11/01/2018 13:24 GMT+7

Thảo dược giải nhiệt ngày lễ, Tết

Nguồn: Trung tâm Truyền thông Giáo dục Sức khỏe TP. Hồ Chí Minh
Nguồn: Trung tâm Truyền thông Giáo dục Sức khỏe TP. Hồ Chí Minh

Rượu, bia luôn xuất hiện trong những dịp lễ, Tết… và cơ thể chúng ta luôn luôn bị “phát hỏa” bởi những chương trình tiệc tùng liên miên.

Thảo dược giải nhiệt ngày lễ, Tết - Ảnh 1.

Diệp hạ châu. Ảnh: agarwood.org.vn

Lúc đó, rượu-bia khiến chức năng gan bị tổn thương, chắc chắn những độc tố không được thanh lọc gây nóng trong người là điều không thể tránh khỏi làm ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe. Đồng thời, chế độ ăn nhiều thức ăn cay, nóng, chất béo, chất đạm, thực phẩm quá ngọt hoặc các chất quá nhiều năng lượng và ăn uống không điều độ trong những ngày lễ, tết sẽ càng làm cho cơ thể quá tải trong quá trình chuyển hóa, đào thải chất dẫn đến tình trạng tích nhiệt trong cơ thể chúng ta. Cần làm gì để cải thiện "cơ thể quá tải"?

Theo kinh nghiệm dân gian, từ rất lâu có nhiều cây thuốc nam giúp cơ thể giải nhiệt, giải độc bảo vệ gan, làm mát gan, hỗ trợ cơ thể rất tốt, mang lại hiệu quả nhanh chóng giúp chúng ta không lo bị nóng trong người. Đó là những vị thuốc sau:

Diệp hạ châu: Dân gian thường gọi là cây chó đẻ răng cưa, là cây thuốc nam có vị ngọt hơi đắng, tính mát, thường dùng giúp tiêu độc, lợi tiểu, thanh nhiệt, sát trùng, sáng mắt và hạ nhiệt… Thường dùng cả cây để phơi khô rồi sắc lấy nước uống chữa bệnh viêm gan do dùng rượu bia nhiều, viêm gan do virus, viêm túi mật nóng gan, bảo vệ gan hiệu quả … Nếu thường xuyên sử dụng rượu bia, thấy cơ thể nóng, khó chịu hãy dùng cây thuốc này trong vài ngày sẽ thấy công dụng.

Mã đề: Còn gọi là mã đề thảo, xa tiền thảo, xa tiền tử là vị thuốc có tính mát, vị ngọt, không độc có tác dụng làm mát cơ thể, làm tăng lượng nước tiểu góp phần đào thải chất độc, giúp đẩy lùi lượng nhiệt dư thừa ra khỏi cơ thể. Nếu dùng làm thuốc thông tiểu, giải độc thì lấy 10g xa tiền tử (hạt mã đề), 2g cam thảo, 600ml nước  đem sắc và nấu sôi trong 30 phút chia 3 lần uống trong ngày. Ngoài ra, mã đề còn có tác dụng giải độc nên có thể chữa các bệnh lý mụn nhọt, bệnh về gan mật, bệnh lâu ngày, viêm amiđan, đau mắt đỏ, viêm bàng quang rất hay.

Rễ cỏ tranh: Còn gọi là bạch mao căn. Theo đông y, rễ cỏ tranh có màu trắng hoặc vàng nhạt, vị ngọt, tính mát, có công năng thanh nhiệt (làm mát), thông lợi tiểu tiện và tẩy độc cho cơ thể. Những người uống rượu bia nhiều hoặc hay chức năng của gan kém có thể dùng các bài thuốc từ rễ cỏ tranh để thanh lọc, giải độc, làm mát gan. Có thể dùng rễ cỏ tranh để nấu nước uống như sau: Lấy 200g rễ cỏ tranh tươi sắc với 700ml nước, đun sôi thì hạ nhỏ lửa đun tiếp 7-10 phút, lọc lấy nước, uống thay trà, dùng trong ngày. Uống liên tiếp 10-15 ngày. Bạn có thể nghỉ một thời gian rồi uống lặp lại 10-15 ngày nữa. Hay dùng bài "chè lợi tiểu": Bạch mao căn 30g, râu ngô 40g, xa tiền tử 25g, hoa cúc 5g, tất cả trộn đều. Mỗi lần lấy 50g hãm với 0,75ml nước sôi, uống trong ngày, dùng trong 10 ngày.

Atisô: Atisô có vị hơi đắng, tính mát, hương thơm nhẹ, người ta thường dùng thân và lá để làm thuốc, được nghiên cứu là có công dụng phục hồi chức năng của gan, lợi tiểu, giảm mỡ máu, tăng bài tiết dịch mật giúp hệ tiêu hóa hoạt động tốt hơn… Vì vậy, đây là một trong những cây thuốc nam chữa nóng trong người, thích hợp với những người do uống nhiều rượu bia, ăn nhiều thức ăn cay, nóng, chất béo, chất đạm, thực phẩm quá ngọt… Đặc biệt, đây cũng là vị thuốc kết hợp thành bài thuốc chữa bệnh viêm gan, xơ gan và các bệnh gan hiệu quả. Hơn nữa người ta có thể dùng đế hoa và lá bắc của atiso như là một loại thực phẩm được dùng trong nấu ăn với các món canh, món hầm ngon ngọt, giúp bồi bổ sức khỏe và mát cho gan.

Ngoài ra, trong Đông y còn có những bài thuốc nam kinh điển có thể giúp cơ thể vượt qua được ảnh hưởng của rượu bia, thức ăn cay nóng mà các vị thuốc lại dễ tìm, điển hình là bài thuốc "toa căn bản". Toa căn bản gồm có: Cỏ mực, rễ tranh, rau má, lá muồng trâu, cỏ mần trầu, gừng, cam thảo nam, ké đầu ngựa, củ sả, trần bì, tất cả cho vào nồi to cho vào khoảng 3 lít nước sạch, đung sôi trong 30 – 45 phút còn 2 lít, để nguội cho vào chai hoặc bình uống dần trong ngày. Bài thuốc này có tác dụng  mát gan, thanh lọc cơ thể, lợi tiểu tiện, kích thích giúp tiêu hóa các thức ăn nhiều đạm, dầu mỡ, bột.

Các loại thảo dược quen thuộc này dùng rất phổ biến, giúp giải nhiệt vào những ngày lễ, Tết cũng như chữa các bệnh về gan khác rất hiệu quả. Vui Xuân, các bạn cũng đừng quên bảo vệ cho cơ thể chúng ta bằng việc thực hiện một lối sống khoa học, không uống nhiều bia rượu, hút thuốc lá, hạn chế thức ăn quá nhiều chất cay, nóng thay vào đó là một chế độ ăn uống lành mạnh, uống nhiều nước là tốt nhất.

Nguồn: Trung tâm Truyền thông Giáo dục Sức khỏe TP. Hồ Chí Minh

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Kính mát có thể gây ung thư?

Một tài khoản mạng xã hội có hơn 700.000 lượt theo dõi loan truyền kính mát gây ung thư, khiến dư luận mạng xôn xao.

Kính mát có thể gây ung thư?

Long Châu hợp tác với OMRON mang thiết bị đo huyết áp tích hợp điện tâm đồ (ECG) đến người dùng Việt

Với tầm nhìn chung trong việc đưa các thiết bị y tế thế hệ mới, dễ sử dụng và tích hợp công nghệ thông minh đến gần hơn với cộng đồng, Long Châu đã hợp tác cùng OMRON – thương hiệu uy tín trong lĩnh vực giải pháp theo dõi sức khỏe tại nhà

Long Châu hợp tác với OMRON mang thiết bị đo huyết áp tích hợp điện tâm đồ (ECG) đến người dùng Việt

Làm rõ tin đồn COVID-19 do Big Pharma tạo ra và mọi thứ tệ hơn do vắc xin

Thông tin lan truyền trên mạng cáo buộc dịch COVID-19 là do các hãng dược lớn tạo ra và vắc xin khiến tình hình tệ hơn. Sự thật là gì?

Làm rõ tin đồn COVID-19 do Big Pharma tạo ra và mọi thứ tệ hơn do vắc xin

Sau bê bối tiêu cực trong giám định tâm thần: Bộ Y tế siết chặt quản lý thế nào?

Sau những lùm xùm liên quan đến tiêu cực trong công tác giám định tâm thần thời gian qua, Bộ Y tế vừa ban hành thông tư mới quy định tiêu chuẩn bổ nhiệm các chức danh này, bổ sung thêm tiêu chuẩn về đạo đức, nhận thức chính trị.

Sau bê bối tiêu cực trong giám định tâm thần: Bộ Y tế siết chặt quản lý thế nào?

Thực phẩm chức năng lập lờ công dụng: Bộ Y tế sẽ kiểm soát chất lượng từ phòng thí nghiệm

Bộ Y tế đang lấy ý kiến dự thảo nghị định sửa đổi, thay thế nghị định 15 về quản lý an toàn thực phẩm, với hàng loạt quy định mới nhằm bịt kín kẽ hở trong quản lý thực phẩm chức năng và thực phẩm bổ sung.

Thực phẩm chức năng lập lờ công dụng: Bộ Y tế sẽ kiểm soát chất lượng từ phòng thí nghiệm

Khám bảo hiểm y tế sau sáp nhập thế nào?

Không còn xã, cũng chẳng còn huyện hay tỉnh như thông tin đã ghi trên thẻ bảo hiểm y tế (BHYT) nhiều người dân băn khoăn liệu có thể khám chữa bệnh BHYT hay phải đổi lại thẻ BHYT?

Khám bảo hiểm y tế sau sáp nhập thế nào?
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar