09/03/2018 08:53 GMT+7
Trở lại chủ đề

Thầy cô giáo là nghề thanh cao, sao lại đến nông nỗi này?

PHAN TUYẾT
PHAN TUYẾT

TTO - 'Hôm nay cha mẹ bắt cô giáo quỳ, học sinh bóp cổ cô trên bục giảng… rồi tiếp theo đó ngày mai còn điều gì xảy ra nữa?'. Câu hỏi nhói lòng này được bạn đọc Phan Tuyết - cũng là một nhà giáo lâu năm gửi đến chuyên mục Bạn đọc làm báo.

Thầy cô giáo là nghề thanh cao, sao lại đến nông nỗi này? - Ảnh 1.

Dư luận chưa kịp lắng xuống vì chuyện phụ huynh bắt cô giáo phải quỳ thì mới đây một học sinh lớp 8 Trường THCS Tân Thạnh đã bóp cổ cô giáo ngay trong giờ học chỉ vì bênh một bạn nữ làm việc riêng trong giờ học khi bị cô giáo nhắc nhở.

"Giáo viên chúng tôi thấy chẳng có gì bất ngờ trước các vụ việc đau lòng vừa xảy ra trong môi trường giáo dục. Đó là hậu quả tất yếu của việc đề cao "giáo dục tự sướng" và xã hội luôn xem người học là "thượng đế" còn thầy cô như một công cụ để họ điều hành, sai khiến".

Phan Tuyết

Nói điều này ra quả là đau xót nhưng đó là sự thật đang diễn ra hằng ngày, hằng giờ trong môi trường giáo dục. Thầy cô đang bị sức ép quá lớn từ nhiều phía. Lo chất lượng học sinh, lo đối phó với các chỉ tiêu thi đua áp xuống, lo học sinh quậy phá, vô lễ, lo phụ huynh bắt ne bắt nẹt đủ điều.

Người thầy bị bủa vây bởi nhiều vòng ‘kìm kẹp" như thế nhưng lại bị tước đoạt hết tất cả quyền hành như người lính xung trận mà trong tay không một tấc sắt.

Thầy cô phải dạy như thế nào trong khi học sinh của mình toàn "cục cưng"? toàn "ông hoàng bà chúa", toàn "con cầu con khẩn"?

Trò hư giáo viên không dám nạt, trò phạm lỗi không dám phạt. Trò vô lễ, quậy phá không dám kỷ luật… Giáo viên chỉ được quyền khen học sinh, chỉ được nói lời nhẹ nhàng âu yếm.

Trong khi gia đình đẩy con vào trường là xong trách nhiệm. Mối liên hệ giữa giáo dục nhà trường với gia đình hầu như đã bị cắt đứt.

Thầy cô liên hệ gia đình khi trò học yếu "con tôi có ngu mới gửi đi học. Nếu nó học giỏi rồi thì cần gì nữa". Trò vô lễ "có thế mới nhờ nhà trường dạy. Gọi mắng vốn hoài".

Đã thế, không ít phụ huynh luôn dặn dò con cái mỗi khi đến trường "thầy cô mà đánh phải về mách mẹ nghe chưa?".

Đón con ngoài cổng hay con học về đến nhà thay vì hỏi "hôm nay con học được những gì? Hay hôm nay ở trường có gì vui không?", khá nhiều ba mẹ lại hỏi rằng "cô (thầy) hôm nay có đánh con không?".

Họ sẵn sàng nổi giận đùng đùng băm bổ lên trường để hỏi tội cái kẻ "dám cả gan động đến con ông bà". Trước hàng trăm cặp mắt của học sinh, những lời sỉ vả, chửi bới của phụ huynh cứ vang lên chát chúa.

Họ sẵn sàng vung tay vung chân, cầm cây cầm gậy quật vào người, cầm nón bảo hiểm quật vào đầu, cầm dép ném vào mặt thầy cô khi không vừa lòng.

Trẻ tới trường đã có người "chống lưng", có "tấm bình phong" bảo trợ còn biết sợ ai? Chúng cũng sẵn sàng nổi nóng, chửi bới lại thầy cô khi bị nhắc nhở, khi không vừa lòng…

Thế nhưng cô thầy chỉ cần lên tiếng răn dạy nghiêm khắc đã bị phạm vào tội "xúc phạm nhân phẩm" người học. Thầy cô chỉ cần thiếu kiềm chế một chút mà phạt vài roi vào mông hay vào tay đã bị quy kết "bạo hành thân thể".

Những người phụ huynh ấy sẽ "xù lông" như gà mẹ bảo vệ đàn con trước mối hiểm nguy. Hỏi như thế thì sao thầy cô có thể dạy được? Hỏi sao trẻ có thể nghe lời giáo viên? Hỏi sao học sinh bây giờ sao không ngoan bằng ngày trước?

Một chuyên gia giáo dục nổi tiếng của Trung Quốc đã nói: "Giáo dục có thể không áp dụng bất kỳ hình thức xử phạt nào hay sao? Chỉ dựa vào việc hô hào, cổ vũ là có thể hoàn thành giáo dục được chăng?".

Rồi ông dẫn chứng: "Nói trắng ra là các giáo viên tại Anh có quyền kỷ luật những học sinh vi phạm kỷ luật bằng hình thức đánh. Tôi cũng thường nghe người ta ca ngợi về nền giáo dục của Singapore. Nhưng dường như họ quên rằng đất nước ấy không phải vẫn thường treo một cây thước ở tường sau đấy ư? Tôi còn nghe nói, trẻ em ở đó nếu không nghe lời, theo quy định sẽ bị đánh ba thước, và chỉ được phép đánh vào lòng bàn tay chứ không được đụng đến lưng bàn tay".

Có lẽ vì thế mà nền giáo dục của Anh, của Singapore luôn nằm tốp đầu thế giới. Còn giáo dục của chúng ta ngày càng lụi tàn đến mức không thể tưởng tượng nổi. Hôm nay, cha mẹ bắt cô giáo quỳ, học sinh bóp cổ cô trên bục giảng… rồi tiếp theo đó ngày mai còn điều gì xảy ra nữa?

Bài viết thể hiện quan điểm góc nhìn riêng của tác giả. Còn bạn, bạn nghĩ gì về điều này? Hãy chia sẻ với chúng tôi qua phần BÌNH LUẬN dưới bài viết hoặc email: [email protected]. Cảm ơn bạn!

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Cải tạo đường ống nước sinh hoạt, làm nước vàng đục

Sóc Trăng đang đầu tư, cải tạo nâng công suất nhà máy nước tại khu vực thành phố nên khả năng dẫn đến tình trạng nước sinh hoạt bị vàng, một số nơi nước còn bị đục.

Cải tạo đường ống nước sinh hoạt, làm nước vàng đục

Dân ở buôn H'Mông 15 năm 'bám rừng' chờ đất sản xuất

Có đất ở từ năm 2010 nhưng đến nay, hàng trăm hộ dân tại buôn H'Mông (xã Ea Kiết, huyện Cư M'gar, tỉnh Đắk Lắk) vẫn chưa được giao đất sản xuất, buộc phải quay về "bám rừng" sống tạm bợ.

Dân ở buôn H'Mông 15 năm 'bám rừng' chờ đất sản xuất

Nhiều cơ quan ở Cần Thơ thay đổi trụ sở làm việc sau sáp nhập

Trụ sở làm việc sau sáp nhập được ưu tiên bố trí tại trung tâm quận Ninh Kiều, Bình Thủy, Cái Răng thuộc TP Cần Thơ hiện tại, thuận tiện cho người dân liên hệ làm việc.

Nhiều cơ quan ở Cần Thơ thay đổi trụ sở làm việc sau sáp nhập

Tại sao phải tăng mức phạt vi phạm giao thông đến 200 triệu đồng?

Tại sao phải tăng mức phạt vi phạm giao thông đến 200 triệu đồng là câu hỏi mà rất nhiều người dân quan tâm.

Tại sao phải tăng mức phạt vi phạm giao thông đến 200 triệu đồng?

Dừng tham quan của trường học do sắp xếp đơn vị hành chính: Không nên cứng nhắc

Trong khi nhiều trường học ở Ninh Thuận dừng thì trường học ở các địa phương khác vẫn tổ chức cho giáo viên đi tham quan, du lịch.

Dừng tham quan của trường học do sắp xếp đơn vị hành chính: Không nên cứng nhắc

Không thể chấp nhận việc xé vé máy bay của du khách, xử nghiêm để không tái diễn

Vụ nhân viên xuất nhập cảnh xé vé của du khách Đài Loan tại sân bay Phú Quốc nhận được rất nhiều phản hồi từ bạn đọc.

Không thể chấp nhận việc xé vé máy bay của du khách, xử nghiêm để không tái diễn
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar