15/11/2020 10:58 GMT+7

Thấu cảm của nhiếp ảnh gia Lê Hồng Linh: Nếu không phải bây giờ thì bao giờ?

MAI THỤY
MAI THỤY

TTO - Dù đã cầm máy 30 năm và gặt hái hàng loạt giải thưởng quốc tế, nay Lê Hồng Linh mới có triển lãm cá nhân đầu tiên mang tên “Thấu cảm”.

Thấu cảm của nhiếp ảnh gia Lê Hồng Linh: Nếu không phải bây giờ thì bao giờ? - Ảnh 1.

Tác phẩm được tác giả Lê Hồng Linh chú thích bằng lời thơ Nguyễn Du: “Nghĩ điều trời thẳm vực sâu/Bóng chim tăm cá biết đâu mà nhìn?”

Tuy nhiên, triển lãm được tổ chức không phải để đánh dấu sự nghiệp nhiếp ảnh đầy thành tựu của anh mà là một cuộc trưng bày vì tha nhân.

"Núi đứng/ Đất nằm/ Người ngồi yên/ thinh lặng/ Mặt trời tỉnh thức/ chiếu yêu thương". "Tận cùng của khổ đau/ là hạnh phúc/ Tận cùng của em/ là chiếc lá/ Chiếc lá vàng/ cho cuộc sống thêm xanh".

Bắt đầu giới thiệu một triển lãm ảnh bằng những câu thơ "tận cùng" e hơi ngược, nhưng đó lại là một lối dẫn vào tâm hồn đẹp của nhiếp ảnh gia Lê Hồng Linh.

Tâm hồn là loại ống kính tốt nhất mà nhà nhiếp ảnh phải gìn giữ sự trong sáng của nó.

Nhà nhiếp ảnh Lê Hồng Linh

Trao cơ hội cho trẻ em

Cách đây ít lâu, nhiếp ảnh gia Lê Hồng Linh gặp chị Nguyễn Phi Vân ở một quán cà phê. Những bức ảnh Lê Hồng Linh giữ trong máy tính đã khiến chị Phi Vân xúc động.

Một người làm kinh doanh, một người làm nghệ thuật, họ tìm thấy sự đồng điệu trong triết lý sống. Triển lãm "Thấu cảm" ra đời, trưng bày 108 bức ảnh dọc đường cuộc sống của Lê Hồng Linh với lời kêu gọi quyên góp xây dựng Thư viện ước mơ ở các tỉnh miền Trung chịu bão lũ.

Hầu hết tác phẩm ở triển lãm, nhiếp ảnh gia đều chưa từng công bố. Đã có lúc Lê Hồng Linh muốn giữ những câu chuyện, bức ảnh này cho chính mình.

Nhưng hậu quả nặng nề của những cơn bão vừa qua đã thay đổi suy nghĩ của anh. Lê Hồng Linh tâm sự lúc này đây anh muốn cho đi tất cả, là người con của mảnh đất Quảng Ngãi, anh thấu hiểu những nỗi đau khi thiên tai ập đến. "Nếu không phải bây giờ thì bao giờ?" - anh tự hỏi mình.

Những rung cảm trước cuộc đời của những con người bình dị đi vào ống kính của Lê Hồng Linh và giờ anh muốn quay lại cảm ơn họ.

"Đối với tôi, thấu cảm là một "làn hơi", là cách chúng ta tan vào nhau để tìm hiểu nhưng vẫn không gây tổn hại đến vạn vật, thiên nhiên. Tôi không nghĩ thấu cảm có thể định nghĩa được chính xác, mỗi người sẽ có cách tiếp cận khác nhau.

Triển lãm này cũng chỉ là một phần nhỏ của thấu cảm, nơi tôi có thể góp một chút sức mọn để trao cho các em những cơ hội tiếp tục nuôi dưỡng đam mê và xa hơn là phát triển tuệ giác. Đó chính là điều có thể đi theo các em suốt cuộc đời" - nhiếp ảnh gia Lê Hồng Linh chia sẻ.

Khi đứng trước thiên nhiên, Lê Hồng Linh thường chọn những góc máy xa, toàn cảnh để bao quát sự dịu vợi của trời đất, vẻ êm ái của biển khơi. Nhưng trước chân dung của những con người chân phương, góc máy cận đã cho anh khoảnh khắc được cảm nhận thăng trầm cuộc đời họ trong cuộc truy tìm hạnh phúc.

Lê Hồng Linh bị thu hút trước ánh mắt lấp lánh nắng mới của lũ trẻ, gương mặt nhăn nheo thâm trầm của người già, hai trường đoạn cuộc đời này không phải tượng trưng cho sự bắt đầu hay kết thúc như người ta vẫn thường nói mà chỉ là điểm khởi phát của điều gì đó lớn lao hơn.

Thấu cảm của nhiếp ảnh gia Lê Hồng Linh: Nếu không phải bây giờ thì bao giờ? - Ảnh 3.

Tác phẩm Bên mẹ chụp tại Quảng Ngãi - Ảnh: LÊ HỒNG LINH

Xúc động trước mối quan hệ giữa con người - thiên nhiên

Nhà báo, nhiếp ảnh gia Hồng Phương nhìn thấy trong tác phẩm của Lê Hồng Linh lượng thông tin của báo chí, chất lãng mạn của thơ ca và sự nhạy cảm, kỹ thuật của một tay máy chín nghề.

"Ảnh của Lê Hồng Linh phù hợp một cách kỳ lạ vào thời điểm khó khăn của người dân miền Trung hiện nay. Mối quan hệ giữa con người - thiên nhiên - con người đã trở thành chất xúc tác để suy nghĩ của người xem triển lãm giao thoa với nhau" - ông nhận định.

Nguyễn Như Lan - sinh viên một trường đại học ở TP.HCM - tâm sự rằng cô không ngờ một triển lãm chẳng có hình bóng gì của bão lũ lại làm cô cảm động đến vậy. Cô nghĩ đây là thời điểm để mỗi cá nhân cùng làm gì đó trước những thương tổn của đồng bào.

Những người có suy nghĩ giống Như Lan không ít, buổi khai mạc sáng 14-11 đã đón rất nhiều bạn trẻ đến tham dự. Họ muốn được thấu cảm, hiểu về thấu cảm nhưng đồng thời muốn trao đi những cảm xúc quý giá ấy cho mọi người.

Ngắm ảnh của Lê Hồng Linh, người xem có cảm giác mình đang được xoa dịu trước nụ cười. Anh viết: "Những nụ cười hồn nhiên của tuổi thơ giúp bạn tìm lại được chính mình". Lê Hồng Linh tìm thấy nụ cười trên những gương mặt nhem nhuốc vì cuộc mưu sinh.

Bức ảnh chụp đứa trẻ đang đẩy thúng chai ở xã Hòa Thắng là một tác phẩm ấn tượng của Lê Hồng Linh. Bức ảnh trắng đen này là một phiên bản đời thực cho Thần thoại Sisyphus của nhà văn Pháp Albert Camus, nơi con người ý thức được giá trị cuộc sống ngay cả khi đang trong một bi kịch phi lý.

Nhà nhiếp ảnh Hoàng Thạch Vân nhấn mạnh vào tính "cảm" của các sáng tác. Anh nhìn nhận phải là một con người trăn trở khôn cùng trước cuộc sống mới bắt được những khoảnh khắc sống động như tác giả.

"Ở chủ đề nào, Lê Hồng Linh cũng tìm được góc nhìn độc đáo, tạo nên cảm xúc cho người xem về thân phận con người. Tôi tin rằng triển lãm sẽ gây quỹ thành công không chỉ vì nghĩa cử cao đẹp của anh mà còn do nội tại tác phẩm".

Thấu cảm của nhiếp ảnh gia Lê Hồng Linh: Nếu không phải bây giờ thì bao giờ? - Ảnh 4.

Tác phẩm Phụ giúp gia đình trong ngày hè Ảnh nhiếp ảnh gia Lê Hồng Linh chụp tại Bình Thuận

Mong ước xây 10 Thư viện ước mơ

Triển lãm diễn ra tại Nhà văn hóa Thanh niên TP.HCM. 108 tác phẩm được nhiếp ảnh gia Lê Hồng Linh chia thành ảnh độc bản, ảnh bản giới hạn và bản không giới hạn số lượng. Trên trang web dành riêng cho chương trình - empathy.vn, người quan tâm có thể đấu giá ảnh để quyên góp cho trẻ em ở các tỉnh miền Trung.

Ngoài ra, chương trình còn tổ chức một buổi đấu giá trực tiếp ảnh độc bản vào tối 20-11, cũng là đêm bế mạc của triển lãm. Ngoài các tác phẩm, công chúng có thể đặt mua sách ảnh của Lê Hồng Linh tại trang web trên. Triển lãm hi vọng gây quỹ được 650 triệu đồng để xây 10 Thư viện ước mơ.

01

Nhà nhiếp ảnh Lê Hồng Linh tại buổi khai mạc triển lãm Thấu cảm - Ảnh: LÊ HỮU DŨNG

Dự án Thư viện ước mơ do chị Nguyễn Phi Vân (chủ tịch Hiệp hội Đầu tư thiên thần VN, tác giả các tập sách Quảy gánh băng đồng ra thế giới; Tôi, tương lai & thế giới...) và nhà báo Nguyễn Văn Tiến Hùng (báo Tuổi Trẻ) sáng lập từ năm 2014, đến nay đã xây dựng được 36 không gian đọc sách ở 9 tỉnh thành cho 18.000 học sinh.

Thấu cảm của nhiếp ảnh gia Lê Hồng Linh: Nếu không phải bây giờ thì bao giờ? - Ảnh 7.

Bức ảnh chụp tại Buôn Ma Thuột - Ảnh: LÊ HỒNG LINH

Thấu cảm của nhiếp ảnh gia Lê Hồng Linh: Nếu không phải bây giờ thì bao giờ? - Ảnh 8.

Bức ảnh chụp tại Đường Lâm - Ảnh: LÊ HỒNG LINH

Thấu cảm của nhiếp ảnh gia Lê Hồng Linh: Nếu không phải bây giờ thì bao giờ? - Ảnh 9.

Bức ảnh chụp tại Kon Tum - Ảnh: LÊ HỒNG LINH

Thấu cảm của nhiếp ảnh gia Lê Hồng Linh: Nếu không phải bây giờ thì bao giờ? - Ảnh 10.

Bức ảnh chụp tại Lâm Đồng - Ảnh: LÊ HỒNG LINH

Thấu cảm của nhiếp ảnh gia Lê Hồng Linh: Nếu không phải bây giờ thì bao giờ? - Ảnh 11.

Bức ảnh chụp tại Quảng Nam - Ảnh: LÊ HỒNG LINH

Thấu cảm của nhiếp ảnh gia Lê Hồng Linh: Nếu không phải bây giờ thì bao giờ? - Ảnh 12.

Bức ảnh chụp tại Quảng Ngãi - Ảnh: LÊ HỒNG LINH

Nghệ sĩ nhiếp ảnh Lê Hồng Linh nhận tước hiệu mới

TTO - Theo tin từ ông Riccardo Busi - tổng thư ký của Liên đoàn Nhiếp ảnh quốc tế (FIAP), FIAP vừa quyết định trao tước hiệu MFIAP (Master Photographer of FIAP, tạm dịch: nghệ sĩ nhiếp ảnh bậc thầy) cho nghệ sĩ nhiếp ảnh Lê Hồng Linh cùng 11 nghệ sĩ khác trên thế giới.

MAI THỤY

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Với giới làm sách, Nguyễn Nhật Ánh là 'con gà đẻ trứng vàng'

Đông đảo độc giả đã đến Đường sách TP.HCM từ sớm để chờ đợi buổi giao lưu cùng nhà văn Nguyễn Nhật Ánh về hành trình sáng tác của ông.

Với giới làm sách, Nguyễn Nhật Ánh là 'con gà đẻ trứng vàng'

Kagurabachi - hiện tượng manga thời đại mới

Kagurabachi - bộ manga của tác giả Takeru Hokazono - đã gây bão mạng xã hội ngay cả trước khi chương đầu tiên được phát hành.

Kagurabachi - hiện tượng manga thời đại mới

Tôn trí vĩnh viễn xá lợi trái tim Bồ tát Thích Quảng Đức ở tháp cao 63 mét tại Việt Nam Quốc Tự

Hàng trăm phật tử, người dân tham dự buổi lễ cung thỉnh xá lợi trái tim Bồ tát Thích Quảng Đức vào tôn trí tại tháp Đa Bảo ở Việt Nam Quốc Tự.

Tôn trí vĩnh viễn xá lợi trái tim Bồ tát Thích Quảng Đức ở tháp cao 63 mét tại Việt Nam Quốc Tự

Hậu trường tại Truyền hình Quốc phòng hôm phát trực tiếp lễ duyệt binh Ngày Chiến thắng của Nga

Một ngày sau lễ duyệt binh Ngày Chiến thắng trong chiến tranh vệ quốc vĩ đại diễn ra ở Nga ngày 9-5, dư âm vẫn còn nguyên vẹn trong lòng ông Vũ Mạnh Cường.

Hậu trường tại Truyền hình Quốc phòng hôm phát trực tiếp  lễ duyệt binh Ngày Chiến thắng của Nga

Trần Lực: Sân khấu không bao giờ chết, chỉ các nghệ sĩ chết

‘Khán giả không bao giờ quay lưng với một thứ nghệ thuật hay. Có người nói sân khấu chết rồi; tôi lại cho rằng sân khấu không bao giờ chết, mà do các nghệ sĩ chết’.

Trần Lực: Sân khấu không bao giờ chết, chỉ các nghệ sĩ chết

Lạc vào vòng xoáy vũ trụ bao la trong tranh acrylic của 'là Hương'

Trong triển lãm cá nhân đầu tiên mang tên 'là Hương 2025', họa sĩ Nguyễn Thu Hương trình bày sắp đặt hơn 150 tranh acrylic và 400 đĩa gốm, 150 bình gốm thể hiện cá tính sáng tạo, cảm xúc nghệ thuật riêng.

Lạc vào vòng xoáy vũ trụ bao la trong tranh acrylic của 'là Hương'
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar