27/05/2024 09:05 GMT+7
Trở lại chủ đề

Tuần này, Quốc hội thảo luận nhiều nội dung quan trọng

Trong tuần làm việc thứ hai của kỳ họp thứ 7 (từ 27 đến 31-5), Quốc hội sẽ cho ý kiến về nhiều nội dung quan trọng.

Cán bộ Bảo hiểm xã hội TP.HCM giải quyết thủ tục hành chính cho người dân - Ảnh: HỮU HẠNH

Cán bộ Bảo hiểm xã hội TP.HCM giải quyết thủ tục hành chính cho người dân - Ảnh: HỮU HẠNH

Hôm nay (27-5), theo chương trình kỳ họp, Quốc hội sẽ dành cả ngày để thảo luận về dự Luật Bảo hiểm xã hội (sửa đổi).

Đáng chú ý, tại dự luật mới nhất trình kỳ họp thứ 7 tiếp tục đưa ra hai phương án về hưởng bảo hiểm xã hội một lần.

Trong đó, phương án 1 quy định người lao động có thời gian đóng bảo hiểm xã hội trước ngày luật này có hiệu lực thi hành, sau 12 tháng không thuộc diện tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc, không tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện và có thời gian đóng bảo hiểm xã hội chưa đủ 20 năm được hưởng bảo hiểm xã hội một lần.

Còn phương án 2 quy định sau 12 tháng không thuộc diện tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc, không tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện và có thời gian đóng bảo hiểm xã hội chưa đủ 20 năm mà người lao động có yêu cầu thì được giải quyết một phần, nhưng tối đa không quá 50% tổng thời gian đã đóng vào quỹ hưu trí và tử tuất.

Thời gian đóng bảo hiểm xã hội còn lại được bảo lưu để người lao động tiếp tục tham gia và hưởng chế độ bảo hiểm xã hội.

Trao đổi với Tuổi Trẻ, các đại biểu Quốc hội đang có ý kiến khác nhau về hai phương án này. Đại biểu Nguyễn Thị Sửu (Thừa Thiên Huế) chọn phương án 1 vì sẽ giúp người lao động ổn định tâm lý, được thụ hưởng tối đa các quyền lợi dài hạn.

Còn đại biểu Nguyễn Thị Việt Nga (Hải Dương) nghiêng về phương án 2. Tuy nhiên, bà cho rằng cơ quan soạn thảo cần phải quy định chặt chẽ hơn nữa.

Theo đó, chỉ cho rút một lần với người lao động đã đóng bảo hiểm xã hội ít nhất 50% thời gian tối thiểu.

Ngoài ra, quy định chặt chẽ số tiền được rút, trong đó người lao động chỉ được rút đúng số tiền mình đóng vào. Với quy định như vậy chặt chẽ hơn và theo bà Nga, người lao động sẽ tính toán thiệt hơn để cân nhắc.

Trong khi đó, đại biểu Phạm Trọng Nghĩa (ủy viên chuyên trách Ủy ban Xã hội) cho rằng cả hai phương án được đưa ra đều không phải phương án được ông ủng hộ.

Ông cho hay để có một giải pháp tổng thể trong vấn đề này cần có điểm cân bằng. Trong đó, cần đảm bảo lợi ích của người lao động, chủ sử dụng lao động, cơ quan quản lý bảo hiểm xã hội và cuối cùng là Nhà nước...

Bên cạnh đó, dự luật đã bổ sung mức tham chiếu dự kiến thay cho mức lương cơ sở sẽ được bỏ từ 1-7 khi thực hiện cải cách tiền lương mới.

Theo đó, mức tham chiếu là mức tiền do Chính phủ quy định dùng để tính mức đóng, mức hưởng một số chế độ bảo hiểm xã hội trong luật này. Mức tham chiếu được điều chỉnh trên cơ sở mức tăng của chỉ số giá tiêu dùng, tăng trưởng kinh tế và phù hợp với khả năng của ngân sách nhà nước, quỹ bảo hiểm xã hội...

Ngoài ra, tại dự luật cũng chỉnh lý, bổ sung nhiều nội dung quan trọng khác. Phiên thảo luận sẽ được truyền hình trực tiếp trên truyền hình Quốc hội Việt Nam. Cuối phiên thảo luận cơ quan trình và cơ quan chủ trì thẩm tra phối hợp giải trình, làm rõ một số vấn đề đại biểu Quốc hội nêu.

Bàn nhiều nội dung quan trọng

Trong ngày 28-5, Quốc hội thảo luận ở hội trường về một số nội dung còn ý kiến khác nhau của dự thảo Luật Tổ chức tòa án nhân dân (sửa đổi). Chiều cùng ngày, Quốc hội chuyển sang thảo luận ở hội trường về một số nội dung còn ý kiến khác nhau của dự thảo Luật Thủ đô (sửa đổi).

Ngày 29-5, các đại biểu sẽ có phiên thảo luận kéo dài một ngày về đánh giá bổ sung kết quả thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và ngân sách nhà nước năm 2023; tình hình thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và ngân sách nhà nước những tháng đầu năm 2024.

Cùng với đó là cho ý kiến kết quả thực hiện các mục tiêu quốc gia về bình đẳng giới năm 2023 và công tác thực hành tiết kiệm, chống lãng phí năm 2023 cũng được Quốc hội thảo luận. Phiên họp này sẽ được phát thanh, truyền hình trực tiếp.

Đại biểu Quốc hội: Cần coi cán bộ né tránh, sợ trách nhiệm là tình trạng tiêu cực

Đại biểu Quốc hội Nguyễn Anh Trí cho hay có người cho rằng tình trạng né tránh, sợ sai, sợ trách nhiệm là đặc điểm nổi bật của cán bộ, công chức thời gian qua.

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

3 ngư dân tử vong do ngạt khí ngay trong hầm tàu cá

Một vụ tai nạn lao động thương tâm trên biển đã cướp đi sinh mạng của 3 ngư dân tỉnh Bến Tre, đặt ra nhiều câu hỏi về an toàn lao động trong ngành nghề đầy rủi ro này.

3 ngư dân tử vong do ngạt khí ngay trong hầm tàu cá

Ban Chỉ đạo Trung ương trực tiếp chỉ đạo xử lý vụ án, vụ việc lãng phí nghiêm trọng, phức tạp

Theo hướng dẫn, Ban Chỉ đạo Trung ương sẽ trực tiếp theo dõi, chỉ đạo xử lý các vụ án, vụ việc gây lãng phí nghiêm trọng, phức tạp, dư luận xã hội quan tâm.

Ban Chỉ đạo Trung ương trực tiếp chỉ đạo xử lý vụ án, vụ việc lãng phí nghiêm trọng, phức tạp

Đề nghị chấm dứt dự án 'cấp phép một đường, xây dựng một nẻo' tại Ninh Thuận

Được tỉnh Ninh Thuận cho đầu tư dự án khu du lịch nghỉ dưỡng Hồ Ba Bể rộng hơn 47ha nhưng Công ty Sơn Hải bỏ hoang không thực hiện.

Đề nghị chấm dứt dự án 'cấp phép một đường, xây dựng một nẻo' tại Ninh Thuận

Thêm 2 nghi phạm đầu thú về tội bảo kê mặt biển, cưỡng đoạt tài sản

Hai nghi phạm đã đầu thú hé lộ đường dây bảo kê mặt biển, cưỡng đoạt tài sản trên biển quy mô lớn. Ít nhất 31 bị can đã bị khởi tố, trong đó có 4 nghi phạm tự thú. Ai liên quan hãy liên hệ ngay để được hưởng chính sách khoan hồng.

Thêm 2 nghi phạm đầu thú về tội bảo kê mặt biển, cưỡng đoạt tài sản

Chuẩn bị, bổ sung quân số tham gia diễu binh, diễu hành dịp 80 năm Quốc khánh

Bộ Tổng tham mưu đã làm việc với các cơ quan, đơn vị về đề án tổ chức lực lượng quân đội, dân quân tự vệ tham gia diễu binh, diễu hành trong Lễ kỷ niệm 80 Cách mạng Tháng Tám thành công và Quốc khánh 2-9.

Chuẩn bị, bổ sung quân số tham gia diễu binh, diễu hành dịp 80 năm Quốc khánh

Tiêu giống khan hiếm, giá cao, xuất hiện tình trạng cắt trộm dây tiêu

Một số hộ dân tại tỉnh Đắk Lắk phản ánh bị kẻ gian cắt trộm dây tiêu trên hàng chục trụ ngay trước mùa thu hoạch, nghi để bán làm giống vì hiện đang rất khan hiếm, đắt đỏ.

Tiêu giống khan hiếm, giá cao, xuất hiện tình trạng cắt trộm dây tiêu
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar