10/08/2022 10:33 GMT+7

Thầy 'bao đồng' vì học trò nghèo

CHÍ CÔNG
CHÍ CÔNG

TTO - Đó là thầy Dương Văn Bình, giáo viên tổng phụ trách Đội Trường THCS thị trấn Kiên Lương 1, huyện Kiên Lương, tỉnh Kiên Giang. Tham gia cuộc thi hát được giải thưởng 80 triệu đồng, thầy Bình gửi luôn cho một học trò để chữa bệnh hiểm nghèo.

Thầy bao đồng vì học trò nghèo - Ảnh 1.

Thầy Bình cần mẫn đi mua, xin những đôi giày dép rồi sắp xếp gọn gàng, chờ để gửi tặng cho học sinh nghèo - Ảnh: C.CÔNG

Thầy Bình hết sức nhiệt tình với phong trào nhà trường và hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao. Việc thầy Bình làm rất ý nghĩa và đáng trân trọng. Không chỉ các em học sinh nghèo ở trường mà thầy còn mở rộng ra giúp đỡ các em học sinh nghèo trường khác có thêm điều kiện đi học, tìm kiếm tương lai.

Bà Phan Thị Hồng Thắm (hiệu trưởng Trường THCS thị trấn Kiên Lương 1)

Thầy giáo Bình còn làm nhiều việc "bao đồng" như xin giày dép mới, gạo và vận động tiền của người giàu rồi mang về giúp cho không ít học trò nghèo.

Ơn thầy

Năm 2009, thầy Dương Văn Bình về công tác ở Trường THCS thị trấn Kiên Lương 1. Và cũng kể từ đó căn phòng Đoàn - Đội của nhà trường lúc nào cũng có nhiều gạo, giày mới và những quyển tập được thầy cô gói ghém và sắp xếp gọn gàng sạch đẹp. Đây là những món quà "yêu thương" của nhà trường dành cho các em học sinh nghèo trong năm học mới.

Để hỗ trợ đúng những thứ các em cần, thời gian rảnh thầy Bình ngồi lập danh sách học sinh rồi rà xem quần, áo, tập sách... có còn thiếu hay không. Từ đó thầy gọi điện vận động nhà hảo tâm đóng góp.

Thấy Đài truyền hình HTV có chương trình "Hát cho ngày mai", thầy Bình đăng ký đi thi và được giải thưởng khoảng 80 triệu đồng. Số tiền này thầy Bình gửi lại cho Trúc Ly, một học sinh nghèo, hiếu học nhưng chẳng may bị bệnh hiểm nghèo. 

"Khi tôi đi hát cũng gặp áp lực tâm lý lắm. Đó giờ không đi hát trên một chương trình lớn như thế nhưng tôi nghĩ chỉ cần cố gắng hết sức là được. Kiếm được đồng nào thì Trúc Ly sẽ có thêm đồng đó để mua thuốc uống, chạy chữa trị bệnh tình" - ông Bình tâm sự.

Bà Nguyễn Thị Bé Ngọc, mẹ của Trúc Ly, cho biết gia đình bà thuộc diện nghèo khó. Cái nhà xập xệ, có chỗ rách bươm nay được thầy Bình vận động hỗ trợ xây cất lại nên gia đình có nơi trú mưa nắng an toàn. 

"Trúc Ly con nhà tôi bị bệnh nhiều lắm. May mắn tôi được thầy Bình gửi tiền cho trị bệnh, cất nhà rồi đến cho gạo ăn. Ly giờ phấn chấn, lạc quan có thêm động lực đến trường học. Thầy Bình tốt bụng giúp nhiều học sinh khác nữa. Giúp ai là thầy giúp hết sức mình có thể. Ơn này gia đình tôi thiệt tình nhớ mãi" - bà Ngọc nói.

Thầy bao đồng vì học trò nghèo - Ảnh 3.

Thầy Bình (bìa phải) chạy xe mang gạo đến tận nơi cho các em học sinh có điều kiện khó khăn - Ảnh: C.CÔNG

Học kỹ năng sinh tồn ngoài đảo hoang

Thầy giáo Bình còn có sáng kiến tổ chức những chương trình ngoại khóa, không chỉ giúp học sinh trang bị những kỹ năng sống cần thiết mà còn gây quỹ để giúp đỡ các em học sinh nghèo hiếu học. Mới đây nhất là lớp học kỹ năng sinh tồn trên đảo hoang diễn ra ở hòn Dừa - một trong những hòn đảo đẹp, nhỏ và vừa tầm quan sát nằm trong quần đảo Bà Lụa ở huyện Kiên Lương.

Khóa học diễn ra trong 3 ngày 2 đêm gồm các hoạt động tìm kiếm nguồn nước ngọt trên đảo, tìm kiếm thức ăn, dựng lều trại tạm trú tránh mưa nắng trên đảo... Ngoài ra các em học sinh còn được thầy cô dạy cách đào đất xây lò, đốt lửa, xử lý băng bó vết thương, đặc biệt các em sẽ biết giá trị lao động, cách phân biệt và bảo vệ mình ở trong môi trường nước.

Lớp học đợt này có 9 em tham gia với chi phí khoảng 1.250.000 đồng/em. Số tiền này ngoài lo vé tàu, thuê canô di chuyển và chi phí ăn uống cho các em, số ít còn lại thầy Bình sẽ trích ra gửi vào quỹ của nhà trường mua quần áo, tập sách, giày dép mới để tặng cho các em học sinh nghèo của trường. "Ở lớp học này em rất vui. Em không thấy mệt gì cả. Em học được rất nhiều điều bổ ích và tự tay làm đủ mọi thứ như cột dây, học bơi và nấu ăn trên đảo cùng các bạn" - em Phan Ngọc Thùy Trang (ở huyện Kiên Lương) hào hứng nói.

Nói về đồng nghiệp của mình, thầy Lâm Duy Phương, giáo viên Trường THCS thị trấn Kiên Lương 1, cho hay thầy Bình đặc biệt năng nổ và hiệu quả trong việc vận động giúp đỡ học sinh có hoàn cảnh khó khăn. "Giúp được em học sinh nào đi học là thầy Bình đều sẵn lòng. Tôi cũng theo thầy Bình giúp các em luôn. Chúng tôi sẽ cố gắng nhiều hơn để các em có thêm động lực đến trường học chữ, tìm kiếm tương lai" - ông Phương bộc bạch.

Vận động xây 3 căn nhà cho học sinh nghèo

Đến nay thầy giáo Dương Văn Bình và các thầy cô ở trường đã vận động và bỏ công cất được 3 căn cho các em học sinh nghèo hiếu học. Mỗi căn nhà trung bình có giá trị khoảng 70 triệu đồng. Để có số tiền này, ông Bình vận động nhiều nguồn, nhiều nhà hảo tâm giúp đỡ như: có người gửi ít tiền, người thì cho ít gạch, cây và phần còn lại thầy cô ở trường bỏ công ra xây dựng.

Thầy giáo bán vé số kiếm tiền giúp trò nghèo

TTO - Nhiều năm qua, thầy giáo Nguyễn Nhựt Tân (sinh năm 1982, Trường tiểu học thị trấn Phong Điền 1, huyện Phong Điền, TP Cần Thơ) ngoài giờ lên lớp lại tranh thủ đi bán vé số để có tiền giúp đỡ nhiều học sinh nghèo và bà con có hoàn cảnh khó khăn.

CHÍ CÔNG

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Tập thể trường tiểu học 'kêu cứu' vì bị buộc bồi thường, nhận lại bảo vệ cũ

Một trường tiểu học ở Kiên Giang đang kêu cứu khẩn cấp trước bản án của tòa án buộc phải nhận lại bảo vệ cũ, đồng thời bồi thường một khoản tiền lớn. Thậm chí cơ quan thi hành án cho biết sẽ cưỡng chế nếu không thực hiện.

Tập thể trường tiểu học 'kêu cứu' vì bị buộc bồi thường, nhận lại bảo vệ cũ

Không phải đại học có cấp bậc cao hơn trường đại học

Khái niệm 'đại học' và 'trường đại học' tiếp tục được nhiều lãnh đạo trường đại học đưa ra bàn luận tại hội thảo lấy ý kiến chính sách xây dựng Luật Giáo dục đại học (sửa đổi), diễn ra tại TP.HCM.

Không phải đại học có cấp bậc cao hơn trường đại học

Trẻ em và học sinh chưa có căn cước công dân, VNeID, sử dụng thẻ bảo hiểm y tế thế nào?

Trẻ em và học sinh chưa có căn cước công dân, VNeID thì sử dụng thẻ bảo hiểm y tế thế nào?

Trẻ em và học sinh chưa có căn cước công dân, VNeID, sử dụng thẻ bảo hiểm y tế thế nào?

Đạt tối thiểu 24 điểm 3 môn mới được xét tuyển ngành vi mạch bán dẫn

Theo chuẩn đầu vào ngành vi mạch bán dẫn trình độ đại học, thí sinh xét điểm thi tốt nghiệp THPT phải có môn toán đạt ít nhất 8 điểm, tổng điểm 3 môn xét tuyển tối thiểu từ 24 điểm.

Đạt tối thiểu 24 điểm 3 môn mới được xét tuyển ngành vi mạch bán dẫn

Quảng cáo lừa nâng điểm, bán 'phao thi VIP' tràn lan trên mạng

Công an tỉnh Đắk Lắk cảnh báo các chiêu trò lừa nâng điểm, bán 'phao thi VIP' tràn lan trước kỳ thi tốt nghiệp THPT 2025 để thí sinh, người nhà nhận diện, phòng tránh rủi ro.

Quảng cáo lừa nâng điểm, bán 'phao thi VIP' tràn lan trên mạng

Cô giáo mầm non đánh trẻ, Phú Quốc kỷ luật khiển trách hiệu trưởng, hiệu phó

Liên quan vụ các cô giáo đánh nhiều trẻ em ở Trường mầm non Dương Đông (TP Phú Quốc, Kiên Giang), UBND TP Phú Quốc vừa có quyết định kỷ luật khiển trách hiệu trưởng trường.

Cô giáo mầm non đánh trẻ, Phú Quốc kỷ luật khiển trách hiệu trưởng, hiệu phó
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar