bài qua video các bạn gửi đến.

Cô Nguyễn Ngọc Hằng - giáo viên chủ nhiệm của Vy - cho biết thầy cô, bạn bè ở lớp đều động viên, tạo điều kiện tốt nhất cho Vy tiếp thu bài giảng, gọi video hướng dẫn em học bài. Vy về nhà, mọi người thay nhau đưa em đến trường vào những ngày ông bà bận lên nương rẫy. 

"Các cô ở gần trường tranh thủ dạy riêng cho em, để em nắm được bài tốt hơn, theo kịp các bạn. Ở trường Vy là học sinh khá đấy, nếu không nghỉ học nhiều sẽ học tốt lắm" - cô Hằng chia sẻ.

Thấy con đi tập tễnh, đau lắm - Ảnh 3.

Dù phải cắt bỏ chân do ung thư xương, Hoàng Thảo Vy chưa bao giờ từ bỏ con chữ - Ảnh: N.TRẦN

150 triệu sẽ giữ lại chân, nhưng...

Trong căn nhà sàn ở bản Thèn Luông, xã Chiềng Đông - nơi bốn thế hệ của gia đình Vy sinh sống, thứ gì đáng giá đều đã được đem bán để lấy tiền chữa bệnh. Nhà có bốn con bê chưa kịp lớn cũng phải bán. 

Nhớ lại giây phút phải đưa ra quyết định khó khăn nhất cuộc đời, mẹ Vy, chị Hoàng Thị Sơn, 42 tuổi, lau vội nước mắt: "Mang Vy xuống Bệnh viện Việt - Đức, bác sĩ bảo mổ, tôi đồng ý. Mổ xong, sau 15 ngày lại nghe cháu bị ung thư xương phải cưa chân. Họ chuyển cháu sang Viện K. 

Lúc ấy bác sĩ hỏi mình: "Bây giờ chữa bệnh cho con không hay là thế nào? Nếu giữ chân cho cháu là hơn 150 triệu đồng nhưng không chắc chắn 100% có khỏi hay không". Nhà không có tiền, lấy đâu ra 150 triệu? Thôi thì chấp nhận cắt chân cho cháu. Nếu không cắt, nó sẽ lan lên nhanh, từ tháng 6 phát hiện đến tháng 11 cắt là sưng lên to rồi".

Thương con, chị chỉ biết động viên: "Cắt chân, con sẽ ở với mẹ lâu hơn". Vy khóc bảo: "Nếu khỏi thì con cắt".

Bán hết trâu bò, chị bàn với chồng: "Hay mình xuống Hà Nội?". Vậy là suốt một năm qua, chị rửa bát thuê, anh bốc vác đặng chăm sóc con ở bệnh viện mỗi đợt truyền hóa chất. Xong đợt truyền, chị đưa con về nhà cậy nhờ ông bà trông nom rồi lại lóc cóc xuống thủ đô làm thuê.

"Ở Viện K có quán cơm cho bệnh nhân. Giúp các chị ở đó tiền công được 100.000 đồng/ngày, mình trông con nên không hứa được là làm cả tháng, họ thương mới cho làm thôi. Đợt dịch vừa rồi phải nghỉ ở nhà trông con, ở dưới đó không có việc, mà tiền công bốc vác của chồng người ta còn chưa trả. Sắp tới lại đưa con xuống Hà Nội kiểm tra lại mà chẳng biết lấy tiền đâu" - ánh mắt người mẹ chùng xuống.

Chị Sơn kể có những ngày rửa bát thuê đến tận đêm, xong lại thức trông con truyền hóa chất đến 4h sáng, thiếu ngủ nhưng chẳng tài nào chợp mắt nổi. Một đợt cắt chân, sáu đợt truyền hóa chất, nhìn thấy con đau đớn, lòng mẹ xót xa!

Những ngày này, gia đình lại đang chạy vạy để kiếm đủ tiền xe cộ, tiền thuốc thang cho Vy. "Mong muốn nhiều lắm, mong con khỏi bệnh, chỉ muốn nhìn thấy con đi được. Giờ thấy con tập tễnh, đau lắm" - chị Hoàng Thị Sơn bộc bạch.

Trao 211 suất học bổng "Tiếp sức đến trường" khu vực Đông Nam bộ

TTO - Sáng 30-5, tại Nhà Văn hóa Thanh niên TP.HCM, báo Tuổi Trẻ và Thành đoàn TP.HCM đã trao tặng 211 suất học bổng "Tiếp sức đến trường" cho học sinh, sinh viên vượt khó của khu vực Đông Nam bộ bị ảnh hưởng bởi dịch COVID-19.

HÀ THANH - NAM TRẦN

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Doanh nhân trẻ kiến nghị chính sách để hiện thực hóa khát vọng phát triển

Sau khi nghị quyết 68-NQ/TW của Bộ Chính trị về phát triển kinh tế tư nhân được ban hành, nhiều doanh nhân trẻ kiến nghị chính sách hỗ trợ nhằm hiện thực hóa khát vọng phát triển doanh nghiệp, đất nước.

Doanh nhân trẻ kiến nghị chính sách để hiện thực hóa khát vọng phát triển

Mặc đồ yoga nấu ăn cho khách, thu nhập 70 triệu đồng một tháng

A Lục biến sở thích nấu ăn thành nghề kiếm sống, phục vụ phụ nữ trẻ thành thị bận rộn, thu nhập gần 20.000 tệ/tháng (gần 70 triệu đồng/tháng). Nhưng cô cũng vướng phải tranh cãi về cách ăn mặc.

Mặc đồ yoga nấu ăn cho khách, thu nhập 70 triệu đồng một tháng

Nam thanh niên 'trả thù tình' bằng cách trộm mũ bảo hiểm của các cặp đôi hẹn hò

Đổ vỡ trong chuyện tình cảm, nam thanh niên nảy sinh ý định 'trả thù tình' bằng cách không ai ngờ tới: trộm mũ bảo hiểm của các cặp đôi hẹn hò.

Nam thanh niên 'trả thù tình' bằng cách trộm mũ bảo hiểm của các cặp đôi hẹn hò

Chủ nhân HCV Olympic Vật lý châu Á: Nhỏ mê tìm hiểu sấm chớp mây mưa, lớn muốn làm kỹ sư AI

Nguyễn Công Vinh - Trường THPT chuyên Bắc Ninh - vừa giành huy chương vàng Olympic Vật lý châu Á lần thứ 25, chia sẻ nguyên tắc tự học.

Chủ nhân HCV Olympic Vật lý châu Á: Nhỏ mê tìm hiểu sấm chớp mây mưa, lớn muốn làm kỹ sư AI

Đưa kiểu tính KPI của doanh nghiệp vào cơ quan công quyền: Đừng máy móc

Áp KPI cho công chức sao cho hiệu quả? Làm sao để hài lòng người dân, tránh chạy theo KPI để làm việc hình thức đối phó?

Đưa kiểu tính KPI của doanh nghiệp vào cơ quan công quyền: Đừng máy móc

Chụp ảnh ở metro: Đừng chắn lối, chặn cửa tàu

Metro số 1 là không gian công cộng, nơi ai cũng có thể chụp ảnh, lưu lại khoảnh khắc đẹp, nhưng cần tuân thủ quy định.

Chụp ảnh ở metro: Đừng chắn lối, chặn cửa tàu
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar