03/06/2024 09:36 GMT+7
Trở lại chủ đề

Thảo luận sâu, vấn đề mới thông

Cuối phiên thảo luận về kinh tế - xã hội chiều 29-5, giải trình các ý kiến đại biểu, Bộ trưởng Bộ Tài chính Hồ Đức Phớc cho biết việc chưa trình tăng mức giảm trừ gia cảnh là đúng luật, nếu Thường vụ Quốc hội có chỉ đạo khác sẽ chấp hành.

Quang cảnh một kỳ họp Quốc hội - Ảnh: GIA HÂN

Quang cảnh một kỳ họp Quốc hội - Ảnh: GIA HÂN

Và dù một số đại biểu (và cả cử tri) theo dõi đồng tình hay phản đối (muốn tranh luận thêm) cũng không còn cơ hội tranh luận thêm, bởi thời lượng kỳ họp dành cho thảo luận các vấn đề kinh tế - xã hội kết thúc sau đó.

Quốc hội đã dành một ngày để đại biểu thảo luận về kinh tế - xã hội. Thời lượng vừa phải,

rất đông đại biểu muốn phát biểu (mỗi đại biểu chuyển tải nhiều nội dung) nên từng vấn đề đều được lướt qua, chủ yếu nêu hiện tượng và kiến nghị theo kiểu mong muốn, gửi gắm "cần phải có giải pháp", "đẩy mạnh", "khẩn trương"…

Trong khi điều quan trọng là số liệu lập luận làm rõ những hạn chế, vướng mắc của vấn đề (đại biểu muốn nêu) và giải pháp cụ thể giải quyết từng vấn đề lại thiếu vắng trong một phiên thảo luận.

Cũng chính vì vậy, như đại biểu Phạm Khánh Phong Lan (TP.HCM) cảm thán, bà thấy mỗi năm hai kỳ, mỗi kỳ đều có báo cáo của Chính phủ, các đại biểu cũng thảo luận nhưng "kịch bản" na ná giống nhau.

Báo cáo nêu thành tích và vướng mắc, nhiều đại biểu phát biểu nêu những điều làm được, hạn chế và kiến nghị những giải pháp chung chính. Cuối cùng vấn đề kỳ trước vẫn nằm trong báo cáo kỳ sau.

Rất nhiều vấn đề được mang ra thảo luận, mỗi đại biểu dường như nêu một vấn đề, nhưng vấn đề vẫn tồn tại dai dẳng, không được giải quyết triệt để, đến nơi đến chốn.

Khó có thể có một vấn đề được đưa ra giải quyết triệt để nếu không có những phiên thảo luận, tranh luận sâu của đại biểu Quốc hội về chỉ riêng một vấn đề đó. Đó là chưa kể có trường hợp đại biểu nêu những vấn đề "ở đâu đâu", không sát thực tế.

Trong phiên thảo luận về kinh tế - xã hội vào chiều 29-5, đại biểu Nguyễn Thị Thủy (Bắc Kạn) và đại biểu Đặng Bích Ngọc (Hòa Bình) là hai trong những đại biểu hiếm hoi nỗ lực thu thập, tổng hợp số liệu để chỉ ra những bất cập trong việc áp dụng mức giảm trừ gia cảnh tính thuế thu nhập cá nhân hiện nay.

Nỗ lực đó của hai đại biểu nhằm nêu thông điệp "nếu chờ 2 năm nữa mới thông qua quy định của luật thuế như đề xuất thì nhiều người dân phải trong cảnh thắt lưng buộc bụng nhưng vẫn thuộc diện nộp thuế thu nhập cá nhân" và "đề nghị Chính phủ cần sớm nghiên cứu, báo cáo Quốc hội sửa đổi toàn diện Luật Thuế thu nhập cá nhân theo hướng chỉ tính thuế đối với những người có thu nhập cao để phù hợp với yêu cầu, quy mô phát triển của đất nước và không ảnh hưởng đến thu nhập của người lao động có thu nhập thấp".

Vấn đề các đại biểu nêu là một trong những vấn đề lớn đang được cử tri và nhân dân quan tâm.

Các số liệu của đại biểu và kiến nghị đưa ra rất cần được xem xét kỹ lưỡng để các cơ quan Quốc hội, Chính phủ đưa ra quyết định "làm đúng luật" hay điều chỉnh để giải quyết vấn đề bức bách của người dân.

Chính thảo luận, tranh luận sâu sẽ giúp làm rõ vấn đề này. Cả bộ trưởng và đại biểu muốn chứng minh lập luận của mình đúng phải đưa ra những số liệu, luận cứ chứng minh cho từng lập luận.

Trong ba cách tranh luận (theo chứng cứ, giá trị và quyền năng), cách tranh luận mang lại hiệu quả và giá trị nhất là tranh luận theo chứng cứ.

Khi nói lên một ý kiến tranh luận, người đại biểu phải đưa ra toàn bộ dữ liệu, số liệu đầy đủ để lập luận cho luận cứ của mình.

Hai loại tranh luận kia rất khó thuyết phục, khá cảm tính và không thể tranh luận dài, đi tận cùng vấn đề. Đáng tiếc đây là hai loại tranh luận đang được nhiều đại biểu sử dụng nhiều hiện nay.

Và nếu vẫn giữ cách tổ chức dàn trải thảo luận nhiều vấn đề trong một phiên thảo luận, hay các đại biểu vẫn giữ cách tranh luận như hiện nay, khó có thể đưa ra vấn đề và giải quyết triệt để nó. Khi đó, cả trách nhiệm "thu thập và phản ánh trung thực ý kiến, kiến nghị của cử tri" cũng khó đạt hiệu quả cao.

4 bộ trưởng, trưởng ngành sẽ trả lời chất vấn những vấn đề gì?

Từ ngày 3 đến 8-6, kỳ họp 7 của Quốc hội bước vào tuần làm việc thứ 3 và cũng là tuần làm việc cuối cùng của đợt 1. Trọng tâm của tuần này là Quốc hội dành 2,5 ngày cho việc chất vấn và trả lời chất vấn với 4 nhóm vấn đề.

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Thói quen đem tiền chôn bãi rác

Quy định "người gây ô nhiễm phải trả tiền" này đã được nhiều nước áp dụng để thúc đẩy phân loại rác và phát triển kinh tế tuần hoàn. Chúng ta cũng đang thúc đẩy hướng này, nhưng...

Thói quen đem tiền chôn bãi rác

Bài toán nhà ở cho công chức chuyển địa bàn làm việc

Bộ trưởng Bộ Xây dựng vừa trình Quốc hội dự thảo nghị quyết về thí điểm cơ chế, chính sách đặc thù phát triển nhà ở xã hội.

Bài toán nhà ở cho công chức chuyển địa bàn làm việc

Ba trụ cột để kinh tế tư nhân phát triển

Chỉ hai ngày sau khi nghị quyết 68 về phát triển kinh tế tư nhân được ban hành, người giàu nhất Việt Nam đã có văn bản gửi Thủ tướng Chính phủ đề xuất đầu tư dự án đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam.

Ba trụ cột để kinh tế tư nhân phát triển

Ngăn những chuyến học tập kinh nghiệm vô bổ

Hai huyện U Minh và Phú Tân (Cà Mau) cho các đại biểu HĐND và lãnh đạo chủ chốt ban, ngành huyện đi học tập kinh nghiệm ở Côn Đảo và Phú Quốc trước ngày giải thể cấp huyện.

Ngăn những chuyến học tập kinh nghiệm vô bổ

Những bước đi nhỏ cho một nền hòa bình lớn

Lịch sử cho thấy ngừng bắn dựa trên dàn xếp của các nước lớn mà bỏ qua lợi ích của những nước nhỏ chưa bao giờ là thỏa thuận bền vững.

Những bước đi nhỏ cho một nền hòa bình lớn

Buổi bình minh của công nghiệp giải trí Việt Nam

Để có một nền công nghiệp giải trí thực sự, chúng ta cần có một chiến lược bài bản về đào tạo con người cho nền công nghiệp đặc thù này.

Buổi bình minh của công nghiệp giải trí Việt Nam
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar