04/04/2024 11:39 GMT+7
Trở lại chủ đề

Thanh tra Bộ Giáo dục và Đào tạo: Nhiều trường đại học vi phạm khi tự chủ mở ngành

Thanh tra Bộ Giáo dục và Đào tạo chỉ ra hàng loạt thiếu sót, vi phạm của các trường đại học khi tự chủ mở ngành.

Học sinh tìm hiểu thông tin tuyển sinh năm 2024 tại gian tư vấn của Trường đại học Hoa Sen - Ảnh: N.T.

Học sinh tìm hiểu thông tin tuyển sinh năm 2024 tại gian tư vấn của Trường đại học Hoa Sen - Ảnh: N.T.

Thanh tra Bộ Giáo dục và Đào tạo vừa có kết luận thanh tra các trường đại học về tự chủ mở ngành đào tạo. 

Giảng viên cơ hữu không đảm bảo, mở ngành trái quy định, khảo sát nhu cầu xã hội chưa đầy đủ dẫn đến trường không tuyển sinh được, phải đóng ngành.

Chưa đảm bảo điều kiện mở ngành

Với Trường đại học Hoa Sen, Thanh tra Bộ Giáo dục và Đào tạo kết luận tại thời điểm mở ngành, 12 ngành trình độ đại học trường tự chủ mở có giảng viên chủ trì, tổ chức thực hiện chương trình đào tạo không có ngành phù hợp với ngành dự kiến mở.

Trường đại học Thủ Dầu Một (Bình Dương) cũng có các vi phạm tương tự về tự chủ mở ngành. Có 11 ngành trường dừng tuyển sinh từ năm 2022 và 2 ngành dừng tuyển sinh từ năm 2023. 

Trong đó có ngành khi thực hiện mở, trường đã khảo sát nhu cầu xã hội không đầy đủ, dẫn đến không tuyển sinh được hoặc tuyển sinh với số lượng rất thấp kể từ khi mở ngành.

Tại thời điểm mở ngành, 7/16 ngành trình độ đại học trường tự chủ mở có giảng viên chủ trì, tổ chức thực hiện chương trình đào tạo không có ngành phù hợp với ngành dự kiến mở.

Trường đại học quốc tế Hồng Bàng tại thời điểm mở ngành, 7/9 ngành trình độ đại học trường tự chủ mở có giảng viên chủ trì, tổ chức thực hiện chương trình đào tạo không có ngành phù hợp với ngành dự kiến mở.

Trong khi đó, Thanh tra bộ cho rằng Trường đại học Khoa học xã hội và Nhân văn (Đại học Quốc gia TP.HCM) tự chủ mở ngành khi chưa đủ điều kiện tự chủ là chưa đúng quy định. 

Thanh tra bộ quy trách nhiệm các vi phạm này cho ban giám hiệu trường và Đại học Quốc gia TP.HCM.

Trong đó, đến ngày 9-9-2022, trong khi trường chưa đủ điều kiện tự chủ theo quy định của Luật Giáo dục đại học, trên cơ sở văn bản của Đại học Quốc gia TP.HCM giao, trường ban hành quyết định mở ngành đối với từng ngành cụ thể. 

Hiệu trưởng ký ban hành quyết định mở ba ngành trình độ đại học, hai ngành trình độ thạc sĩ và một ngành trình độ tiến sĩ sử dụng dấu của trường là chưa đúng quy định.

Thời điểm trường ban hành quyết định mở ngành Hàn Quốc học trình độ thạc sĩ, ngành Hàn Quốc học trình độ đại học của trường chưa được công nhận đạt chuẩn kiểm định.

Đại học Quốc gia TP.HCM vi phạm luật khi có quyết định giao các trường thành viên mở ngành khi chưa đủ điều kiện tự chủ.

Học viện Nông nghiệp mở ngành luật có đủ đội ngũ giảng viên cơ hữu, nhưng chưa đảm bảo có tối thiểu ba tiến sĩ với ngành học thuộc lĩnh vực pháp luật.

Khảo sát một đằng, thực tế một nẻo

Trong hai năm 2022 và 2023, Trường đại học Thủ Dầu Một tạm dừng tuyển sinh hơn chục ngành - Ảnh: N.T.

Trong hai năm 2022 và 2023, Trường đại học Thủ Dầu Một tạm dừng tuyển sinh hơn chục ngành - Ảnh: N.T.

Ngoài các thiếu sót, vi phạm về pháp lý, đội ngũ giảng viên khi các trường tự chủ mở ngành, Thanh tra bộ còn chỉ ra khảo sát nhu cầu nhân lực của ngành khi trường mở ngành chưa thực hiện đầy đủ. 

Điều này dẫn đến việc trường mở ngành nhưng phải dừng tuyển sinh, trường không tuyển sinh được hoặc tuyển sinh với số lượng rất thấp kể từ khi mở ngành.

Trong đó, Trường đại học Hoa Sen không tổ chức tuyển sinh hoặc không tuyển sinh được 6 ngành từ năm 2021 - 2022, ngành Nhật Bản học từ năm học 2022 - 2023 và tạm dừng tuyển sinh 4 ngành.

Nguyên nhân của tình trạng này, theo Thanh tra bộ, là có ngành khi thực hiện mở, trường đã thực hiện khảo sát nhu cầu xã hội không đầy đủ, dẫn đến không tuyển sinh được hoặc tuyển sinh với số lượng rất thấp kể từ khi mở ngành.

Chỉ tính riêng năm 2023, trường đại học này báo cáo bộ đề nghị tạm dừng tuyển sinh các ngành: phim, Hoa Kỳ học, bất động sản, bảo hiểm, Nhật Bản học và luật quốc tế.

Trong đó ngành luật quốc tế được Trường đại học Hoa Sen mở năm 2021 nhưng đến tháng 2-2023 đã có công văn gửi Bộ Giáo dục và Đào tạo tạm dừng tuyển sinh.

Trong đề án mở ngành luật quốc tế năm 2021, trường này tổ chức khảo sát nhiều đối tượng khác nhau, tổ chức các hội thảo. Kết quả của các khảo sát và hội thảo này là nhu cầu người học và nhu cầu nhân lực rất cao. Việc mở ngành luật quốc tế là cần thiết vì đây là nhu cầu thật của thị trường lao động.

Trường đại học quốc tế Hồng Bàng cũng tạm dừng tuyển sinh 7 ngành vì lý do tương tự. Trường có văn bản báo cáo Bộ Giáo dục và Đào tạo dừng tuyển sinh các ngành: giáo dục thể chất, thiết kế thời trang, quản lý công nghiệp, kỹ thuật xây dựng, Trung Quốc học, Hàn Quốc học, Nhật Bản học.

Cũng vì lý do khảo sát nhu cầu xã hội khi mở ngành không đầy đủ mà chỉ trong hai năm 2022 và 2023, Trường đại học Thủ Dầu Một tạm dừng tuyển sinh đến 13 ngành. Trong đó năm 2022 tạm dừng tuyển sinh 11 ngành: lịch sử, văn học, văn hóa học, toán kinh tế, chính trị học, địa lý học, quốc tế học, sinh học ứng dụng, vật lý học, đảm bảo chất lượng và an toàn thực phẩm, quản lý đô thị. Hai ngành tạm dừng tuyển sinh năm 2023 là quản lý văn hóa, quản lý công.

Trong số 13 ngành dừng tuyển sinh, có 4 ngành không còn sinh viên theo học. 

Điều đáng nói là nhiều ngành tạm dừng tuyển sinh chỉ mới được mở trong các năm 2020-2022. Trong đó ngành quản lý công mở năm 2022. Trong hồ sơ mở ngành năm 2022, trường khảo sát 46 công ty về nhu cầu tuyển dụng trong 4 năm tới và khẳng định có nhu cầu tuyển dụng. 

Ở một luận điểm khác, trường cho rằng nhân lực thuộc lĩnh vực quản lý công đang thiếu tại địa bàn tỉnh Bình Dương. Trong hồ sơ mở ngành không thấy khảo sát nhu cầu học ngành quản lý công dành cho đối tượng là học sinh. 

Kiến nghị Bộ Giáo dục và Đào tạo sửa quy định

Bên cạnh các thiếu sót, sai phạm của các trường, Thanh tra bộ cũng có một số kiến nghị Bộ Giáo dục và Đào tạo sửa các quy định hiện hành.

Chẳng hạn làm rõ các quy định tại thông tư 17/2021 và 02/2022 về đội ngũ giảng viên cơ hữu khi mở ngành. Sữa đổi, bổ sung thông tư 02/2022 theo hướng quy định rõ việc xác định ngành của giảng viên cơ hữu chủ trì tổ chức thực hiện chương trình đào tạo.

Hướng dẫn các trường xử lý theo quy định đối với các ngành không tổ chức tuyển sinh, không tuyển sinh được hoặc tạm dừng tuyển sinh

Năm 2024, nhiều trường kinh tế mở ngành công nghệ, trường kỹ thuật tuyển sinh ngành xã hội

Xu hướng mở ngành mới năm nay chứng kiến sự tham gia mạnh mẽ của nhiều trường đại học khối kinh tế, khi tuyển sinh các ngành kỹ thuật công nghệ, đào tạo kỹ sư.


Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

10.000 học sinh cuối cấp trung học cơ sở tham gia ngày hội tìm hiểu ngành nghề

Sáng 11-5, khoảng 10.000 học sinh, sinh viên ở Hà Nội đã tham dự Ngày hội gắn kết giáo dục nghề nghiệp thủ đô với thị trường lao động.

10.000 học sinh cuối cấp trung học cơ sở tham gia ngày hội tìm hiểu ngành nghề

Vòng chung kết giải Lê Quý Đôn: Học sinh làm 'người lính trẻ'

680 học sinh THCS vào vòng chung kết giải Lê Quý Đôn tranh tài trong vai trò của những người lính trong Chiến dịch Hồ Chí Minh.

Vòng chung kết giải Lê Quý Đôn: Học sinh làm 'người lính trẻ'

Khuyến khích nghệ sĩ, nghệ nhân, vận động viên tổ chức hoạt động hè cho trẻ em, học sinh

Trong công điện của Thủ tướng Chính phủ vừa ban hành có nội dung chỉ đạo về việc nghỉ hè, hoạt động hè năm 2025 của trẻ em, học sinh.

Khuyến khích nghệ sĩ, nghệ nhân, vận động viên tổ chức hoạt động hè cho trẻ em, học sinh

Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn báo cáo Quốc hội về sách giáo khoa, dạy thêm, học thêm

Trong báo cáo gửi Quốc hội, Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn thông tin nội dung liên quan quản lý dạy thêm, học thêm, sách giáo khoa.

Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn báo cáo Quốc hội về sách giáo khoa, dạy thêm, học thêm

Học sinh Việt Nam 'gặt' vàng tại Olympic vật lý châu Á

Đội tuyển học sinh Việt Nam dự Olympic vật lý châu Á năm 2025 giành 3 huy chương vàng, 3 huy chương bạc và 2 huy chương đồng.

Học sinh Việt Nam 'gặt' vàng tại Olympic vật lý châu Á

Học 2 buổi/ngày không thu phí: Cơ hội thay đổi, khắc phục bất cập

Việc thực hiện dạy học 2 buổi/ngày không thu phí của người học như tinh thần chỉ đạo của Tổng Bí thư Tô Lâm sẽ phải bắt đầu lộ trình thế nào và thay đổi gì so với cách làm hiện thời?

Học 2 buổi/ngày không thu phí: Cơ hội thay đổi, khắc phục bất cập
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar